Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLA: Nghiên cứu đối chiếu hành động yêu cầu trong tiếng Thái Lan và tiếng Việt

1.    Họ và tên nghiên cứu sinh: Thanomphan Triwanitchakorn     
2.    Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28 tháng 5 năm 1983                                           4. Nơi sinh: Thái Lan
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2859/QĐ-XHNV, ngày 2 tháng 11 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đối chiếu hành động yêu cầu trong tiếng Thái Lan và tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu                      9. Mã số: 62 22 02 41
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, TS. Đỗ Hồng Dương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Luận án có mục đích nghiên cứu, chỉ ra và làm rõ những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và dấu hiệu ngôn hành của những phát ngôn dùng để thực hiện hành động yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt. Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu với 230 nghiệm thể và thu thập ngữ liệu thông qua phiếu điều tra Discourse Completion Test (DCT). Luận án đã đạt được những kết quả mới như sau; 
- Luận án chỉ ra được 6 hình thức cấu trúc hành động yêu cầu trong tiếng Thái Lan và tiếng Việt có sự khác biệt nhau trong khi phát ngôn. Trong đó, cấu trúc 1 được người Thái dùng ít nhất, còn người Việt lại sử dụng cấu trúc 5 ít nhất. Cấu trúc 4 lại được cả người Thái và người Việt chọn nhiều nhất. 
- Luận án vận dụng khung lý thuyết của Blum-Kulka (1989) để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hành động yêu cầu giữa hai ngôn ngữ chia thành 2 chiến lược chính: 
1) Chiến lược yêu cầu trực tiếp có 3 tiểu nhóm: dùng cấu trúc/câu mệnh lệnh; dùng biểu thức/câu ngôn hành và dùng cấu trúc/câu tường thuật biểu hiện sự mong muốn. 
    2) Chiến lược yêu cầu gián tiếp được chia thành 2 nhóm: 
    2.1 Chiến lược yêu cầu gián tiếp theo quy ước, bao gồm 3 tiểu nhóm, đó là: đưa ra lời điều kiện; chuẩn bị truy vấn và lời rào đón ngôn hành. 
    2.2 Chiến lược yêu cầu gián tiếp không theo quy ước gồm 19 tiểu nhóm: lời ướm trước; trình bày lý do; xin lỗi; cảm ơn; đề nghị đền bù; nhấn mạnh lại lời yêu cầu; nể nang; hỏi sự thuận tiện về sự yêu cầu; giảm bớt trọng lượng của nội dung; sự lo lắng; hứa hẹn; quan điểm cá nhân; khen ngợi; cách lựa chọn; yếu tố thu hút sự chú ý; cảnh báo; hàm ý; mỉa mai; và ẩn dụ. Trong đó, chiến lược mỉa mai và ẩn dụ được người Thái và người Việt dùng ít nhất. Đồng thời, luận án xem xét các nhân tố biến xã hội có liên quan đến phát ngôn yêu cầu. 
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 
Kết quả nghiên cứu của Luận án phần nào hỗ trợ góp phần tích cực cho việc dạy tiếng Việt và tiếng Thái cũng như biên soạn tài liệu giảng dạy theo văn hoá giao tiếp thực hành hiện đại. Đồng thời, kết quả luận án cũng có thể là những tham khảo hữu ích cho việc xây dựng các đặc điểm sử dụng những yếu tố bên trong và bên ngoài điều biến lực ngôn trung trong phát ngôn yêu cầu trong các tình huống giao tiếp cụ thể để cuộc nói chuyện đạt hiệu quả, tránh gây hiểu lầm lẫn nhau. 
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 
1) “The elements modifying the illocutionary force of act of request in Thai and Vietnamese”, Bailan Journal, UbonRatchathaniRajabhat University.Vol.4 (2) (July – December 2019), pp. 97-116.
2) “Contrastive syntactic structures of speech act of request in Thai and Vietnamese”, Graduates Development Journal, UbonRatchathaniRajabhat University, Vol.6 (2) (July – December 2019), pp. 21-40.
3) “Những yếu tố làm điều biến lực ngôn trung bên ngoài của lời yêu cầu trong tiếng Thái và tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Từ T đến C sự thể hiện ngữ pháp của thì và hành động ngôn từ Ngày 15-16 tháng 1 năm 2020, tr. 226-238. 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1.    Full name: Thanomphan Triwanitchakorn                  2. Gender: female
3. Date of birth: 28 May 1983                                            4. Place of birth: Thailand
5. Admission decision number: 2859/QĐ-XHNV, 2 November 2017 by Rector of USSH,VNU
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Research on comparing the act of request in Thai and Vietnamese.
8. Major: Comparative - contrastive linguistics                             9. Code: 62 22 02 41
10. Supervisors:  Prof. Dr. Nguyen Van Hiep, Dr. Do Hong Duong
11. Summary of the new findings of the thesis: The objectives of the thesis are to do research, to point out and clarify the similarities and differences in the syntactic structures and speech acts signs of utterances being used to act out requests in Thai and Vietnamese language. The paper has used the comparative contrast methods among 230 informants and collected data through Discourse Completion Test (DCT). The thesis has achieved the following new results; 
- The thesis has come up with 6 contrastive syntactic structures of speech act request in Thai and Vietnamese language. It can be found out that structure 1 is used the least by Thai, while Vietnamese people use structure 5 the least. Meanwhile, structure 4 is the most widely used by both Thai and Vietnamese people. 
- The thesis applies the theory of Blum-Kulka (1989) to point out two languages similarities and differences of speech act of the strategies of request, which can be divided into two major levels: 
1) The direct request strategy has 3 subgroups: Imperative; Explicit performative and Want statement.
2) The indirect request strategy is divided into 2 groups: 
2.1 Conventional indirect request strategy, including 3 subgroups: Giving conditional; Query preparatory and Hedged performative. 
2.2 The non-conventional indirect request strategy consists of 19 subgroups: Pre-offered; Reason; Sorry; Thanks; Offer compensation; Emphasize the request; Reverence; Inquire about the convenience of the request; Decrease the force of the content; Worry; Promise; Personal qualification; Praise; Choose; Attention-getters; Warning; Implications; Sarcasm; and Metaphor. This was expressed and considered through the 19 non-conventionally indirect request strategies. Among them, the strategies of irony and metaphor are used the least by Thai and Vietnamese people. Moreover, some related social variable factors are mentioned in the request statements.
12. Practical applicability, if any: 
    The results of the thesis will contribute positively to teaching as well as the development of teaching materials for Vietnamese and Thai according to modern practical communication culture is also another application of this paper. At the same time, the results of the thesis can be useful references for figuring out the internal and external elements modifiying the illocutionary force of act of request in some specific situations in communication. These are stated to be effective to avoid mutual misunderstanding. 
13. Further research direction, if any: No
14. Thesis-related publications:
 1) “The elements modifying the illocutionary force of act of request in Thai and Vietnamese”, Bailan Journal, UbonRatchathaniRajabhat University.Vol.4 (2) (July – December 2019), pp. 97-116.
2) “Contrastive syntactic structures of speech act of request in Thai and Vietnamese”, Graduates Development Journal, UbonRatchathaniRajabhat University, Vol.6 (2) (July – December 2019), pp. 21-40.
3) “The strategists element external modifying of act requests in Thai and Vietnamese”, Form T to C Grammatical representations of tense and speech acts. International Conference. 15-16 January  2020, pp. 226-238.

Tác giả: Vũ Ngà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây