Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLV: Sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Minh Lan                     2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/07/1993

4. Nơi sinh: Hoàn Kiếm - Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 4295/2016/QĐ-XHNV- ĐT ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                             Mã số: 60310401

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PSG. Nguyễn Văn Lượt

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “Sự cô đơn ở người trưởng thành trẻ tuổi hiện nay”, chúng tôi rút ra một số kết luận:

- Các yếu tố về nhân khẩu có mức ảnh hưởng thấp tới trải nghiệm sự cô đơn, đặc biệt, giới tính và việc có sống cùng người thân, bạn bè hay không không có sự tác động tới mức cô đơn của những người trưởng thành trẻ tuổi.

- Những người có lối sống lành mạnh, tích cực có mức độ cô đơn thấp hơn.

- Trong 5 mặt nhân cách cơ bản của con người gồm nhiễu tâm, hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm, dễ mến, tận tâm thì mức độ nhiễu tâm và hướng ngoại có ảnh hưởng lớn tới cảm giác cô đơn của những người trưởng thành trẻ Việt Nam

- Các mối quan hệ xung quanh là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới trải nghiệm cô đơn của mỗi người. Những người Việt Nam ở độ tuổi 20-30 có nhu cầu cao nhất trong việc kết nối bạn bè, gia tăng các mối quan hệ xã hội.

- Những người đề cao giá trị vật chất và địa vị trong xã hội có xu hướng cô đơn cao hơn.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Cô đơn là một trải nghiệm cảm xúc gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ cô đơn sẽ giúp con người tìm ra cách điều chỉnh lối sống để sống vui vẻ, hạnh phúc hơn. Tạo thói quen sống lành mạnh, chia sẻ với mọi người xung quanh nhiều hơn và giảm bớt những tham vọng quá mức có thể giúp những người trưởng thành trẻ tuổi giữ được sự tích cực và kết nối với xã hội tốt hơn, nhờ đó mà mức độ cô đơn cũng được giảm xuống.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

            Nếu có điều kiện và thời gian, nghiên cứu sẽ tìm hiểu thêm về khả năng tự đánh giá bản thân và những ảnh hưởng của yếu tố văn hóa xã hội tới cảm xúc cô đơn của người trưởng thành trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu về khả năng ứng phó của người trưởng thành trẻ với trạng thái cô đơn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Minh Lan                                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 19th July 1993                                     

4. Place of birth: Hoan Kiem - Ha Noi

5. Decision of student recognition No: 4295/2016/QĐ-XHNV- ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                              

7. Official thesis title: Loneliness among young adults nowadays

8. Major: Psychology                                                         Code: 60 31 04 01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Nguyen Van Luot

10. Summary of the theses results:

From the theoretical and empirical study on “Loneliness among young adults nowadays”

we have come to below conclusions:

  • Demographic factors have minor influences on loneliness experiences, in particular sexuality and whether or not one lives with family, friends has no influence on the level of loneliness among young adults.
  • Those who lead a healthy, positive life have lower level of loneliness.
  • Among 5 basic personality traits of human including neuroticism, extraversion, openness to experience, agreeableness, conscientiousness, neuroticism and extraversion have the most substantial influence on the feelings of loneliness among young Vietnamese adults.
  • Surrounding relationships is the most important factor determining the lonely experiences. Vietnamese ranging from twenty to thirty years old has highest demand for connecting with friends and increasing social relationships.
  • Those who value materialism and social status tend to have higher level of loneliness.

11. Practical applicability:

Loneliness is an emotional experience that causes negative influences on health; by finding out the factors that affect loneliness it is possible to look for ways to adjust one’s habit in order to live more happily, more joyfully. Creating healthy habits, sharing more with surrounding people and decreasing on overbearing ambitions can help young adults to maintain positive and connect better with society, which will help them to experience less lonelinesss.

12. Further research directions, if any:

            Given more time and resources, it is possible to look deeper into self-esteem and cultural/ social factors that affect loneliness among young adult nowadays. Besides, it is also feasible to expand the research scope to young adults’ ability to cope with loneliness.

13. Thesis-related publications: None

Tác giả: ussh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây