1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo
+ Tiếng Việt: Việt Nam học
+ Tiếng Anh: Vietnamese studies
+ Tiếng Việt: Việt Nam học
+ Tiếng Anh: Vietnamese studies
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Việt Nam học
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Vietnamese studies
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Hiện nay, đào tạo và nghiên cứu Việt Nam học đã trở thành một nhu cầu cấp thiết. Đào tạo thạc sĩ ngành/chuyên ngành Việt Nam học nhằm đào tạo ra các chuyên gia có kiến thức cơ bản, hiện đại, có khả năng làm việc trong môi trường liên ngành; có phương pháp chuyên sâu và kỹ năng nghiên cứu liên ngành, đa ngành; bước đầu có năng lực nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu độc lập, có khả năng và hoạt động tốt trong các lĩnh vực thuộc Việt Nam học; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ trong nước mà còn góp phần đào tạo các chuyên gia Việt Nam học của nhiều quốc gia trên thế giới phục vụ chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1 Về kiến thức
Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, nhằm trang bị và hướng dẫn người học bổ sung, cập nhật hệ thống kiến thức nâng cao và chuyên sâu ở bậc thạc sĩ về chuyên ngành Việt Nam học.
- Cung cấp kiến thức chuyên sâu về Việt Nam học (bao gồm: Lịch sử, Văn hóa Việt Nam, Xã hội, Tôn giáo, Thể chế chính trị Việt Nam, Văn học Nghệ thuật, Việt ngữ học và tiếng Việt…), nâng cao khả năng vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn đất nước và con người Việt Nam.
2.2.2 Về kĩ năng
Trên cơ sở định hướng nghiên cứu, chương trình đào tạo cũng chú ý đến mục tiêu trang bị và hướng dẫn người học nâng cao các kĩ năng hoạt động nghề nghiệp và kĩ năng bổ trợ.
- Kĩ năng nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề đặt ra trong ngành Việt Nam học như phát hiện ra các đặc trưng, tính cách Việt trong mỗi vùng, miền, ở từng không gian văn hóa - xã hội cụ thể từ truyền thống đến hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay.
- Kĩ năng tham mưu, hoạch định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá trong các lĩnh vực công tác liên quan đến ngành Việt Nam học như về văn hóa, phát triển xã hội, khai thác tiềm năng phát triển đầu tư - du lịch, các cơ sở giáo dục đại học – cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các sở, ban, ngành từ trung ương đến địa phương, làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.
2.2.3 Về phẩm chất đạo đức
Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy các phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội, bao gồm: trung thực, nghiêm túc, tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân, cầu thị và có ý thức vươn lên, có trách nhiệm trong công việc, chủ động, độc lập và sáng tạo, có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật và biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi mới, tiến bộ; luôn suy nghĩ và hành động hướng tới mục tiêu nghiên cứu các đặc trưng của Việt Nam và gìn giữ, phát huy những đặc trưng đó.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Môn thi tuyển sinh:
* Môn thi Cơ bản: Triết học
* Môn thi Cơ sở: Cơ sở Văn hóa Việt Nam
* Môn thi Ngoại ngữ: Chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
3.2. Đối tượng tuyển sinh:
Thí sinh là người Việt Nam dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ Việt Nam học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành Việt Nam học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui ngành gần với ngành Việt Nam học, đã học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học;
- Có đủ sức khỏe để học tập;
- Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Thí sinh là người nước ngoài được xét tuyển theo quy định của ĐHQGHN.
3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần:
- Ngành phù hợp gồm: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, ngành Tiếng Việt tại các Trường Đại học ở nước ngoài;
- Ngành gần gồm các ngành: Lịch sử, Ngôn ngữ học, Văn học, Triết học, Báo chí, Nhân học, Quốc tế học, Luật học, Quản lý xã hội, Chính trị học, Hán Nôm, Xã hội học, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành,Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Địa lý học, Khoa học môi trường, Kinh tế học, các ngành thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài (mã số 5222202).
3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
STT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
HIS 1053 |
Lịch sử văn minh thế giới |
03 |
2 |
HIS 1056 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
03 |
3 |
VLC 1155 |
Nhập môn Việt Nam học |
03 |
4 |
HIS 1100 |
Lịch sử Việt Nam đại cương |
03 |
5 |
LIN 1100 |
Việt ngữ học đại cương |
02 |
6 |
LIT 1101 |
Văn học Việt Nam đại cương |
03 |
7 |
VLC 2007 |
Các dân tộc Việt Nam |
03 |
8 |
EVS1001 |
Môi trường và phát triển |
02 |
9 |
VLC3054 |
Địa lý Việt Nam |
02 |
10 |
INE1014 |
Kinh tế học đại cương |
02 |
TỔNG CỘNG |
26 |
Tác giả bài viết: ussh
Những tin mới hơn