Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLV: Tác động của cha mẹ đi làm ăn xa đến học tập của trẻ

1. Họ và tên học viên: Trịnh Xuân Tuân                          2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 03/9/1982;                                                 4. Nơi sinh: Tiền Phong – Mê Linh – Hà Nội.
5. Quyết định công nhận học viên số: 2091/QĐ-XHNV Ngày 24 tháng 5 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 
7. Tên đề tài luận văn: Tác động của cha mẹ đi làm ăn xa đến học tập của trẻ.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học; Mã số: 60.31.04.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lượt – Khoa Tâm lý học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 
Các kết quả chính của luận văn gồm: 
(1).  Luận văn xác định sự tác động của cha mẹ đi làm xa đến học tập của trẻ thông qua điểm trung bình chung học tập, ĐTB các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ  và các vấn đề trường học của trẻ gồm bạo lực học đường, vấn đề tiếp thu, vấn đề với giáo viên và vấn đề chấp hành nôi qui ở trường.  
(2). Kết quả nghiên cứu trên 327 trẻ độ tuổi trung bình là 13.11 (độ lệch chuẩn = 2.01),  158 trẻ nam (chiếm 48.3%) và 169 trẻ nữ (chiếm 51.7%), có 211 trẻ có cha mẹ đi làm xa, 116 trẻ ở cùng cha mẹ ở 2 tỉnh Thái Nguyên và Thái Bình cho thấy, điểm trung bình chung học tập của trẻ và điểm trung bình của các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ của trẻ có cha mẹ đi làm xa ở mức khá. 
(3). Phân tích tác động thời gian của cha mẹ đi làm xa tới điểm trung bình và vấn đề học tập mà trẻ gặp phải cho thấy: không có sự khác biệt về kết quả học tập, vấn đề trường học giữa nhóm trẻ ở cùng cha mẹ và nhóm trẻ có cha mẹ đi là xa; Kết quả phân tích hồi qui đơn biến cho thấy sự tác động của thời gian cha mẹ đi làm xa đến kết quả học tập và các vấn đề trường học mà trẻ gặp phải là không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê; 
(4). Các yếu tố bảo vệ trẻ khỏi các vấn đề trường học gồm các kiểu phục hồi tâm lý của trẻ như sau: kiểm soát cảm xúc; tìm sự hỗ trợ từ gia đình; hướng tới mục tiêu. Ngoài ra, người chăm sóc quan tâm tới trẻ cũng là 1 yếu tố giúp bảo vệ trẻ khỏi các vấn đề gặp phải trong trường học. Trái ngược lại, người chăm sóc theo hướng kiểm soát trẻ là yếu tố gia tăng vấn đề trường học ở trẻ có cha mẹ đi làm xa. 
(5). Sự tác động của cha mẹ đi làm xa đến kết quả học tập và các vấn đề trường học mà trẻ gặp phải không tìm thấy trong nghiên cứu này. 
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 
Đề tài giúp cho các gia đinh và chính quyền địa phương, nhà trường, thây cô giáo nắm bắt được sự tác động của cha mẹ đi làm ăn xa đến học tập của trẻ. Từ đó làm tốt công tác giáo dục, nuôi dạy trẻ đặc biệt là trong học tập đạt kết quả tốt hơn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Trinh Xuan Tuan                                     2. Sex:     Male
3. Date of birth: September 3, 1982                              4. Place of  birth: Tien Phong – Me Linh – Hanoi.
5. Admission decision number: 2091/QD-XHNV Dated May 24, 2019 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process:         
7. Official thesis title: Impact of parents working away from home on children's education.
8. Major: Psychology                                                     9. Code: 60.31.04.01    
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Luot - Department of Psychology - University of Social Sciences and Humanities.(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:         
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
The main results of the thesis include:
(1). The thesis determines the impact of working parents on children's learning through the average academic score, average scores in Maths, Literature, Foreign Languages and school problems of children including school violence. , problems with learning, problems with teachers and problems with school rules.
(2). The results of the study on 327 children with average age were 13.11 (standard deviation = 2.01), 158 boys (accounting for 48.3%) and 169 girls (accounting for 51.7%), 211 children with parents working away from home, 116 children. Children living with their parents in Thai Nguyen and Thai Binh provinces show that the average score of children and the average score of Math, Literature, and Foreign Languages of children whose parents work away from home are quite good.
(3). Analysis of the impact of working parents' time on GPA and children's learning problems shows that: there is no difference in academic performance, school problems between the group of children living with parents and the group of children whose parents are away are far away; The results of univariate regression analysis showed that the impact of parents' time away from work on academic performance and school problems encountered by children was insignificant and not statistically significant;
(4). Factors that protect children from school problems include the following types of psychological recovery: with emotional control; seek support from family; towards the goal. In addition, caregivers who care about children are also a factor that helps protect children from problems encountered in school. In contrast, caregivers tend to control the child as a factor in increasing school problems in children whose parents work away from home.
(5). The impact of working parents away on academic performance and school problems encountered by children was not found in this study.
12. Practical applicability, if any: 
The topic helps families and local authorities, schools, and teachers understand the impact of parents working away from home on children's learning. Since then, do a better job of educating and raising children, especially in learning, to achieve better results.
13. Further research directions, if any:         
14. Thesis-related publications: 

Tác giả: Vũ Ngà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây