Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLV: Áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hạ                          2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 26/6/1995

4. Nơi sinh: Bồ Lý - Tam Đảo - Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/2017/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Áp dụng liệu pháp nhận thức cho một ca trầm cảm ở người lớn

8. Chuyên ngành: Tâm lý lâm sàng                        Mã số: Thí điểm

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Đạt

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Rối loạn trầm cảm là trạng thái giảm khí sắc, giảm mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng hoạt động. Trong rối loạn trầm cảm điển hình, bệnh nhân có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần: khí sắc buồn rầu, ủ rũ, giảm mọi quan tâm và thích thú, cảm thấy tương lai ảm đạm, tư duy chậm chạp, liên tưởng, khó khăn, tự cho mình là hèn kém, giảm vận động, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ. Ở các thể nặng, có thể có hoang tưởng bị tội, có ý tưởng và hành vi tự sát.

Trầm cảm được đặc trưng bởi một tam giác nhận thức, trong đó cá nhân có cái nhìn tiêu cực về bản thân, con người, thế giới và tương lai. Những nhận thức tiêu cực này là cơ chế duy trì các triệu chứng trầm cảm ở người có rối loạn trầm cảm.

Ở thân chủ có rối loạn trầm cảm thường có một số kiểu nhận thức phổ biến: Khái quát hóa có chọn lọc, từ một vài chi tiết nhỏ như nụ cười, ánh mắt, cảm xúc thân chủ có thể kết luận người khác nhìn nhận không tốt về con người mình; Mở rộng thái quá, sau khi gặp thất bại trong mối quan hệ với 2 người đàn ông, thân chủ cho rằng tất cả đàn ông đều xấu xa; suy nghĩ cầu toàn, đòi hỏi ở bản thân và mọi thứ xung quanh phải đạt tới mức độ phải hoàn hảo. Chính những lỗi nhận thức này đã gây ra sự thất vọng của thân chủ về bản thân, con người và thế giới xung quanh mình.

Áp dụng liệu pháp nhận thức cho thân chủ có rối loạn trầm cảm đã giúp thân chủ thay thế các suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Cụ thể, thân chủ có khả năng nhận diện được các ý nghĩ tiêu cực của bản thân, hình thành kỹ năng kiểm nghiệm lại các ý nghĩ tiêu cực, có khả năng thách thức lại các suy nghĩ tiêu cực và hình thành những suy nghĩ tích cực giúp nhìn nhận đúng đắn về bản thân.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

            Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực hành trên một ca lâm sàng, luận văn đã trình bày tổng quan một ca lâm sàng liên quan đến khía cạnh nhận thức trong rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc tác động vào yếu tố nhận thức trong can thiệp trị liệu đối với thân chủ có rối loạn trầm cảm. Trên cơ sở đó đề xuất những kỹ thuật, chiến lược can thiệp phù hợp với thân chủ có rối loạn trầm cảm.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không


INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name:      Nguyen Thi Hạ                               2. Sex: Female

3. Date of birth: 26th  June  1995                                    

4. Place of birth: Bo Ly – Tam Dao – Vinh Phuc

5. Decision of student recognition No: 3379/2017/QĐ-XHNV-ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                              

7. Official thesis title: Apply cognitive therapy to a case of depression in adults

8. Major:  Psychology clinique                             Code: Pilot

9. Supervisors: Dr. Nguyen Ba Dat

10. Summary of the theses results:

Depressive disorder is a state of reduced mood, reduced interest, decreased energy. In typical depressive disorder, the patient appears to inhibit the whole mental activity: mood that is moody, moody, reduces all interest and pleasure, feels a bleak future, sluggish thinking, Associations, difficulties, self-depreciation, decreased exercise, anorexia, fatigue, sleep disorders. In severe forms, there may be paranoia, guilt, suicidal thoughts and behaviors.

Depression is characterized by a cognitive triangle, in which individuals have a negative view of themselves, people, the world and the future. These negative perceptions are a mechanism for maintaining depressive symptoms in people with depressive disorders.

In clients with depressive disorders, there are usually some common types of perception: Selective generalization, from a few small details such as smiles, eyes, emotions, that the client can conclude others look bad on themselvesnot good about who you are; Excessive expansion, after encountering a failure in relationship with 2 men, the client thinks that all men are evil; Perfectionist thinking, demanding in yourself and everything around you must reach the level of being perfect. It is these cognitive errors that have caused the frustration of clients about themselves, people and the world around them.

Using cognitive therapy for clients with depression disorders has helped clients replace negative thoughts with positive ones. In particular, the client has the ability to identify negative thoughts, to develop the ability to retest negative thoughts, to challenge negative thoughts and to form thoughts. positively help to see how you are about yourself.

11. Practical applicability:

With the results obtained from the theoretical and practical research on a clinical case, the thesis presents an overview of a clinical case related to cognitive aspects in adult depressive disorder. This shows the importance of the cognitive impact in treatment interventions for clients with depression disorders. On that basis, propose appropriate intervention techniques and strategies for clients with depression disorders.          

12. Further research directions, if any: None

13. Thesis-related publications: None

Tác giả: ussh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây