Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLV: Áp dụng liệu pháp tâm lý trong trị liệu một ca trầm cảm

1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Lương            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/06/1995

4. Nơi sinh: Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên

5. Quyết định công nhận học viên số: 3379/2017/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 5 tháng 3 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Áp dụng liệu pháp tâm lý trong trị liệu một ca trầm cảm.

8. Chuyên ngành: Tâm lý lâm sàng              Mã số: Định hướng ứng dụng

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:                 

Trầm cảm thanh thiếu niên là một trong những rối loạn dễ gặp, diễn ra trong độ tuổi từ 12-18 nhất là trong giai đoạn các em dạy thì. Trầm cảm thanh thiếu niên có thể khởi phát từ một sự kiện hay do giai đoạn tâm sinh lý của các em. Diễn ra trong một giai đoạn nhất định, có thể kéo dài một năm hoặc lâu hơn. Trầm cảm thanh thiếu niên có những điểm khác so với biểu hiện điển hình ở người trầm cảm nói chung như sự kích động, tính kích thích, các em có thể có các biểu hiện khí sắc trầm buồn nhưng đôi khi lại nổi nóng, dễ cáu giận. Trong nghiên cứu trường hợp của luận văn nhà tâm lý sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi kết hợp với liệu pháp thư giãn để can thiệp. Giai đoạn trị liệu diễn ra trong vòng 8 tháng và chia làm 2 giai đoạn. Thân chủ 17 tuổi nhưng có những biểu hiện điển hình của trầm cảm thanh thiếu niên kéo dài từ tuổi 14 đến 17 tuổi. Mối quan hệ bạn bè, kết quả học tập và mối quan hệ gia đình có ảnh hưởng đến tiến triển của thân chủ.  

Kết quả của nghiên cứu cho thấy gia đình, nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ đến sự thay đổi tâm sinh lý, cảm xúc của thân chủ. Liệu pháp nhận thức hành vi, cấu trúc lại nhận thức và thư giãn có hiệu quả trong việc điều trị trầm cảm thanh thiếu niên. Việc phối hợp với gia đình trong trị liệu là cần thiết trong trị liệu trầm cảm.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

            Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực hành trên một ca lâm sàng, luận văn đã trình bày tổng quan một ca lâm sàng liên quan đến việc áp dụng liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi (CBT), cấu trúc lại nhận thức, thư giãn để hỗ trợ thân chủ giảm các triệu chứng trầm cảm. Từ đó cho thấy có thể áp dụng liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi (CBT), cấu trúc lại nhận thức, thư giãn trong điều trị trường hợp trầm cảm ở thanh thiếu niên. Tuy nhiên, mỗi trường hợp lâm sàng có những đặc điểm riêng khác nhau, cần căn cứ vào tình hình thân chủ để lên kế hoạch trị liệu cho phù hợp.. Nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, mối quan hệ trị liệu và kỹ thuật trị liệu của nhà tâm lý đến hiệu quả can thiệp và trị liệu trầm cảm ở thanh thiếu niên.  

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

                                                        INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name:      Vu Thi Luong                        2. Sex: Female

3. Date of birth: 20th June 1995                                     

4. Place of birth: Duc Hop – Kim Dong – Hung Yen

5. Decision of student recognition No: 3379/2017/QĐ-XHNV-ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                              

7. Official thesis title: Apply psychotherapy in the treatment of a case of depression

8. Major: Psychology clinique                                   Code: Application orientation

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Sinh Phuc

10. Summary of the theses results:

            Adolescent depression is one of the most common disorders that occurs between the ages of 12-20, especially during the period of puberty. Adolescent depression can be on set by an event or psychological episode of this child. These problems in a given period, which can last for a year or longer. Adolescent depression differs from typical depressive symptoms in general, such as agitation, stimulation; children may have depressive moods, but sometimes gets angry. In this case study, psychologists use cognitive therapy - behaviour combined with relaxation therapy to intervene. The treatment phase lasts for 8 months and is divided into 2 phases. The client is 17 years old but has typical symptoms of adolescent depression that lasts from 14 to 17 years old. Friend relationships, academic performance, and family relationships are affected to the development of client.

The results of the study showed that families and schools have a close relationship to the psychological, emotional changes of client. Cognitive behavioural therapy, cognitive restructuring and relaxation are effective in treating depression. Family coordination in therapy is needed in adolescent depression.

11. Practical applicability:                                              

With the results obtained from the process of theoretical and practical research on a clinical case, the thesis presents an overview of a clinical case involving the application of psychotherapy such as cognitive behaviours (CBT), restructure awareness on relaxing to help clients reduce symptoms of depression. From there, it is possible to apply cognitive behavioural therapy (CBT), cognitive restructuring, and relaxation in the treatment of depression in adolescents. However, each clinical case has its own unique characteristics, which need to be based on the client's situation to plan appropriate treatment. Emphasis on the role of the family, the therapeutic relationship and Psychotherapist's technique to the effectiveness of intervention and treatment of depression in adolescents.

12. Further research directions, if any: None

13. Thesis-related publications: None

Tác giả: ussh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây