Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


Giới thiệu chung

  1. Một số thông tin về chương trình đào tạo         
  • Tên chuyên ngành đào tạo:
    • Tiếng Việt: Quản lí văn hóa         
    • Tiếng Anh: Cultural Management
  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 8319042.01            
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 02 năm
  • Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
  • Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí văn hóa
    • Tiếng Anh: Master in Cultural Management
  • Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo được xây dựng với triết lí: trên nền tảng cơ bản của lịch sử văn hóa Việt Nam, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn của vấn đề quản lí văn hóa kết hợp với sự vận dụng của các lí thuyết và kinh nghiệm quản lí văn hóa của các nước trong khu vực và trên thế giới, chương trình đào tạo được xây dựng nhằm đưa đến sản phẩm được đào tạo không chỉ có năng lực trong quản lí văn hóa mà còn có khả năng tư vấn và thiết kế, xây dựng chính sách quản lí văn hóa trên bình diện quốc gia và địa phương.

Từ triết lí đào tạo đó mục tiêu chung của chương trình thạc sĩ Quản lí văn hóa nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, tổ chức, tư vấn, tham mưu và thực thi các vấn đề trong lĩnh vực quản lí văn hóa ở cả cấp vĩ mô và vi mô.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Kết thúc chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lí văn hóa, học viên có các khả năng sau:

  • Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lí văn hóa; nắm vững các lí thuyết và phương pháp nghiên cứu về văn hóa, di sản, quản lí văn hóa;
  • Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp; tư duy hệ thống và tư duy phân tích; khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; khả năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả; hội nhập môi trường quốc tế;
  • Có năng lực tổ chức, quản lí các hoạt động văn hóa; xây dựng đề án, dự án quản lí văn hóa; tham mưu, tư vấn về văn hóa cho các cơ quan ban ngành ở trung ương và địa phương;
  • Có khả năng tiếp tục nghiên cứu và học tập ở bậc tiến sĩ.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

  • Môn thi Cơ bản: Cơ sở văn hóa Việt Nam;
  • Môn thi Cơ sở: Lịch sử Việt Nam;
  • Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ sau: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam).

3.2. Đối tượng tuyển sinh

    Thí sinh dự tuyển chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lí văn hóa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc các nhóm ngành nêu tại mục 3.3 và đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức nêu tại mục 3.4;
  • Có đủ sức khỏe để học tập;
  • Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của ĐHQGHN và của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
  • Về kinh nghiệm công tác chuyên môn:
  • Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp: không yêu cầu kinh nghiệm công tác;
  • Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần: phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Quản lí văn hóa tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi;
  • Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác: phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Quản lí văn hóa tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi.

3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần, ngành khác

3.3.1 Danh mục các ngành phù hợp

  • Ngành Lịch sử, Văn hóa học, Khoa học quản lí, Nhân học.

3.3.2 Danh mục các ngành gần

  • Ngôn ngữ học, Văn học, Hán Nôm, Đông phương học, Đông Nam Á học, Triết học, Báo chí, Quan hệ công chúng, Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành, Quản trị khách sạn, Quốc tế học, Lưu trữ học, Quản trị văn phòng, Thông tin học, Khoa học thư viện, Việt Nam học, Chính trị học, Tâm lí học, Xã hội học, Công tác xã hội, Tôn giáo học.

3.3.3. Danh mục ngành khác

  • Các ngành còn lại.

3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lí văn hóa là chuyên ngành mang tính liên ngành, vì vậy tất cả những người dự thi đều phải học bổ sung kiến thức nhằm đảm bảo có được những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu bắt buộc. Sau đây là các học phần mang tính nền tảng yêu cầu ứng viên dự tuyển phải được trang bị trước khi đăng kí dự thi:

STT

Học phần

Số tín chỉ

1.

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

3

2.

Lịch sử văn minh thế giới

3

3.

Cơ sở Văn hóa Việt Nam

3

4.

Môi trường và phát triển

2

5.

Khoa học quản lí đại cương

3

6.

Nhân học đại cương

3

7.

Lí thuyết hệ thống

2

8.

Cơ sở khảo cổ học

3

9.

Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam

3

10.

Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội ở Việt Nam

2

11.

Kĩ năng quản lí

3

 

Tổng cộng

30

 

Dựa trên bảng điểm kết quả học tập của ứng viên, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ xác định nội dung học phần cần bổ sung kiến thức cho từng ứng viên.

3.5. Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh: 20 học viên/năm.

Tác giả: ussh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây