Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TYLA: Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga

Tên tác giả: Đoàn Hữu Dũng

Tên luận án: Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga

Ngành khoa học của luận án:  Khoa học xã hội và nhân văn

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                             Mã số: 62 22 02 40

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

a) Mục đích nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm vào các mục đích chính là:

- Làm rõ nội dung, bản chất ngữ pháp của “ý nghĩa ngữ pháp công cụ” trong tiếng Việt và tiếng Nga; những tương đồng và khác biệt về nội dung này giữa hai ngôn ngữ.

- Chỉ ra những ứng dụng trong việc nghiên cứu vấn đề này.

- Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về phương tiện thể hiện, cách thức thể hiện trong khi hiện thực hoá ý nghĩa này trong hoạt động ngôn ngữ.

- Đề xuất những ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án vào thực tiễn giảng dạy, học tập và sử dụng tiếng Việt và tiếng Nga (dịch thuật, biên soạn từ điển, ... ).

b) Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án này là ý nghĩa ngữ pháp công cụ và các phương thức thể hiện ý nghĩa này trong phạm vi tiếng Việt và tiếng Nga (thể hiện bằng phương thức hư từ, trật tự từ, phụ tố hoặc kết hợp hư từ với phụ tố).

- Các phương thức biến đổi căn tố, phương thức ngữ điệu, phương thức láy cũng có thể biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ, tuy nhiên, các phương tiện này rất hiếm gặp. Vì vậy, chúng tôi không để các phương thức này thành những mục miêu tả lớn, mà sẽ đề cập khi có điều kiện cần thiết.

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Trong luận án này, chúng tôi luôn luôn đi từ thực tế tư liệu để mô tả, sau đó là phân tích, nhận xét và kết luận chứ không xuất phát từ một mô hình có sẵn hay một chủ kiến từ trước. Có nghĩa là, chúng tôi đi bằng con đường quy nạp, từ các ví dụ rút ra nhận xét và kết luận. Để làm được điều này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp ngôn ngữ học sau:

- Phương pháp mô tả: phân tích ngữ pháp trên bình diện lý thuyết để xác định các ý nghĩa ngữ pháp, phương thức ngữ pháp, phạm trù ngữ pháp.

- Phương pháp so sánh: liên hệ các biểu thức trong tiếng Nga với tiếng Việt sau khi mô tả.

- Thủ pháp thay thế, cải biến, lược bỏ trong phân tích ngữ pháp để phát hiện các đối lập, các đồng nhất, khác biệt về nội dung ngữ pháp, hình thức ngữ pháp, phương tiện ngữ pháp ....

- Thủ pháp nghiên cứu định lượng cũng sẽ được sử dụng trong trường hợp cần thiết.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

a) Ý nghĩa lí luận

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về miêu tả, phân tích ở cấp độ một luận án về ý nghĩa ngữ pháp công cụ và mô hình hoá các phương thức thể hiện ý nghĩa ngữ pháp này trong hai ngôn ngữ Việt – Nga, góp phần làm rõ thêm việc mô tả ngữ pháp theo hướng tiếp cận của ngữ pháp truyền thống và làm rõ các vấn đề hữu quan dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng hệ thống và cú pháp ngữ nghĩa.

b) Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn phạm vi một đối tượng như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp hiểu rõ bản chất ý nghĩa ngữ pháp công cụ, giúp dùng đúng ngữ pháp và vận hành trơn tru ngữ pháp trong các kỹ năng ngoại ngữ, giúp vận hành đúng ngữ pháp (cụ thể là ý nghĩa ngữ pháp công cụ) trong dạy – học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở để biên soạn và chỉnh lí các giáo trình, tài liệu giảng dạy tiếng Việt và tiếng Nga với tư cách là một ngoại ngữ hiện đang được sử dụng tại các cơ sở đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài và đào tạo tiếng Nga cho người Việt, qua đó nâng cao được chất lượng giảng dạy và học tập.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho cả người dạy lẫn người học hai ngôn ngữ Việt – Nga, với tư cách là những ngoại ngữ, tránh được các lỗi về dùng từ, lỗi về đặt câu, lỗi do chuyển di … trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có tính ứng dụng rất lớn trong việc biên soạn các loại từ điển song ngữ Việt - Nga, Nga – Việt, các loại từ điển tường giải tiếng Việt và tiếng Nga, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác dịch thuật giữa hai ngôn ngữ Việt – Nga.

3.2. Kết luận

Ý nghĩa công cụ là một phổ niệm trong mọi loại hình ngôn ngữ. Đây là vấn đề đã được khá nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến. Tùy từng loại hình ngôn ngữ khác nha mà mức độ nghiên cứu vấn đề này cũng khác nhau. Ý nghĩa công cụ được nghiên cứu nhiều ở các loại ngôn ngữ ấn - âu, là các ngôn ngữ có dấu hiệu hình thức rõ ràng thông qua các phụ tố, còn đối với các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt thì vấn đề này ít được đề xuất nghiên cứu. Tuy vậy, nhận thức của các nhà nghiên cứu vấn đề ý nghĩa công cụ không khác nhau nhiều, đa số các tác giả thường tập trung miêu tả ý nghĩa công cụ ở góc độ hình thái học. Trong thời gian gần đây, dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng hệ thống, vấn đề ý nghĩa công cụ đã được nghiên cứu ở góc độ nghĩa và góc độ cú pháp  - ngữ nghĩa.

Ý nghĩa ngữ pháp công cụ mang tính phổ quát trong ngôn ngữ. Tuỳ vào từng loại hình ngôn ngữ mà ý nghĩa ngữ pháp công cụ được thể hiện bằng các phương thức khác nhau. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên phương thức thể hiện chính là bằng hư từ và trật tự từ, còn tiếng Nga thuộc loại hình ngôn ngữ có biến đổi hình thái nên phương thức thể hiện chính là bằng hậu tố và bằng hư từ.

Phương thức sử dụng từ hư là điểm chung trong cách thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga. Tiếng Việt sử dụng một số hư từ mang ý nghĩa chỉ công cụ như bằng, với, ngoài ra còn sử dụng một số hư từ khác có tiềm ẩn nét nghĩa công cụ trong đó như: nhờ, nhờ vào, dựa, dựa vào, dựa theo, căn cứ vào, căn cứ theo, bởi, trên, qua, thông qua. Tiếng Nga sử dụng hư từ là các giới từ. Ngoài giới từ с, под ở cách công cụ, tiếng Nga còn sử dụng một số giới từ khác ở các cách khác để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ như: на, в, с, через, о, с помощю, при помощи, средством, методом, по, благодаря.

Bên cạnh điểm chung như đã trình bày ở trên, mỗi ngôn ngữ lại có cách thể hiện khác, mang tính đặc trưng về loại hình mà ngôn ngữ đó thuộc về. Tiếng Việt sử dụng thêm phương thức đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập là trật tự từ (kết cấu với vị từ dùng / lấy) để thể hiện, trong khi đó, tiếng Nga sử dụng thêm phương thức phụ tố - là phương thức đặc trưng của loại hình ngôn ngữ có biến đổi hình thái, để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ. Ngoài ra, trong tiếng Việt còn tồn tại một trường từ vựng khá lớn mang nét nghĩa tiền giả định công cụ có khả năng thể hiện ý nghĩa công cụ.

Ý nghĩa ngữ pháp công cụ có mối quan hệ chặt chẽ với vai nghĩa công cụ trong nghiên cứu ngữ pháp chức năng hệ thống. Ý nghĩa ngữ pháp công cụ là biểu hiện về mặt hình thức, còn vai nghĩa công cụ là biểu hiện về mặt nghĩa, mặt nội dung của ngôn ngữ. Việc tìm hiểu sâu hơn về vai nghĩa công cụ trong ngôn ngữ sẽ dành cho những công trình nghiên cứu tiếp theo, tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi vẫn đề cập đến vấn đề này để làm nổi bật thêm cho ý nghĩa ngữ pháp công cụ.

Ý nghĩa công cụ và vai nghĩa công cụ, ở bình diện câu, thực hiện các chức năng của một thành phần cú pháp của câu. Nó có thể đóng vai trò là chủ ngữ, là bổ ngữ, là trạng ngữ, là đề ngữ ở trong câu. Với tư cách là các thành phần cú pháp của câu, vai nghĩa công cụ đều có các chỉ dấu về mặt hình thức (bằng dấu câu, bằng hư từ, bằng ngữ điệu) để thể hiện, đều đóng vai trò nhất định trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.

Việc nghiên cứu ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong hai ngôn ngữ Việt và Nga có tính ứng dụng khá lớn, phạm vi ứng dụng rộng. Nó có thể được dùng để nghiên cứu lỗi ngữ pháp, từ đó giúp nâng cao được hiệu quả của hoạt động dạy – học tiếng Việt và tiếng Nga với tư cách là các ngoại ngữ, đảm bảo độ chính xác trong các hoạt động phiên biên dịch và hoạt động biên soạn các loại từ điển liên quan đến hai ngôn ngữ Việt và Nga.

Việc nghiên cứu ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong hai ngôn ngữ Việt và Nga tạo ra một luận cứ rất quan trọng, góp phần hoàn thiện hơn về cơ sở lí luận trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung, ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu nói riêng.

                                                               SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Đoàn Hữu Dũng

The thesis title: The demonstration of grammatical meaning of instruments in Russian and Vietnamese

Scientific branch of the thesis:  Social Science and Humanities

Major: Linguistics                      Code: 62 22 02 40

The name of postgraduate training institution: The University of Social Science and Humanities – Vietnam National University.

1. Thesis purpose and objectives

a) Purpose

This thesis aims at:

- Clarifying the grammatical nature of “grammatical meaning of instruments” in Vietnamese and Russian; the similarities and differences between the two languages regarding this aspect.

- Pointing out possible applications of the research

- Working out the similarities and differences in the demonstration of grammatical meaning of instruments in the two languages

- Proposing possible application of the research into the reality of teaching, learning and using Vietnamese and Russian (translation and lexicography…)

b) Objectives

The objectives of this thesis involve:

- Grammatical meaning of instruments and ways of demonstrating such meaning in Vietnamese and Russian (formal words, word order, affix…)

- The methods of changing word stem, intonation or reiteration can demonstrate grammatical meaning of instruments; however, these are rare. Therefore, the author only mentions these methods when necessary.

2. Research methods

In this doctoral thesis, instead of basing on an available model, the researcher followed an inductive approach, which started with real data, then described, analyzed, commented and drew out conclusions.

- Descriptive method: to conduct grammatical analysis on theoretical basis to determine grammatical meaning, grammatical method and grammatical category.

- Comparative method: to compare Russian and Vietnamese expression

- Such methods as replacement, renovation and omission are also applied to seek for similarities and differences in grammatical content, forms and methods.

- Quantitative method is also unitized when necessary.

3. Major results and conclusion

3.1. Major results

a) Theoretical significance

This is the first doctoral thesis in Vietnam on describing grammatical meaning of instruments and modelizing ways to demonstrate grammatical meaning in Vietnamese and Russian, contributing to clarifying grammatical description in the traditional grammar and clarifying concerned issues from the angle of functional grammar and syntax-semantics.

b) Practical significance

The thesis contributed to give insight into the nature of grammatical meaning of instruments, helping users to understand and use grammar in teaching and learning communication.

The thesis results serve as a basis for compilation and edition of course books and materials in Vietnamese and Russian which have been used in Vietnamese and Russian training institutions.

The results help teachers and learners of Vietnamese and Russian as foreign languages to avoid errors in word usage and sentence building in learning and researching.

The results are also of great practicality in compiling Vietnamese-Russian bilingual dictionaries, contributing to improving the translation quality between the two languages.

3.2. Conclusion

Instrumental meaning is a universal concept in all types of languages. This topic has been mentioned by a number of scientists, with different levels of research depending on different languages. Grammatical meaning of instruments is much studied in the Indo-European languages, which have clear formal signs through affixes, but for isolating languages ​​like Vietnamese, this problem is yet to be extensively researched. However, the researchers' awareness of instrumental meaning is not much different. Most of the authors often focus on describing the instrumental meaning from a morphological perspective. In recent times, in the light of systematic functional grammar, instrumental meaning issues have been studied in terms of semantics and syntax - semantic angles.

The grammatical meaning of instruments is universal in languages. Depending on the type of language, instrumental meanings are expressed by different methods. Vietnamese belongs to the isolating typology; therefore, its mode of demonstration is mainly based on function words and word order, while Russian is a synthetic language and its mode of demonstration is in suffixes and in function words.

The method of using function words is a similarity in the way the grammatical meanings of instruments are used in Vietnamese and Russian. Vietnamese uses a number of function expressions like equals, with, and some other function words that have instrumental meaning such as: nhờ, nhờ vào, dựa, dựa vào, dựa theo, căn cứ vào, căn cứ theo, bởi, trên, qua, thông qua. Russian words use prepositions as function words. In addition to such prepositions as с, под, Russian also uses some other prepositions such as: на, в, с, через, о, с помощю, при помощи, средством, методом, по, благодаря.

In addition to the similarities mentioned above, each language has a different and typical way of demonstration. Vietnamese uses the more typical method of the linguistic type of isolating language (structure with predicate use / get), while Russian uses the auxiliary method - the method representing the morphological type of language to express the grammatical meaning of instrument. In addition, there is a fairly large vocabulary field in Vietnamese with pre-meaning meaning that the tool is capable of expressing the instrumental meaning.

The grammatical meaning of instruments has a close relationship with the role of instrumental meaning in systematic functional grammar studies. The grammatical meaning of instruments is the formal expression, and the instrumental meaning is the expression in terms of meaning and content of the language. Further understanding the instrumental meaning will be suggested for subsequent studies; however, in this thesis, the author still mention this issue to further highlight the grammatical meaning of instruments.

Grammatical meaning of instrument and instrumental meanings, at the sentence level, perform the functions of a syntactic component of the sentence. It can act as the subject, the object, the adverb and the object in the sentence. As the syntactic components of sentences, instrumental meanings have formal indicators (by punctuation, by function words, by intonation) to express and they play a certain role in the structure. structure of the expression of sentences.

The study of grammatical meaning of instruments in Vietnamese and Russian languages ​​is quite applicable, with a wide range of applications. It can be used to study grammatical errors, thereby improving the effectiveness of teaching and learning Vietnamese and Russian as foreign languages, ensuring accuracy in translation and compilation activities of dictionaries related to Vietnamese and Russian languages.

The study of grammatical meaning of instruments in both Vietnamese and Russian languages ​​creates a very important argument, contributing to better the theoretical basis in the study of linguistics in general and comparative linguistics in particular.  

Tác giả: ussh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây