Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLV: Tổ chức Sản xuất Chương trình Tiếng Khmer trên sóng Truyền hình Tây Nam Bộ

1. Họ và tên học viên: Sơn Thị Sa Thươl
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/5/1987
4. Nơi sinh: ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
5. Quyết định công nhận học viên: Quyết định  4428/2012019/QĐ-XHNV, ngày 27/11/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tổ chức Sản xuất Chương trình Tiếng Khmer trên sóng Truyền hình Tây Nam Bộ
8. Chuyên ngành: Báo chí học;  Mã số: 8320101.01 (UD)
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Dững - Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ lại những vấn đề lý luận như khái niệm dân tộc Khmer; công chúng truyền hình; chương trình truyền hình; tổ chức; tổ chức sản xuất chương trình truyền hình… Đồng thời chương này còn làm rõ về nguyên tắc và tiêu chí của việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tiếng Khmer.
Trong chương 2, sau khi tiến hành khảo sát và phân tích về việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tiếng Khmer. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, đa số thính giả đều đánh giá cao về hình thức và nội dung chương trình TH tiếng Khmer của các Đài PT-TH khá đa dạng, phong phú về thể loại, chuyên mục, cách thức đưa tin và thể hiện cũng khá hấp dẫn. Nhờ đó đã thu hút được sự quan tâm của công chúng xem đài. Bằng chứng cho thấy, tần suất xem đài của công chúng khá thường xuyên, mức độ xem chương trình từ ½ đến hết chương trình chiếm tỷ lệ khá cao, có khá nhiều chuyên mục được yêu thích như chuyên mục nông nghiệp- nông thôn, giải trí…. Ngoài ra, hiệu quả của chương trình còn phản ánh thông qua những đóng góp đối với đời sống của đồng bào Khmer. 
Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng đã phát hiện một số vấn đề đang đặt ra đối với việc tổ chức sản xuất của chương trình tiếng Khmer, đó là nội dung chương trình vẫn còn nhiều tin, bài văn phong còn mang tính nghị quyết, khó hiểu; hình thức thể hiện còn đơn điệu, thông tin còn chậm, đặc biệt các chương trình dịch từ tiếng việt sang tiếng Khmer; cơ sở vật chất chưa hạn chế, thiếu đội ngũ chuyên nghiệp làm chương trình truyền hình Khmer. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ rõ về vấn đề đặt ra đối với công chúng là điều kiện sống, trình độ và nhận thức của đồng bào không đồng đều, còn hạn chế cho nên tạo ra áp lực cho người làm chương trình và áp lực trong đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo cơ hội tiếp cận thông tin cho đồng bào Khmer hiện nay.
Chương 3 tác giả đã đưa ra hai phương hướng chung và các giải pháp cơ bản. Trong đó, phương hướng đầu tiên là về yếu tố con người, đó là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị cho những người sản xuất chương trình; phương hướng thứ hai là nâng cao chất lượng nội dung chương trình, trong phương hướng này gồm các vấn đề cơ bản là: kế hoạch định hướng thông tin tuyên truyền, cải tiến nội dung, cải tiến chất lượng hình ảnh và cải tiến quy trình sản xuất chương trình. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số giải pháp như đổi mới về cơ chế quản lý và bộ máy hoạt động; tăng thời lượng và chọn thời điểm phát sóng chương trình phù hợp; tổ chức xây dựng và khai thác mạng lưới cộng tác viên cấp huyện, thị,…. Đó là những giải pháp cơ bản nhằm không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tiếng Khmer của các đài PT-TH Cà Mau, Sóc Trăng và Kiên Giang hiện nay.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
Luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đồng nghiệp, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu về công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc Khmer, các sinh viên báo chí ở các cơ sở đào tạo, có cái nhìn tổng quan về công tác thông tin tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên trực tiếp tham gia sản xuất chương trình truyền hình tiếng Khmer để có bước cải tiến, đổi mới công tác sản xuất chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả Khmer.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Sơn Thị Sa Thươl
2. Sex: Female
3. Date of birth: May 8, 1987
4. Place of birth: Cu Lao hamlet, Hung Hoi commune, Vinh Loi district, Bac Lieu province.
5. Admission decision number: Decision 4428/2019/QD-XHNV, dated November 27, 2019 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in the academic process: No
7. Official thesis title: Organizing the Production of Khmer Programs on TV Broadcast of the South West region, Viet Nam.
8. Major: Journalism;                   Code: 8320101.01 (UD)
9. Scientific instructors: Assoc.Prof. Dr. Nguyen Van Dung - Director of the Institute of Information Technology and Communication Application.
10. Summary of the results of the thesis:
In chapter 1, the author systematized and clarified theoretical issues such as the concept of Khmer ethnicity; public television; TV show; organization; organization of TV program production ... At the same time, this chapter also clarifies the principles and criteria of organizing the production of TV programs in Khmer.
In chapter 2, after conducting survey and analysis on the organization of production of Khmer TV programs. The research results showed that most of the audience highly appreciated the form and content of the program of Khmer language of TV stations, which are quite diverse, rich in genres, categories, ways. The informative and expressive formula is also quite appealing. Thanks to those, they have attracted the attention of the public watching the radio. Evidence shows that the frequency of the public's radio viewing is quite regular, the level of viewing programs from ½ to the end of the program is quite high, there are many popular categories such as the agriculture-rural section, entertainment…. In addition, the program's effectiveness is also reflected through its contributions to the lives of the Khmer people.
However, research has also discovered a number of problems posing to the production organization of the Khmer language program, that is, the program content about news, articles still has a resolution style, hard to understand; the form of expression is still simple, information is slow, especially programs translated from Vietnamese into Khmer; The facilities are not limited, and there is a lack of professional staff making Khmer TV programs. In addition, the study also shows that the problems posed to the public are the living conditions, levels and awareness of the people, which are limited, creating pressure on programmers and pressuring the investment in infrastructure to ensure information access opportunities for Khmer people today.
Chapter 3, the author gave two general directions and basic solutions. In particular, the first direction is on the human factor, which is to improve professional qualifications, profession, professional ethics, political bravery for program producers; The second direction is to improve the quality of the program's content, in this direction includes the basic issues: propaganda orientation plan, content improvement, image quality improvement and improvement program production. On that basis, the thesis proposes a number of solutions such as reforming the management mechanism and the operational apparatus; increase the duration and choose the right time to broadcast the program; organizing the construction and exploitation of the network of collaborators at district and town levels,…. These are the basic solutions to constantly innovate and improve the efficiency of production organization of Khmer TV programs of current Ca Mau, Soc Trang and Kien Giang TV stations.
11. Practical applicability in practice:
This thesis will be a useful reference for colleagues, managers, researchers on propaganda work for the Khmer ethnic minority, journalism students in press training institutions. They have an overview of the propaganda work for ethnic minorities, especially the contingent of reporters, editors, translators, broadcasters and technicians who directly participate in the production of Khmer TV programs to take steps to improve and renovate program production to meet the information needs of Khmer audiences.
12. Further research directions: No
13. Published works related to the thesis: No

Tác giả: Vũ Ngà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây