Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


Tóm tắt luận án NCS: Đinh Hữu Công

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Những thập kỷ gần đây, những khó khăn, hạn chế, thậm chí sự thất bại của các mô hình nhà nước tập trung, quan liêu bao cấp (ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), của nhà nước theo trường phái Tân Tự do (ở các nước tư bản chủ nghĩa), của nhà nước phúc lợi (ở các nước theo mô hình dân chủ xã hội); sự “lên ngôi” của các nhà nước ở Đông Á, v.v. đặt ra yêu cầu nghiên cứu về mô hình nhà nước, đặc biệt là vai trò của nhà nước đối với sự phát triển xã hội (với nghĩa rộng), nhất là phát triển xã hội (với nghĩa rộng) theo hướng phát triển bền vững (PTBV). Do vậy, một trong những trọng tâm của các nghiên cứu về nhà nước trên thế giới hiện nay là: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đối với PTBV và Nhà nước nên làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Hay nhà nước kiến tạo phát triển (NNKTPT), NNKTPT bền vững là gì?

Ở Việt Nam, sau gần 35 năm đổi mới đã có những bước chuyển quan trọng từ nhà nước tập trung, quan liêu bao cấp sang nhà nước pháp quyền, từng bước thích ứng, đáp ứng yêu cầu phát triển nền KTTT định hướng XHCN và hiện nay là kiến tạo phát triển kinh tế và xã hội. Kết quả, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc Nhà nước làm thế nào để vừa tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng XHCN và khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường; vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, vừa bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng con người mới XHCN, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; bảo vệ môi trường; v.v. đã đặt ra yêu cầu tìm kiếm, lựa chọn và xây dựng Nhà nước theo phương thức mới.

Trong bối cảnh đó và từ nghiên cứu từ nước ngoài của Vũ Minh Khương trong Bài “Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển” (Tuanvietnam.net, 5/2009); ý kiến khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chính phủ kiến tạo là chính phủ chủ động thiết kế chính sách luật để đất nước phát triển” thì từ đây thuật ngữ “NNKTPT” được chú ý hơn ở Việt Nam.

Từ ý tưởng trên, trong mấy năm trở lại đây vấn đề NNKTPT, xây dựng và thực hiện NNKTPT đất nước đã và đang thu hút sự quan tâm của cả giới nghiên cứu và giới hoạt động thực tiễn ở Việt Nam ở các ngành khoa học khác nhau (triết học; xã hội học; kinh tế học; chính trị học, v.v.) nhằm làm rõ nội dung chủ yếu là: NNKTPT là gì? bối cảnh và thời gian ra đời? Nội dung, hình thức và phương thức thúc đẩy sự phát triển xã hội của NNKTPT là gì? Nhà nước làm như thế nào để phát huy vai trò chủ động của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển và nhất là thúc đẩy sự phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường?

Nếu vấn đề NNKTPT đã và đang được nghiên cứu và bước đầu thực hiện ở Việt Nam, thì vấn đề NNKTPTBV càng trở nên mới mẻ và phức tạp hơn. Nếu NNKTPT, như các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra, ít nhiều đã có thực tiễn và kinh nghiệm từ nhiều nước và đã được các giới nghiên cứu tổng kết, thì NNKTPTBV là gì; phải chăng chỉ là sự bổ sung về đối tượng của sự tác động (PTBV) của NNKTPT hay NNKTPTBV có nội hàm riêng? và ở Việt Nam có NNKTPTBV không; NNKTPTBV ở Việt Nam tác động đến sự phát triển đất nước Việt Nam trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế như thế nào; Nhà nước ở Việt Nam (ở cả Trung ương, địa phương và cơ sở) hiện nay cần có những cải cách nào để trở thành NNKTPTBV; v.v. vẫn còn là khoảng trống cần nghiên cứu. 

Tỉnh Hà Tĩnh (trường hợp nghiên cứu), cũng chịu ảnh hưởng của tình trạng trên. Tuy nhiên, thực tế tỉnh còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược, dự báo, quy hoạch, hoạch định chính sách, tạo lập môi trường phát triển kinh tế - xã hội; nguồn nhân lực; thu hút đầu tư; năng lực cạnh tranh; việc làm bền vững; an sinh xã hội; mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường... Làm thế nào để phát huy thành tựu, khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả NNKTPTBV trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, v.v; gợi mở cho các địa phương hay cả nước là vấn đề cơ bản, bức thiết (lý luận, thực tiễn) rất cần được nghiên cứu, làm rõ.

Nội dung cần tập trung nghiên cứu ở đây là vai trò (sự tác động) của Nhà nước đối với sự PTBV ở Việt Nam, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh; các nội dung về NNKTPT, PTBV, do đã được nhiều công trình nghiên cứu nên chỉ được triển khai nghiên cứu ở mức độ cần thiết, để tập trung nhiều hơn vào giải quyết sự tác động (thông qua việc giải quyết mối quan hệ) giữa NNKTPT đối với PTBV ở Việt Nam. Hơn nữa, cho đến nay từ góc độ chính trị học vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và trực tiếp vấn đề NNKTPTBV, trong đó có vấn đề vai trò của NNKTPTBV (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tĩnh).

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Việt Nam - nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tĩnh”, làm Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước; thực trạng thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước ở trường hợp nghiên cứu tỉnh Hà Tĩnh; luận án nêu lên những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Một là, tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần nghiên cứu về vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước nói chung và ở Việt Nam (trong đó có tỉnh Hà Tĩnh) nói riêng. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về PTBV, NNKTPT, NNKTPTBV và vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ba là, khảo sát, phân tích vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước từ thực tế tỉnh Hà Tĩnh và những gợi mở với cả nước từ địa phương này. Bốn là, nêu những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đặc trưng và nội dung của nhà nước kiến tạo phát triển bền vững vấn đề thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Việt Nam.

3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản (chức năng, nhiệm vụ, phương thức) của NNKTPTBV và việc thực hiện vai trò này của nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Về không gian: Địa bàn nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Hà Tĩnh.

Thời gian: Thời gian từ đầu 2010 (khi vấn đề NNKT được nêu ra) đến nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển xã hội; Lý luận hiện đại về NNKTPT; Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công cuộc đổi mới,...

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cho việc tiếp cận nghiên cứu và xây dựng các lập luận chính của toàn bộ luận án (từ khái quát lý luận, thực tiễn đến xác định giải pháp) về vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước và việc thực hiện vai trò này của nhà nước ở Việt Nam.

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, kết hợp lịch sử và lô-gíc, so sánh cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước và việc thực hiện vai trò này của nhà nước ở Việt Nam. Phân tích, làm rõ thực trạng của tỉnh Hà Tĩnh và gợi mở với nhiều tỉnh, địa phương trong cả nước.

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp lịch sử và lô-gíc, ý kiến chuyên gia cho việc xác định các giải pháp về việc thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

5. Đóng góp khoa học của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần: Một là, i) Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan về NNKT, PTBV và vai trò kiến tạo PTBV của NNKT; ii) góp phần phát triển một hướng nghiên cứu mới trong khoa học chính trị nói chung, chính trị học nói riêng về  NNKTPTBV hay là vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước hiện nay và trong tương lai; iii) theo đó, nhà nước không chỉ kiến tạo sự phát triển xã hội (với nghĩa rộng), nhất là phát triển kinh tế như những nghiên cứu cho đến nay, mà còn kiến tạo sự PTBV (vấn đề còn mới mẻ và khó khăn hơn); iv) ở bình diện lý luận, luận án tập trung làm rõ các phương thức (kênh) tác động của nhà nước và tiêu chí đánh giá sự tác động ấy vào sự phát triển xã hội để tạo ra được sự PTBV ở Việt Nam; v) do vậy, làm rõ những đăc trưng cơ bản (thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động) của NNKTPTBV nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hai là, i) Căn cứ vào các cơ sở lý luận, các tiêu chí đánh giá đã được xác lập ở phần lý thuyết, luận án đánh giá thực trạng (kết quả, hạn chế và vấn đề đặt ra) trong việc thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của chính quyền ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (với tính cách là trường hợp nghiên cứu); ii) Từ thực tế của Hà Tĩnh để tìm ra những liên hệ, gợi mở đối với Việt Nam (đối với cả nước); iii) Những liên hệ, gợi mở này được triển khai theo lô-gíc của những thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức, rào cản và hướng tháo gỡ để hình thành NNKTPTBV ở Việt Nam. Ba là, i) Xác định những giải pháp (về nhận thức, thể chế và nguồn lực) nhằm thực hiện có hiệu quả vai trò kiến tạo PTBV của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và những năm tới; ii) Những giải pháp này thể hiện không chỉ những biện pháp trước mắt, mà còn thể hiện quan điểm, tầm nhìn kết hợp lý thuyết và hiện thực, lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện một trong những nhiệm vụ lâu dài, cơ bản về xây dựng NNKTPTBV ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển lý luận về NNKTPT và NNKTPTBV từ góc độ của khoa học chính trị, nhất là chính trị học ở Việt Nam hiện nay; có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập liên quan đến NNKTPT và NNKTPTBV,... trong các cơ sở nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về NNKTPTBV ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình của tác giả có liên quan, luận án được kết cấu gồm 4 chương 10 tiết.

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Công trình nghiên cứu về nhà nước kiến tạo phát triển

1.1.1. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiến tạo phát triển và NNKTPT đã có nhiều nghiên cứu của các cá nhân và tập thể tác giả dưới dạng bài viết, sách, tạp chí đề cập tới. Khởi đầu, tiêu biểu là: Cuốn sách MITI and the Japanese Miracle; The Growth of Industrial Policy 1925-1975, (1982), Stanford, CA: Stanford University Press của tác giả Ch.Johnson; trong sách “The Developmental State” của tác giả Woo-Cumings Meredith, Nhà xuất bản (Nxb.) Đại học Cornell, 1999 có bài “The Developmental State: Odyssey of Conceft”, (1999), của tác giả Ch.Johnson; cuốn sách “The Developmental State in History and in the Twentieth Century, (2003) của tác giả A. K. Bagchi, Nxb. Regency Publications, New Delhi; sách “The Developmental State in Africa - Problems and Prosspect”, (2010) của tác giả P.Meyns và Ch.Musamba (eds.), Institute for Development and Peace, INEF‐Report 101/2010, Nxb. Duisburg: INEF; bài“How to “do” a developmental state: Political, Organizational, and Human Resource Requirements for the Developmental State” của tác giả H.J.Chang, được O. Edigheji công bố trong sách “Constructing a Democratic Developmental State in South Africa - Potentials and Challenges”, (2010), Human Science Research Council Press, Cape Town, 2010; các báo cáo“Democratization in a Developmental State: The Case of Ethiopia-Issuaes, Challenges, and Prospects” của UNDP và báo cáo “Economic Report on Africa (2011): Governing Development in Africa- the Role of the State in Economic Tranformation” của Hội đồng kinh tế Châu phi thuộc Liên hợp quốc và Liên minh Châu Phi; bài “Bringing Politics Back in:Towards a Model of the developmental state” của tác giả Adrian Leftwich đăng trên The Journal of Development Studies; sách “Embedded Autonomy, State and industrial transformation”, của tác giả P.Evans, Nxb. Princeton University Press; v.v.

Ngoài ra, có các công trình: “Late Marketisation versus Late Industrialisation in East Asia”, (2005), của tác giả Lee K. et al., Asian Pacific Economic Literature, 19(1), 42-59, 2005; “Towards a Democratic Developmental State”, (2006), của tác giả G.White IDS Bulletin, 37(4), 60-70, 2006; “Democracy and State Capcity: Exploring a J-Shaped Relationship, Governance” (2008) của các tác giả H.Back và A.Hadenius, An International Journal of Policy, Administration and Institutions, 21(1), 1-24, 2008; “Embedded Autonomy, State and industrial transformation”(1995), của tác giả P.Avans, Princeton University Press, 1995; sách “The Origin of Power, Prosperity, and Poverty: Why Nations Fails”, (2012), của các tác giả D.Acemoglu và J.Robinson, Nxb. Randon House; sách “Breaking the Mould. An Institutionalist Political Economy Alternative to the Neoliberal Theory of the Market and the State”, (2002a), Cambridge Journal of Economics, 26 và “Kicking Away the Ladder. Development Strategy in Historical Perspective”, (2002b) London: Anthem Books của cùng tác giả Ha‐Joon Chang; sách “How to ‘do’ a developmental state: Political, Organizational, and Human Resource Requirements  for the Developmental State”, (2010), trong O.Edigheji (ed.), Constructing a Democratic Developmental State in South Africa - Potentials and Challenges (Human Science Research Council Press, Cape Town, 2010, của tác giả Chang, Ha‐Joon; sách “Embedded Autonomy: States and Industrial Transformation”, (1995), của tác giả Evans, Peter B. (1995), Princeton: Princeton University Press; “States of Discord”, (2002) của tác giả TH.Friedman, March/April; sách “Political Institutions and Economic Performance: The Government-Business Relations in Japan, South Korea, and Taiwan”, (1985) của tác giả Ch.Johnson trong Asian Economic Development: Present and Future, eds. Robert Scalapino, Seizaburo Sato, and Jusuf Wanandi (Berkeley: University of California Press, 1985; bài “The Nonsocialist NICs: East Asia”, 1986 của tác giả Ch.Johnson trong International Organization , Số 40:2; “The Logic of the Developmental State”, 1991, của tác giả Z.Onis,  Comparative Politics. 24. no.1; “Late industrialisers, late democratisers: developmental states in the Asia-Pacific”, (1996), của tác giả M.Thompson, Third World Quarterly, 17(4); v.v. ở những mức độ khác nhau đề cập đến vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với phát triển, gợi mở cho ngiên cứu về NNKTPT.

1.1.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước

Đề cập và tiếp cận trên nhiều góc độ những vấn đề lý luận về kiến tạo phát triển ở Việt Nam cũng đã có các tác giả, điển hình như: Các bài “Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển” (2009) trên http://www.tuanvietnam.net của tác giả Vũ Minh Khương; “Bàn thêm về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển (2009), của tác giả Phạm Hưng Hùng đăng trên http://www.tuanvietnam.net; “Nhà nước kiến tạo phát triển - khái niệm và thực tế” (2016), của các tác giả Ngô Huy Đức và Nguyễn Thị Thanh Dung, Tạp chí Lý luận chính trị số 11/2016); “Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển: Kinh nghiệm quốc tế và Singapore - Những kiến nghị đối với Việt Nam” (2016), của tác giả Vũ Minh Khương trên http://www.tapchicongsan.org.vn, 2016; “Nhà nước kiến tạo (2016), bài của tác giả Lê Minh Quân, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2016; Sách:“Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển” (2017), sách do các tác giả Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh (đồng chủ biên), Nxb. Tri thức; “Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn Việt Nam (2017), Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh; “Giải mã Chính phủ kiến tạo của Thủ tướng Phúc” (2017), của tác giả Phạm Quý Thọ, Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam trên https://www.bbc.com/vietnamese; Bài: “Xây dựng chính phủ kiến tạo - Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam” (2017), của tác giả Lê Quốc Lý, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4/2017; “Nhà nước kiến tạo phát triển - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2017), của tác giả Đinh Văn Thụy, trên http://lyluanchinhtri.vn, 2017; Các bài về NNKTPT (2017), của nhóm tác giả Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Minh Phong, Hoàng Gia Minh và Hồ Quang Phương, Báo Quân đội nhân dân, http://www.qdnd.vn, 2017; “Nhà nước kiến tạo phát triển, lý luận trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam” (2017), sách do các tác giả Trịnh Quốc Toản, Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Nxb. Lý luận Chính trị xuất bản, 2017; “Nhà nước kiến tạo phát triển và xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam” của các tác giả Đinh Ngọc Thắng, Nguyễn Văn Quân, Tạp chí Kiểm sát (số 6 tháng 3/2017); v.v.

1.2. Công trình nghiên cứu về phát triển bền vững và nhà nước kiến tạo phát triển bền vững

2.1.1. Công trình nghiên cứu về phát triển bền vững

a. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài: Đề cập đến quan điểm, khái niệm, những nội dung, chiến lược về phát triển bền vững có nhiều công trình, báo cáo, bài viết, điển hình là: Báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (WCED) năm 1987; các cuốn sách:  “An Introduction to Sustainable Development” (2007), của tác giả Peter P.Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd; “Understanding Sustainable Development” (2008) của John Blewitt; “The Principles of Sustainability” (2008), của Simon Dresner, “Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?” (2008), của tác giả Simon Bell và Stephen Morse, v.v

 b. Công trình nghiên cứu ở trong nước: Dự án VIE/01/021Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 quốc gia Việt Nam (2001) - do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, địa phương, sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) và Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA); cuốn sách “Về các xu hướng chính trị trến thế giới biện nay” (2006), tái bản năm 2014, của tác giả Lê Minh Quân, Nxb. Chính trị quốc gia; các bài: “Phát triển bền vững - chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI” (2008), của tác giả Trương Quang Học, trong Kỷ yếu khoa học của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia, Hà Nội; “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động” (2009), Đề tài cấp Bộ do Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững chủ trì, tác giả Hà Huy Thành chủ nhiệm; “Chính trị và Phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (2009), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế của Học viện Báo chí - Tuyên truyền và Văn phòng Viện Friedrich Ebert (CHLB Đức), trong đó vai trò của nhà nước đối với PTBV như chuyên đề “Vai trò của nhà nước và các đảng phái chính trị đối với sự PTBV” của tác giả Th.Meyer; cuốn “Hòa bình, Hợp tác và Phát triển - Xu thế lớn trên thế giới hiện nay” (2010) của cùng tác giả Lê Minh Quân, Nxb. Chính trị quốc gia; các bài: “Về kinh tế xanh ở Việt Nam” (2015), của tác giả Nguyễn Văn Hậu, Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2015; “Việt Nam 2035: hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”  (2016), sách do Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam ấn hành.

2.1.2. Công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong kiến tạo phát triển bền vững

a. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài: Các sách tham khảo có giá trị nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong kiến tạo phát triển bền vững, trước hết phải nói đến cuốnNhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi (1997), sách tham khảo, của Ngân hàng thế giới, do Ch.Adrian biên tập, Nxb. Chính trị quốc gia; “Globalisation, Economic Development and the Role of the State” (2003), sách của tác giả H.J.Chang, Nxb. Zed Books, London; “Hồi ký Lý Quang Diệu”, Tập 1 (2005), “Câu chuyện Singapore”, Nxb. Thế giới và Tập 2 (2017) “Từ thế giới thứ ba vươn lên thế giới thứ nhất”, Nxb. Chính trị quốc gia; “Quốc gia khởi nghiệp, câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel” (2017), sách của các tác giả D.Senor và S.Singer, Nxb. Thế giới, (Trí Vương dịch); các bài: “Good governance in sustainable development: the impact of institutions (1998), của các tác giả K.C.Roy và C.A.Tisdell, Viewpoint - International Journal of Social Economics, 25(6/7/8); “Phát triển kinh tế và vai trò của chính sách công nghiệp ở Nhật Bản”“Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường tại Nhật Bản” của các tác giả K.Kazumasa và Y.Hisashi, trong sách “Kinh nghiệm chính sách Nhật Bản (2016), do Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) xuất bản.

b. Công trình nghiên cứu ở trong nước: Các luận án, bài viết, gồm: “Vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (2010), luận án tiến sĩ luật học của tác giả Võ Hải Long; “Vai trò của nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội”, (2011), Luận án tiến sĩ chính trị học của tác giả Võ Thị Hoa; “Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam” (2014), Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Thị Khương; Bài “Những thay đổi về chức năng của nhà nước hiện đại” (2011), của tác giả Lê Minh Quân, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6/2011; Đề tài cấp Nhà nước, do Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì:“Vai trò của Nhà nước với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới” (2017); Bài “Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển - nhân tố trung tâm trong xây dựng và thực thi thể chế phát triển đất nước” (2018), của tác giả Nguyễn Kế Tuấn - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trên http://hdll.vn, phát hành 13/10/2018; Bài “Nhà nước phục vụ và kiến tạo phát triển trên cơ sở cách tiếp cận dựa trên quyền con người ở Việt Nam Hiện nay”, của tác giả Thành Lê; Bài Hoàn thiện thể chế kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, của tác giả Trần Nguyễn Tuyên và các bài của các tác giả Nguyễn Đình Cung, Võ Đại Lược, Trần Đình Thiên, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, v.v.

Ngoài ra có “Thông điệp của Thủ tướng, 2014” về đặc tính tiền phong của mô hình NNKTPT, bao gồm: i) chuyển từ chức năng kiểm soát sang quản trị và kiến tạo; ii) nhà nước sẽ mạnh khi mỗi người dân cảm thấy đây là thiết chế đại diện cho mình; và ii) quản trị rủi ro (hơn là giải quyết sự việc khi đã rồi).

1.3. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

1.3.1. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thứ nhất, các kết quả nghiên cứu về NNKTPT: Trên thế giới đã có từ một vài thập kỷ trở lại đây, các nghiên cứu về NNKTPT ở nước ngoài được đặt ra bởi các nhà nghiên cứu người Mỹ khi xem xét trường hợp thần kỳ của kinh tế Nhật Bản, sau đó là nhiều nhà nghiên cứu khác nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong sự vươn lên thần kỳ của các quốc gia Đông Á và sau này là một số nước Châu Âu và Châu Phi. Các nghiên cứu này tập trung sâu hơn vào các vấn đề: i) khái niệm; ii) nguồn gốc; iii) đặc điểm, mô hình; iv) vai trò; v) phương thức hoạt động, v.v. của NNKTPT trong mối quan hệ với kinh tế hay là vai trò của nhà nước (ở các trường hợp nghiên cứu) trong việc kiến tạo phát triển kinh tế. Các nghiên cứu này chưa có yêu cầu và điều kiện tập trung vào nghiên cứu sâu vấn đề NNKTPT đối với sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và gần đây là vấn đề PTBV.

Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng và thực hiện NNKTPT thu hút sự chú ý của dư luận xã hội, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, thể hiện sự lan tỏa của thông điệp mà giới lãnh đạo chính trị nêu ra. Theo đó, các nghiên cứu về NNKTPT mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam từ những năm 2010 trở lại đây, trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Trong đó tập trung vào các vấn đề: i) Tìm kiếm và xây dựng khuôn khổ lý thuyết chung về NNKTPT - từ nguồn gốc, khái niệm, bản chất, đặc điểm, phân loại đến đặc điểm, cách thức và môi trường bảo đảm thực hiện thành công NNKTPT nói chung. ii) Phân tích kinh nghiệm của các quốc gia từng xây dựng NNKTPT thành công, trên cơ sở đó rút ra những giá trị tham chiếu cho quá trình xây dựng thực tế NNKTPT ở Việt Nam. iii) Đánh giá mức độ thích hợp của Việt Nam với mô hình NNKTPT trên nhiều góc độ chính trị, luật pháp, văn hóa, hành chính, quản trị, v.v. hiện nay. iv) Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện thành công mô hình NNKTPT ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam.

Với các cách tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã luận giải nhiều vấn đề về nguồn gốc, khái niệm, nội dung và bản chất của NNKTPT, kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới về NNKTPT, với những nhận định, gợi ý cho việc xây dựng NNKTPT ở Việt Nam hiện nay. Giới nghiên cứu ở Việt Nam chấp nhận những lý thuyết đã được nghiên cứu này và hầu như ít có những bổ sung khác biệt với các lý thuyết đã được tổng kết. Nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu liên quan đến định hướng vận dụng những ưu việt của mô hình NNKTPT phù hợp với điều kiện của nước ta là tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay, gợi ý về xây dựng NNKTPT, áp dụng mô hình quản trị nhà nước này đối với Việt Nam hiện nay. Các kết quả nghiên cứu nói trên là nguồn tư liệu phong phú, có giá trị tham khảo (về góc độ tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kết quả đạt được) có thể tiếp thu, kế thừa nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu luận án này.

Thứ hai, các kết quả nghiên cứu về PTBV và NNKTPT bền vững: Về PTBV, đã có nhiều công trình (đề tài, hội thảo, tọa đàm khoa học, sách, bài báo khoa học, thậm chí là giáo khoa, giáo trình, v.v.), với các cách tiếp cận khác nhau, đã đưa ra quan niệm, nhận thức chung, tương đối thống nhất về nội hàm của khái niệm PTBV, lý giải sự cần thiết phải nhận thức sâu sắc và thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về PTBV. Các công trình đã chỉ ra được một số kết quả, hạn chế và vấn đề đặt ra về việc triển khai thực hiện chủ trương và sự thể chế hóa bằng các quy định pháp luật về PTBV ở một số ngành, lĩnh vực, địa phương hay vai trò của nhà nước đối với PTBV ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến PTBV, nhân tố nhà nước mới được đề cập ở mức độ rất hạn chế và không trực tiếp. Về mối quan hệ giữa nhà nước với PTBV, đã có một số công trình đề cập nhưng chưa trực tiếp và cụ thể. Đó là do cho đến nay bản thân các vấn đề PTBV, NNKTPT đều phức tạp và mới mẻ về lý luận và thực tiễn, chứa đựng cả thời cơ và thách thức đối với Việt Nam.

Về NNKTPT bền vững nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hầu hết các công trình đều phân tích, làm rõ các mô hình NNKTPT trên thế giới với điều kiện, đặc thù của các nước và trong những giai đoạn lịch sử trước đây - thời kỳ tập trung cho phát triển (tăng trưởng) kinh tế, chưa có yêu cầu và điều kiện của NNKTPT các lĩnh vực khác của xã hội và nhất là PTBV như hiện nay, do vậy chưa đi sâu nghiên cứu về xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển bền vững nói chung và ở Việt Nam nói riêng như hiện nay. Các công trình đã có mới chỉ đề cập một cách gián tiếp hoặc trong từng nhóm nội dung riêng về mối quan hệ giữa NNKTPT với từng lĩnh vực phát triển ở Việt Nam, nhất là nhóm nội dung về kinh tế và môi trường; có một số gợi ý về xây dựng NNKTPT đất nước theo hướng PTBV, trong đó có việc nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế hoặc về định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, v.v. nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và trực tiếp về NNKTPT bền vững hay là vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Một là, trên cơ sở chọn lọc, tiếp thu những kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về lý luận và thực tiễn NNKTPT, tiếp tục xác định rõ (để khẳng định) nội hàm của khái niệm có tính công cụ về NNKTPT, PTBV để làm rõ nội hàm của khái niệm NNKTPTBV hay vai trò kiến tạo PTBV của NNKTPT. Hai là, trên cơ sở chọn lọc, tiếp thu kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về các nội dung và phương thức (kênh) tác động của NNKTPT và tiêu chí đánh giá sự tác động ấy vào phát triển kinh tế - xã hội, làm rõ các nội dung và phương thức (kênh) tác động của nhà nước và tiêu chí đánh giá sự tác động ấy vào sự phát triển xã hội để tạo ra được sự PTBV ở Việt Nam. Ba là, chọn lọc, tiếp thu những ưu việt của mô hình NNKTPT trên thế giới để làm cơ sở xây dựng mô hình NNKTPT đặc thù ở Việt Nam, làm rõ những đặc trưng cơ bản (thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động) của NNKTPTBV nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bốn là, căn cứ vào các cơ sở lý luận, các tiêu chí đánh giá đã được xác lập ở phần lý thuyết để đánh giá thực trạng (kết quả, hạn chế và vấn đề đặt ra) trong việc thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của chính quyền ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay (với tính cách là trường hợp nghiên cứu); từ thực tế của tỉnh Hà Tĩnh để tìm ra những liên hệ, gợi mở về thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức, rào cản và hướng tháo gỡ đối với Việt Nam (đối với cả nước) trong việc thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước ở Việt Nam. Năm là, xác định những giải pháp (thể hiện không chỉ những biện pháp trước mắt, mà còn thể hiện quan điểm, tầm nhìn kết hợp lý thuyết và hiện thực, lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện một trong những nhiệm vụ lâu dài, cơ bản) nhằm thực hiện có hiệu quả vai trò kiến tạo PTBV của Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế hiện nay và những năm tới.

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ VAI TRÒ KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NHÀ NƯỚC

2.1. Lý luận về nhà nước kiến tạo phát triển và phát triển bền vững  

2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển

2.1.1.1. Khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển   

Thuật ngữ NNKTPT (developmental state) lần đầu được Ch.Johnson đề cập trong tác phẩm (MITT and the Japanese Miracle,1982) sau khi nghiên cứu mô hình chính phủ mà Nhật Bản áp dụng trong giai đoạn 1925 - 1975. Mục đích ban đầu được Ch.Jonhson sử dụng ý tưởng về NNKTPT là nhằm “vượt qua sự tương phản giữa nền kinh tế Hoa Kỳ (điển hình của mô hình kinh tế tư bản thị trường tự do) và Liên Xô (điển hình của mô hình kinh tế kế hoạch tập trung)”.

Khái niệm NNKT của Ch.Johnson (1982) trở thành nền tảng cho hướng tiếp cận và nghiên cứu cho đến hiện nay. Nhiều tác giả đã luận rõ và bổ sung thêm một số điểm về đặc trưng, và cả phê phán ở một số điểm của mô hình. Ở Việt Nam, những năm gần đây đã có nhiều bài viết về mô hình NNKTPT như ở Nhật bản (1925 - 1975) và cả trong bối cảnh mới. Nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy, khái niệm NNKTPT chỉ một mô hình quản trị chứ không phải là một kiểu nhà nước (là sự dung hợp những ưu điểm của nhà nước điều chỉnh và nhà nước chỉ huy; nó khác với nhà nước điều chỉnh ở phương thức điều hành và khác với nhà nước chỉ huy ở đối tượng dẫn dắt).

Theo tác giả luận án này, có thể hiểu một cách khái quát nhất: NNKTPT là nhà nước có tầm nhìn chiến lược, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiệu quả và nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng xác định thực hiện các mục tiêu phát triển (nhất là phát triển kinh tế) một cách hiệu quả trên cơ sở thích ứng với thị trường.

2.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của nhà nước kiến tạo phát triển

Nhà nước kiến tạo phát triển như mô hình Nhật Bản, theo Ch.Johnson, có các đặc điểm chính là “có đội ngũ công chức nhà nước tài năng, quy mô nhỏ nhưng hiệu quả cao; có nền hành chính được trao quyền năng đầy đủ để đưa ra những sáng kiến và vận hành hiệu quả, giúp giới tinh hoa chính trị và đội ngũ công chức tài năng thực hiện được ý chí và mục tiêu phát triển; có một tổ chức (cơ quan) với vai trò dẫn dắt, định hướng phát triển kinh tế trong dài hạn (MITI); có các thiết chế tài chính và các hướng dẫn hành chính để can thiệp, dẫn dắt thích ứng tốt nhất vào thị trường. Các nội dung và đặc điểm của mô hình NNKTPT Nhật Bản sau này được bổ sung bởi A.Leftwith, Linda Weiss, UNDP,... và Ngô Huy Đức, Nguyễn Thị Thanh Dung, Trịnh Quốc Toản, Vũ Công Giao, Nguyễn Sỹ Dũng, Lê Minh Quân, Đinh Văn Thụy,... cùng nhiều tác giả khác v.v. Theo một số tác giả, những điểm cần bổ sung về mặt lý thuyết, do mô hình NNKTPT cổ điển còn dừng lại ở mức độ khái quát nhất định/mức thấp, do vậy cần có tính khái quát cao hơn và có tính hệ thống khi xây dựng NNKTPT trong bối cảnh mới. Theo đó, trước hết cần bảo đảm tư tưởng chủ đạo nhất quán về chủ trương phát triển với quyết tâm chính trị của hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao trong xã hội; cần bảo đảm có tính kế thừa trong các thế hệ tương lai về tính nhất quán chủ trương.

Từ nghiên cứu các công trình, bài viết của tác giả đi trươc, tác giả luận án này có sự khái quát về mô hình NNKTPT (trong bối cảnh mới) có những đặc trưng như: Thứ nhất, về mục tiêu, NNKTPT chủ yếu là nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế cao và kéo dài. Thứ hai, về chức năng, nhiệm vụ, NNKTPT xác định tầm nhìn, định hướng phát triển, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển, chủ động định hướng, can thiệp nhưng tôn trọng thị trường, có ý chí chính trị và tầm nhìn phát triển nhất quán, xuyên suốt; quản trị xã hội hiệu quả, công bằng, thích ứng nhanh với biến đổi. Thứ ba, về tổ chức bộ máy, NNKTPT có bộ máy hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, đủ thẩm quyền, có mối quan hệ mật thiết với khu vực tư, không bị thao túng bởi lợi ích nhóm, có đội ngũ công chức đạo đức, tài năng, chuyên nghiệp, mẫn cán; có sự đồng thuận của người dân; có cơ quan chuyên trách về phát triển. Thứ tư, về môi trường, yêu cầu và điều kiện, NNKTPT cần có giới tinh hoa chính trị tài năng, xã hội dân sự yếu, chính quyền mạnh, yêu cầu tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế.

2.1.2. Khái niệm và nội dung cơ bản của phát triển bền vững

2.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững

Trong một vài thập kỷ trở lại đây, PTBV là khái niệm chỉ xu hướng phát triển toàn diện của xã hội (với nghĩa rộng). Khái niệm PTBV thu hút sự chú ý từ Hội thảo của Liên hợp quốc về chủ đề “Con người môi trường” tại Stockholm, Thụy Điển năm 1972. Đến nay, có nhiều khái niệm về PTBV, như ở Báo cáo “Tương lai của chúng ta”, năm 1987, của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc: “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Nhưng ở một góc độ sâu hơn tại các Hội nghị Thượng đỉnh thế giới: Hội nghị năm 1992, PTBV còn được hiểu là “Sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ”; Hội nghị năm 2002, PTBV là “bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội; bền vững về môi trường, bảo đảm sự phát triển không phải chỉ cho thế hệ hiện tại mà cả các thế hệ con người trong tương lai”,... Các khái niệm này có nội dung tương đối thống nhất, phải chăng khác nhau chỉ là sự bổ sung, hoàn thiện cho một chủ đề và định hướng phát triển có tính chất toàn cầu.

2.1.2.2. Nội dung cơ bản của phát triển bền vững         

Nội dung của PTBV rất rộng, không chỉ đề cập đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đặc biệt là phát triển con người cho thế hệ hôm nay và mai sau, mà còn là sự “hòa giải” giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. PTBV bao hàm phát triển kinh tế thân thiện với môi trường; gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa; khai thức và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mội trường và đa dạng sinh học.

Việt Nam, đã tiếp nhận, triển khai thực hiện nhanh và nhất quán định hướng XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Về phát triển kinh tế, đó là đường lối, chính sách phát triển nền KTTT định hướng XHCN; về xã hội, đó là những chính sách an sinh xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa theo định hướng XHCN; về môi trường, đó là chính sách khai thác, tái tạo, bảo vệ môi trường sinh thái. Với định hướng, triển khai chiến lược PTBV trên đây, vấn đề tạo dựng các tiền đề nhằm thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước ở Việt Nam đang là chủ đề thu hút sự chú ý lớn của xã hội hiện nay.

2.2. Vai trò của nhà nước kiến tạo phát triển trong phát triển bền vững

2.2.1. Định nghĩa và đặc trưng cơ bản của nhà nước kiến tạo phát triển trong phát triển bền vững

2.2.1.1. Định nghĩa nhà nước kiến tạo phát triển trong phát triển bền vững

Khi xu thế PTBV trở thành tất yếu khách quan toàn cầu từ những thập niên gần đây, có thể nói quan niệm “truyền thống” về NNKTPT không còn hoàn toàn phù hợp nữa. Bởi NNKTPT “truyền thống” chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế, tạo ra tăng trưởng kinh tế cao mà chưa giải quyết thỏa đáng các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, v.v. theo hướng PTBV. Vì vậy, NNKTPT hiện nay không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà còn chú trọng đến giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường hay là NNKTPTBV.

Mô hình NNKTPT trong PTBV hiện nay cần được bổ sung những nội dung mới ở góc độ mục tiêu hay ý thức hướng tới sự phát triển (phần mềm của NNKTPT) và cấu trúc thể chế hay cơ cấu bộ máy, nhất là bộ máy hành chính để hiện thực hóa các chính sách của nhà nước, với những thể chế về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động theo nguyên tắc và tiêu chuẩn (phần cứng của NNKTPT) để có thể hỗ trợ các quá trình PTBV.

Từ khái niệm NNKTPT như trên đã nêu, theo tác giả luận án này, có thể hiểu một cách khái quát nhất: NNKTPT trong PTBV là nhà nước có tầm nhìn chiến lược, tổ chức bộ máy hiệu quả và nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng xác định và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả trên cơ sở thích ứng với thị trường và các biến đổi.

2.2.1.2. Những đặc trưng cơ bản (trong mục tiêu; chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy...) của nhà nước kiến tạo trong phát triển bền vững

Thứ nhất, về mục tiêu của NNKTPT trong PTBV: i) Kiến tạo sự phát triển trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách bền vững, từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội môi trường và đặc biệt là phát triển con người. ii) Trong các nội dung kiến tạo phát triển, nội dung quan trọng hàng đầu vẫn là phát triển nền KTTT, nhưng là nền kinh tế thị trường PTBV nên không để xảy ra những thoái bộ về xã hội và môi trường. Hơn nữa, phát triển xã hội, văn hóa, con người và bảo vệ môi trường còn trở thành những nội dung quan trọng, cấu thành đối tượng tác động của nhà nước. Thứ hai, về chức năng, nhiệm vụ của NNKTPT trong PTBV: i) Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước là xác định tầm nhìn chiến lược (xây dựng và thực hiện được chiến lược, tạo dựng môi trường và điều kiện cho phát triển xã hội), dự báo, chia sẻ và hướng dẫn trong phát triển, tiết kiệm và mang tinh thần kinh doanh trong quản lý phát triển, v.v.). ii) Xác định và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả trên cơ sở thích ứng với cơ chế thị trường. iii) Nhà nước không làm thay người dân, doanh nghiệp và xã hội, không trực tiếp tạo ra tăng trưởng kinh tế mà chỉ đóng vai trò là đối tác, là chất xúc tác trong sự theo đuổi và thúc đẩy các hoạt động theo mục tiêu chung một cách liên tục, hiệu quả thông qua chất lượng thể chế, hệ thống luật pháp, chính sách và hiệu lực, hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách. iv) Nhà nước là chủ thể chính trong việc kiến tạo phát triển không chỉ kinh tế, tạo ra tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, thân thiện với môi trường mà còn tạo ra và bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa, khai thức và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mội trường, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển con người cho thế hệ hôm nay và mai sau. v) Nhà nước xây dựng và vận hành các thể chế chính sách định hướng, hỗ trợ phát triển, phát huy mọi cơ hội, sáng kiến và nguồn lực, nuôi dưỡng mọi động lực phát triển xã hội, nhất là kinh tế vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và cuộc sống của mọi người dân. Thứ ba, về tổ chức bộ máy của của NNKTPT trong PTBV: Nhà nước và nhất là chính phủ có tổ chức bộ máy bộ máy tinh gọn, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả thích ứng với yêu cầu phát triển,...; có đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là công chức hành chính có tính độc lập tương đối, chuyên nghiệp, có chất lượng cao, tận tâm tận lực và mẫn cán trong thực thi công vụ; trọng dụng nhân tài, nhất là nhân tài trong huy động mọi nguồn lực cho phát triển hay đó là nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; Người đứng đầu đảng cầm quyền, chính phủ, v.v. là những người tiêu biểu về phẩm chất và năng lực, có uy tín, được lựa chọn, bầu lên một cách dân chủ, chứ không phải là những nhà độc đoán, độc tài (quyết định vấn đề thiếu luận cứ khoa học). Thứ tư, về môi trường, yêu cầu và điều kiện của NNKTPT trong PTBV: i) NNKTPT trong PTBV tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường và điều kiện của nền KTTT hiện đại, nền dân chủ, nhà nước pháp quyền và xã hội công dân với trình độ dân trí ngày càng phát triển, giới lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn xa trông rộng, có năng lực và có cam kết lớn. ii) NNKTPT trong PTBV tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường và điều kiện của sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, toàn cầu hóa và kinh tế trị thức. iii) NNKTPT trong PTBV tồn tại và phát huy tác dụng lâu dài trong điều kiện hòa bình, ổn định. iv) NNKTPT trong PTBV tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường và điều kiện của chính PTBV - từ phát triển kinh tế đến văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và đặc biệt là phát triển con người.

Ở Việt Nam, từ Đại hội VI của Đảng, chúng ta đã từng bước từ bỏ mô hình nhà nước kế hoạch hóa tập trung và xây dựng mô hình nhà nước theo hướng nâng cao năng lực kiến tạo phát triển: Tạo lập nền KTTT định hướng XHCN, đề ra chính sách CNH, HĐH đất nước. NNKTPT trong PTBV, ngoài những đặc điểm trên, còn là: i) Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; ii) do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; iii) quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; iv) NNKT phát triển đất nước theo định hướng XHCN/hướng PTBV.

2.2.2. Vai trò của nhà nước kiến tạo phát triển trong phát triển bền vững

2.2.2.1. Hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững về kinh tế. Thứ nhất, Kiên định con đường đi lên CNXH trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường; sàng lọc, tiếp ứng ưu việt của mô hình phát triển tiên tiến. Thứ hai, Tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên cơ sở khoa học dự báo và phù hợp với xu thế thời đại cũng như tình hình điều kiện, năng lực của quốc gia hay ở địa phương (bao gồm cả quy hoạch), nhằm đạt được mục tiêu PTBV. Thứ ba, Nhà nước ban hành và triển khai thực hiện các quy định nhằm khuyến khích các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, hướng đến thị trường. Thứ tư, Nhà nước điều tiết, phân phối nguồn lực phát triển kinh tế theo ngành chủ lực, vùng...

Ngoài ra, Nhà nước có các chính sách: phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân; cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân theo nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng; phát triển hệ thống thị trường, các luật quy định về khung khổ pháp lý hệ thống thị trường.

2.2.2.2. Nhà nước kiến tạo phát triển xã hội theo hướng bền vững

Nhà nước quan tâm đến các giá trị xã hội như phúc lợi của người dân, quyền lợi về hiểu biết, được tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội, đồng hành cùng nhà nước về kiến tạo, v.v; lao động, việc làm, tiền lương và phân phối thu nhập... Chiến lược ưu tiên đầu tư tăng hàm lượng tri thức và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự đa dạng và tính hiệu quả của phong trào khởi nghiệp đã và đang được khơi dậy; công bằng xã hội, an sinh xã hội; các thiết chế về văn hóa - xã hội, phát triển con người, xây dựng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ... đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

2.2.2.3. Nhà nước kiến tạo phát triển gắn với bảo vệ môi trường

Vai trò của nhà nước trong quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là đề ra hệ thống chính sách, chiến lược, pháp luật…; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ; huy động nguồn vốn, nghiên cứu khoa học và công nghệ giảm tác động và ô nhiễm môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cá nhân…

Chương 3

VAI TRÒ KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NHÀ NƯỚC

Ở TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY VỚI VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG GỢI MỞ

3.1. Vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Hà Tĩnh

3.1.1. Bối cảnh của sự phát triển bền vững của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

3.1.1.1. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên ở tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh thuộc khu vực miền Trung, thiên nhiên khắc nghiệt. Diện tích: 6055 km2 (20% diện tích là đất nông nghiệp; 80% đất rừng). Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt chạy dọc địa bàn. Có biên giới với Lào dài 143 km với cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (quốc lộ 8A thông thương kinh tế - văn hóa với các nước ASEAN); bờ biển 137 km, có cảng biển nước sâu (Vũng Áng, Sơn Dương) tiếp nhận tàu tới 40 vạn tấn. Toàn tỉnh có 245 km đường thủy. Hà Tĩnh còn có tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái gắn với du lịch lịch sử, tâm linh, du lịch biển, du lịch sinh thái, v.v.

3.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh có ảnh hưởng trực tiếp đến kiến tạo phát triển ở Hà Tĩnh hiện nay. Thành tựu và kinh nghiệm sau 30 năm tái lập tỉnh và thực hiện Công cuộc đổi mới đã tạo ra thế và lực mới,... Nền tảng về phát triển kinh tế - xã hội cơ bản bảo đảm; Công nghiệp đã trở thành động lực tăng trưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Văn hóa - xã hội đạt được khá toàn diện. Giáo dục toàn diện giữ vững tốp đầu trong cả nước. Quốc phòng - an ninh được đảm bảo. Công tác cán bộ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính và cải cách hành chính bước đầu đạt kết quả đáng ghi nhận.

3.1.2. Thực trạng thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

3.1.2.1. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh tạo lập các điều kiện, tiền đề thực hiện vai trò kiến tạo phát triển kinh tế bền vững

a. Nhất quán chủ trương chuyển đổi từ sản xuất thuần nông sang phát triển công nghiệp với  tầm nhìn chiến lược dài hạn. Đẩy nhanh quy hoạch tổng thể, tìm tòi và xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.

b. Kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững

Thứ nhất, Cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh từ việc sớm nhất quán chủ trương, từ đó xác định tầm nhìn chiến lược phát triển với sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và nhân dân; tạo lập điều kiện tiền đề, bảo đảm môi trường pháp lý thuận lợi, kiến tạo phát triển trong nền kinh tế thị trường KTTT định hướng XHCN (chuyển đổi từ sản xuất thuần nông sang phát triển công nghiệp; ngày càng gần gũi với thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần); tập trung nguồn lực phát huy lợi thế của cảng biển nước sâu Vũng Áng, cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, các tuyến giao thông quan trọng,...; khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội trên địa bàn. Thứ hai, phân bổ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng, nông thôn, biển, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thứ ba, Chính quyền tỉnh đảm bảo cơ sở hạ tầng, vật chất trang thiết bị thiết yếu để thực hiện vai trò kiến tạo phát triển.

c. Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, minh bạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sắp xếp, cải cách bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hệ thống chính trị theo hướng kiến tạo phát triển.

d. Bảo đảm ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, an toàn trật tự xã hội để thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt, khi sự cố môi trường biển năm 2016 xảy ra, đã huy động tổng lực để sớm ổn định tình hình trước muôn vàn khó khăn, phức tạp.

Từ một tỉnh nghèo, đến nay đã cơ bản thoát nghèo. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt trên 15.000 tỷ đồng (gấp 7,6 lần so với 2010), những năm tiếp theo đều có bước tăng trưởng (2019 đạt 13,8 ngàn tỷ đồng, đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung bộ). Đã thu hút 714 dự án trong nước vốn đầu tư 29.000 tỷ đồng và 30 dự án FDI vốn đầu tư 372 triệu USD (Hà Tĩnh thuộc tốp 10 trong cả nước).

3.1.2.2. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh thực hiện vai trò kiến tạo về văn hóa - xã hội trong phát triển bền vững. Cùng với tập trung tăng trưởng kinh tế, chính quyền Hà Tĩnh đã quan tâm đến thể chế, thiết chế nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội, ngăn chặn các nguy cơ gây nên sự phát triển thiếu cân đối, hoặc chỉ chạy theo tăng trưởng kinh tế; nâng cao chất lượng văn hóa - xã hội, ASXH, phát triển con người...

3.1.2.3. Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh thực hiện vai trò kiến tạo sự bền vững về tài nguyên, bảo vệ môi trường hiện nay. Triển khai thực hiện nghị quyết, Luật, Nghị định; ban hành quy định, quyết định, hướng dẫn… Tập trung xử lý chất thải rắn, vệ sinh an toàn thực phẩm,…; báo cáo tác động môi trường. Đặc biệt, quan tắc 24/24 đối với vấn đề xã thải sau luyện thép.

3.1.3. Hạn chế trong thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh và nguyên nhân. Hạn chế về kiến tạo trong phát triển bền vững kinh tế; Hạn chế trong kiến tạo phát triển bền vững về các yếu tố xã hội; Hạn chế trong kiến tạo bảo vệ môi trường sinh thái.

Hạn chế về tầm nhìn chiến lược và thực hiện kiến tạo cơ chế, pháp luật, chính sách, tạo lập môi trường đối với 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường (về tầm nhìn, cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển du lịch; chất lượng thể chế; bộ máy hành chính, thực thi pháp luật,...)

 3.1.3.4. Nguyên nhân của hạn chế về thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Hà Tĩnh hiện nay

3.2. Vấn đề đặt ra về vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Hà Tĩnh và những gợi mở

3.2.1. Những vấn đề đặt ra về vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

3.2.1.1. Những vấn đề đặt ra v yêu cầu đối với vai trò kiến tạo của nhà nước trong phát triển bền vững kinh tế tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Để ngày càng tiệm cận mô hình phát triển hiện đại: Dịch vụ, du lịch - Công nghiệp hiện đại, công nghệ cao - Nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao, cần cơ chế, chính sách và khơi dậy tiềm năng, lợi thế, đổi mới sáng tạo để phát triển kinh tế, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics, công nghiệp hỗ trợ và sau thép, chế biến, chế tạo; du lịch; đô thị thông minh với chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tránh lệ thuộc vào nguồn FDI,…

 3.2.1.2. Những vấn đề đặt ra về yêu cầu đối với vai trò kiến tạo của nhà nước trong phát triển bền vững văn hóa - xã hội, an ninh trật tự. Yêu cầu đặt ra cho Hà Tĩnh hiện nay là tạo lập được môi trường chính trị - xã hội ổn định lâu dài, sự đồng thuận cao trong nhân dân để phát triển kinh tế bền vững gắn với nâng cao văn hóa, tinh thần, an sinh xã hội.

3.2.1.3. Những vấn đề đặt ra về yêu cầu đối với vai trò kiến tạo của nhà nước trong phát triển bền vững về môi trường ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. (xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đồng bộ, lâu dài, phòng tránh sự cố môi trường, giữ gìn sức khỏe con người).

3.2.1.4. Những vấn đề đặt ra về yêu cầu phát triển kinh tế gắn với giải quyết hiệu quả vấn đề xã hội, môi trường ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

3.2.2. Những gợi mở về vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Việt Nam từ thực tế tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

3.2.2.1. Những gợi mở về tầm nhìn và tư duy phát triển

3.2.2.2. Những gợi mở về chính sách chung, chính sách đặc thù.

3.2.2.3. Những gợi mở về chất lượng, hiệu quả của bộ máy hành chính

3.2.2.4. Những gợi mở về thời cơ và thách thức trong thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước (tầm nhìn, còn ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch, tập trung, “xin - cho”; chất lượng thể chế; bộ máy hành chính...; tiếp nhận kinh nghiệm, luồng gió mới).

Chương 4

NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VAI TRÒ KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Những giải pháp về nhận thức đối với thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

4.1.1. Tổng kết thực tiễn về thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Việt Nam hiện nay

NNKTPT tuy không là vấn đề lý luận và thực tiễn mới ở các nước trên thế giới, nhưng đang là vấn đề mới ở Việt Nam nên còn nhiều ý kiến khác nhau. Do đó, cần tổng kết thực tiễn thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước, nhằm xác lập, bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý bảo đảm thực hiện vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước trong bối cảnh mới trên nền tảng nhà nước pháp quyền XHCN.

4.1.2. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, tạo sự quyết tâm chính trị và đồng thuận xã hội về vai trò của nhà nước kiến tạo phát triển bền vững

4.1.2.1. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về NNKT trong PTBV

4.1.2.2. Tạo sự quyết tâm chính trị và sự đồng thuận xã hội về nhà nước kiến tạo phát triển và vai trò của nó đối với phát triển bền vững

4.2. Những giải pháp về thể chế đối với việc thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Việt Nam hiện nay

4.2.1. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước kiến tạo phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

4.2.1.1. Xác định rõ mục tiêu, tầm nhìn chiến lược và nguyên tắc rõ ràng cho việc thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước  

4.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước kiến tạo phát triển bền vững (Phát huy vai trò của Quốc hội; vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với thực hiện có hiệu quả vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước; cải cách hành chính, trọng dụng nhân tài; xây dựng nhà nước điện tử,...) đáp ứng yêu cầu kiến tạo PTBV.

4.2.2. Đột phá về cải cách các thể chế (cơ chế, chính sách, pháp luật) đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển bền vững. Tập trung kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch bảo đảm thực hiện PTBV. 

4.2.3. Tổ chức thực hiện các thể chế, chính sách, pháp luật trong kiến tạo phát triển bền vững

4.2.3.1. Thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững thông qua hoạt động dự báo, chia sẻ và hướng dẫn của Nhà nước

4.2.3.2. Bảo đảm cơ chế Nhà nước tiết kiệm và mang tinh thần kinh doanh trong quản lý phát triển bền vững

4.3. Những giải pháp về nguồn lực đối với thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước ở Việt Nam hiện nay

4.3.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức luôn vì lợi ích quốc gia, dân tộc, dám làm, giám chịu trách nhiệm trước Nhân dân,...; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

4.3.2. Sử dụng hợp lý, hiệu quả ngân sách, cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm cho bộ máy nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo phát triển bền vững (trên cơ sở sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính, hệ thống chính trị).

KẾT LUẬN

Nghiên cứu, tìm kiếm “mô hình nhà nước hiệu quả” là khát vọng của nhiều quốc gia, nhất là khi hai trường phái nhà nước điều chính (kiểu Anh, Mỹ) và nhà nước chỉ huy (điển hình là Liên Xô) có nhiều hạn chế. Đã có nhiều nhà khoa học, chính khách đi sâu nghiên cứu nhằm tìm ra được mô hình quản lý nhà nước mới, đưa quốc gia mình phát triển thịnh vượng. Ch.Johnson, một trong những nhà nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển” trong tác phẩm MITI and the Japanese Miracle (1982), trong đó nhấn mạnh nhà nước đóng vai trò chủ động, tích cực can thiệp hợp lý nhất vào nền KTTT để đạt hiệu quả cao nhất về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, qua thực tiễn nhận thấy, NNKTPT của thế kỷ XX chỉ chú trọng vào tăng trưởng kinh tế mà chưa tập trung đến sự phát triển bền vững trên cả ba trụ cột (kinh tế, văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường) trong hiện tại và cho tương lai, bởi tư tưởng chủ đạo về PTBV còn chưa bao trùm, xuyên suốt ở các quốc gia. Do đó, với xu hướng phổ biến và yêu cầu ngày càng cao về PTBV, cùng với sự đòi hỏi có được sự minh bạch, dân chủ dưới tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, Cách mạng công nghệ 4.0, nền kinh tế tri thức, kinh tế số v.v. (gọi chung là bối cảnh mới) thì mô hình NNKTPT ngày nay trước hết cần phát huy tốt những ưu điểm của mô hình NNKT trước đây và cần thiết đáp ứng vai trò của mình trong giải quyết tốt các yêu cầu, đòi hỏi của bối cảnh mới, nhất là: i) cần có khả năng cao hơn trong kiến tạo phát triển: Có tầm nhìn chiến lược và thiết lập các mục tiêu đúng để phát triển bền vững; ii) kiến tạo môi trường (pháp lý, ổn định chính trị,...) thuận lợi và bảo đảm thích ứng nhanh với biến đổi, tôn trọng thị trường, năng lực huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện, thúc đẩy hoạt động chung; đáp ứng tốt nhất năng lực quản trị hiện đại, khoa học và tăng cường dự báo, giám sát phát hiện sớm các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát quyền lực;... và iii) cần có sự điều chỉnh, bổ sung sâu sắc hơn về chủ trương nhất quán và tính hệ thống, khái quát cao về PTBV - hệ tư tưởng chủ đạo làm nền tảng để nhà nước thực hiện tốt nhất vai trò kiến tạo phát triển bền vững cả trong hiện tại và tương lai.

Nói gọn hơn, NNKTPT trong bối cảnh mới vẫn giữ bản chất của nhà nước pháp quyền, dân chủ (ở Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN) và chú trọng vào chất lượng thể chế (hệ thống luật pháp) để phát triển vì mục tiêu PTBV với nền quản trị hiện đại; nó cũng không thể là nhà nước yếu và cũng không là nhà nước can thiệp quá mức vào thị trường, mà ở nó có sự dung hợp những ưu điểm của nhà nước điều chỉnh - nền KTTT tự do và nhà nước chỉ huy - nền kinh tế kế hoạch tập trung (nhưng nó khác với nhà nước điều chỉnh ở phương thức điều hành và khác với nhà nước chỉ huy ở đối tượng dẫn dắt/nền KTTT).

Việt Nam trong tiến trình đổi mới, đã nhất quán chủ trương PTBV/định hướng XHCN (đây là tư tưởng chủ đạo); đã cơ bản chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN và theo hướng kiến tạo PTBV; ngày càng rõ ràng trong xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của NNKTPT trong PTBV, trong đó chú trọng đột phá, kiến tạo môi trường pháp lý và tạo lập các điều kiện tiền đề đảm bảo thực hiện vai trò kiến tạo PTBV trong nền KTTT định hướng XHCN; tăng cường giám sát, bảo đảm quản trị hiệu quả, công bằng; từng bước đáp ứng nguồn nhân lực v.v. Đặc biệt, khi nghiên cứu vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước ở các địa phương, trong đó đã phân tích sâu sắc về tỉnh Hà Tĩnh (từ một tỉnh nghèo, thuần nông, có tiềm năng về công nghiệp và dịch vụ cảng biển, du lịch...), với tư tưởng nhất quán và tầm nhìn chiến lược phát triển liên tục, xuyên suốt “chuyển sang phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, du lịch”, Hà Tĩnh đã có bước phát triển nhanh, thu hút nguồn vốn đầu tư lớn cho tăng trưởng kinh tế (đặc biệt là nguồn FDI); cùng với đó, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, còn những hạn chế, bất cập (nhất là giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội; bảo vệ môi trường); những vấn đề đặt ra và thách thức trong thời gian tới, từ đó đã có những gợi mở về vai trò kiến tạo PTBV của nhà nước ở Việt Nam nói chung (về tầm nhìn và tư duy phát triển; cơ chế, chính sách; chất lượng và hiệu quả của hệ thống chính trị, bộ máy hành chính, kiểm soát quyền lực; nguồn nhân lực chất lượng cao). Từ đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng yếu, cơ bản, đặc biệt chú trọng vào các giải pháp sau:

1) Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế, bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước kiến tạo phát triển bền vững (nền tảng là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN cả trên ba nhánh quyền lực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp vì mục tiêu PTBV, trong đó giữ vững nguyên tắc quan trọng “tính tối thượng” của pháp luật).

2) Thực hiện cải cách có tính đột phá về thể chế, cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển bền vững; xác định rõ mục tiêu, tầm nhìn chiến lược gắn với năng lực dự báo, bảo đảm nguyên tắc rõ ràng trên cơ sở quản trị nhà nước hiện đại, từ đó thực hiện đúng đắn, có hiệu quả vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước.

3) Những giải pháp về nguồn lực (Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, nguồn nhân lực chất lượng cao; sử dụng hợp lý, hiệu quả ngân sách, cơ sở vật chất - kỹ thuật và đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, kiến tạo khuôn khổ và môi trường pháp lý để thực hiện Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử gắn với đô thị thông minh, v.v.) đáp ứng yêu cầu ngày càng nâng cao vai trò kiến tạo phát triển bền vững của nhà nước trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Các giải pháp mang tính gợi mở trên đây, đồng thời Việt Nam cần kết hợp đúc rút kinh nghiệm từ các nước để có mô hình quản lý, điều hành  phù hợp, nâng cao năng lực kiến tạo phát triển bền vững; có lộ trình xây dựng mô hình NNKTPTBV linh hoạt, thích ứng với thời đại, bảo đảm mục tiêu, định hướng của Nhà nước pháp quyền XHCN. Thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, vùng trời, biển đảo toàn vẹn Tổ quốc.

Tác giả: ussh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây