Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLA: Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Narendra Modi (2014 - 2019)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Oanh               2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/10/1989                                                     4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 1806/2018/QĐ-XHNV ngày 29/6/2018 của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): gia hạn thời gian học tập 12 tháng (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022).
7. Tên đề tài luận án: Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Narendra Modi (2014 - 2019)
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế                                     9. Mã số: 9310601.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Khắc Nam
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

  • Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc qua đó đánh giá tác động của chính sách này (đối với khu vực, Việt Nam) và đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam.
  • Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Narendra Modi.
  • Phương pháp nghiên cứu: Là đề tài về quốc tế học nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm xem xét sự ra đời, nội dung chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới góc độ tương tác lợi ích địa chiến lược và địa chính trị của nước lớn trong quan hệ quốc tế, cụ thể, luận án sử dụng các phương pháp chính sau: Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp nghiên cứu chính sách, phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu diễn ngôn, phương pháp phân tích nội dung, phương pháp so sánh. Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp bổ trợ khác trong nghiên cứu quan hệ quốc tế như phương pháp quan sát; nghiên cứu tài liệu; phân tích, giải thích.
  • Đóng góp mới về khoa học của luận án: Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, kết quả nghiên cứu có những điểm mới sau: Thứ nhất,từ góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam, luận án đã nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và khái quát cao về chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Narendra Modi (2014 - 2019), chỉ ra cơ sở hình thành (lý luận và các nhân tố tác động), và nội dung chính sách (mục tiêu, nguyên tắc, cách thức thực thi, sự triển khai chính sách). Qua đó, đưa ra các nhận xét về đặc điểm chính sách, đánh giá các thành tựu, hạn chế/thách thức của chính sách cũng như đánh giá tác động của chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng N. Modi (2014 - 2019) đối với khu vực Đông Nam Á, Nam Á/Ấn Độ Dương và Việt Nam; Thứ hai, Luận án đưa ra một số gợi ý chính sách cho phía Việt Nam trong quan hệ với Ấn Độ và Trung Quốc. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án có thể là một nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ Ấn - Trung.
  • Kết luận của luận án: (i) Về các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến sự hình thành của Ấn Độ đối với Trung Quốc: chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc là kết quả của sự tác động tổng hợp của các nhân tố bên trong và bên ngoài ở 4 cấp độ: toàn cầu, khu vực, quốc gia và cá nhân. Điều này cũng góp phần làm rõ vai trò của các biến số trong việc định hình chính sách đối ngoại của Ấn Độ. (ii) Về mức độ tác động của các nhân tố, nếu các biến số cấp độ hệ thống tác động trực tiếp đến cách thức lựa chọn công cụ, chiến lược và mục tiêu chính sách đối ngoại của một quốc gia thìchính sách đối ngoại là sự tiếp nối của chính sách đối nội, phục vụ chính sách đối nội. Trong khi các nhân tố bên ngoài là những nhân tố có tính điều kiện thì tình hình trong nước là những nhân tố có tính nguyên nhân, tác động trực tiếp nhất tới quá trình xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Trung Quốc, quyết định đến mức độ liên tục (kế thừa) và thay đổi (điều chỉnh) trong chính sách đối ngoại. (iii) Về nội dung chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc, tính đa dạng và phức tạp của các nhân tố bên trong và bên ngoài đã quyết định tính phức tạp và “đa hướng” trong nội dung chính sách của New Delhi đối với Bắc Kinh.Điều này được thể hiện ở việc triển khai đồng thời 4 chính sách: hợp tác, quản lý xung đột, cân bằng quyền lực và kiềm chế ảnh hưởng của New Delhi đối với Bắc Kinh. Do đó, đối với New Delhi, Bắc Kinh vừa là đối tác, vừa là đối thủ cạnh tranh. (iv) Về sự tiếp nối và điều chỉnh chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi so với các chính phủ tiền nhiệm. Sự tiếp nối chính sách được thể hiện ở: ổn định quan hệ chính trị để phát triển kinh tế; cách tiếp cận thực dụng để phát triển kinh tế; cạnh tranh ảnh hưởng ở châu Á và, giải quyết vấn đề biên giới. Còn sự điều chỉnh chính sách được thể hiện ở cách tiếp cận của Ấn Độ khi đặt Trung Quốc trong vị thế ngang hàng, đồng đẳng với Trung Quốc, triển khai chính sách cân bằng bên ngoài để kiềm tỏa Trung Quốc. (v) Về tổng thể, trong giai đoạn 2014 - 2019, mặc dù có nhiều điều chỉnh chính sách từ phía Ấn Độ, tuy nhiên, quan hệ Ấn - Trung vẫn duy trì được xu thế ổn định trong khuôn khổ “hòa bình lạnh” bởi các xung đột chính trị, an ninh, biên giới vẫn chưa được giải quyết triệt để.  (vi) Việt Nam cần nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng đắn những chính sách và diễn biến mới của quan hệ Ấn - Trung trong giai đoạn hiện nay để đưa ra được chủ trương chính sách đối ngoại kịp thời, thích hợp. Trong đó, lợi ích quốc gia, chủ quyền dân tộc luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Lịch sử Quan hệ quốc tế; Chiến lược của các nước lớn; Chính sách đối ngoại của các nước lớn, Thể chế chính trị Ấn Độ; Chính sách và quan hệ của Ấn Độ với các nước lớn (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản) và các quốc gia láng giềng (Nam Á, Đông Nam Á), An ninh và xung đột quốc tế; lý thuyết quan hệ quốc tế.

13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Các công trình tiếng Việt:

  1. Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Thị Oanh (2018), “Chiến lược biển của Ấn Độ hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á 10 (71), tr. 1-7, ISSN: 0866-7314;
  2. Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Văn Linh (2018), “Phản ứng của Ấn Độ đối với Sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc”, Tạp chí Đối ngoại, Ban Đối ngoại Trung Ương 108, tr. 13-17, ISSN: 1859-2899;
  3. Nguyễn Thị Oanh (2018), “Một số nét về chính sách hạt nhân của Ấn Độ từ năm 1947 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á 11 (72), tr. 30-39, ISSN: 0866-7314;
  4. Nguyễn Thị Oanh (2019), “Chính sách “kết nối phía Tây” của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng N. Modi”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á 11 (84), tr. 1-10, ISSN: 0866-7314;
  5. Nguyễn Thị Oanh (2020), “Những đặc điểm cơ bản của hệ thống đảng chính trị nước Cộng hòa Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á 5 (90), tr. 46-56, ISSN: 0866-7314;
  6. Nguyễn Thị Oanh (2020), “Vai trò của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á 7 (92), tr.1-8, ISSN 0866-7314;
  7. Nguyễn Thị Oanh (2020), “Tác động của nhân tố nội bộ đến chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng N. Modi”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á11 (96), tr. 9-17, ISSN 0866-7314;
  8. Nguyễn Thị Oanh (2021), “Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Narendea Modi”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc 4 (236), tr. 38-56, ISSN: 0868-3670.
  9. Nguyễn Thị Oanh (2021), “Chính sách quản lý xung đột của Ấn Độ với Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Narendra Modi và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 10 (546), tr. 73-82, ISSN: 0866-7494.

Các công trình tiếng Anh:

  1. Nguyen Thi Oanh, Pham Thuy Nguyen (2019), “The “Modi Doctrine” and “the rise” of India: From Vietnam’s perspectives”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies 1 (1), pp. 24-36, ISSN: 0866-7314;
  2. Nguyen Thi Oanh (2020), “India in the Indo - Pacific region and the prospects of India - Vietnam cooperation” in Jayachandra Reddy G, Nguyen Xuan Trung (eds, 2020), India - Vietnam Enhancing Partnership, Narendra Publishing House, New Delhi, India -110085 (India), pp. 218-231, ISBN: 9789389695960;
  3. Nguyen Thi Oanh, Nguyen Xuan Trung (2020), “China - India Relations after the 19th National Congress of the Communist Party of China: A perspective of Vietnam”, in Nguyễn Xuân Trung, Lê Thị Hằng Nga, Đặng Thu Thủy (eds, 2020), International Conference Proceedings India’s Relations with neighbouring coutries in the new contexts, Social Sciences Publishing House, pp. 165-194, ISBN: 978-604-308-053-7,
  4. Nguyen Le Thy Thuong, Nguyen Thi Oanh (2021), “Vietnam in the Indo-Pacific Region: Perception, Position and Perspectives”, India Quarterly (1-14), Indian Council of World Affairs (ICWA& SAGE), Scopus Q3, DOI: 10.1177/09749284211005036journals.sagepub.com/home/iqq.
  5. Nguyen Thi Oanh, Pham Thuy Nguyen (2021), “Vietnam and India’s approach to the Indo - Pacific region: implication for bilateral relation promotion”, Journal of Liberty and International Affairs 6 (3), Institute for Research and European Studies - Bitola (North Macedonia), eISSN: 1857 - 9760, pp. 62-78, DOI: https://www.doi.org/10.47305/JLIA2163062to;
  6. Nguyen Thi Oanh, Nguyen Van Linh (2021), “China’s Infrastructure Diplomacy in South Asia: Motives and Impacts”, IAR Journal of Humanities and Social Science 2(2), ISSN Print: 2708 - 6259; ISSN online: 2708 - 6267, pp. 34-42; DOI: 10.47310/iarjhss.2021.v02i02.006.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Oanh
2. Sex: Female
3. Date of birth: 10/10/1989
4. Place of birth: Nghe An
5. Amission decision number: 1806/2018/QĐ-XHNV   date: 29/6/2018 by University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University.
6. Changes in academic process: extend the deadline of the course: 12 months (from July 2021 to June 2022.
7. Officical thesis title: India's Policy towards China under Prime Minister Narendra Modi (2014 - 2019)
8. Major: International Relations
9. Code: 9310601.01
10. Supervisors: Prof. Dr. Hoang Khac Nam
11. Summary of the new findings of the thesis
- Research purpose: The research objective of the dissertation is to clarify India's foreign policy towards China, its impact on the region, Vietnam and policy recommendations to Vietnam.
- Research object: The research object of the dissertation is India's foreign policy towards China under Prime Minister Narendra Modi.
- The research methods used: This thesis is about international studies, so the research methods are mainly those of international relations to consider the beginning, the content of India's policy towards China in the perspective of the profitable interaction of geo-strategy and geo-politics of the bigger countries in the international relations, in which: The analysis of system, the policy research methods, the discourse research method, Content Analysis method, Comparative method. Furthermore, the thesis uses other complementary methods in researching the international relations such as observation method; documentary research method; comparative method; methods of analysis and explanation.
- Main results: The dissertation is the first monograph work in Vietnam that studies India's policy towards China under Prime Minister Narendra Modi. The research results have some new points, as following:Fristly, from the view of Vietnamese researchers, the dissertation has been done thoroughly, systematically and highly generalized India's policy towards China under Prime Minister Narendra Modi (2014 - 2019), pointing out the basis of formation (theories and influencing factors), and policy content (objectives, principles, executive methods, policy implementation). Thereby, comments on policy characteristics, evaluating the achievements, limitations/challenges of the policy as well as assessing the impact of India's policy on China under Prime Minister N. Modi (2014 - 2019) on Southeast Asia, South Asia /Indian Ocean and Vietnam have been made;Secondly, the thesis proposes some policy suggestions for Vietnam in the relations with India and China as well as in dealing with border issues with China.Thirdly, the research results of the dissertation can be a source of reference for those who are interested in Indian foreign policy and India-China relations.
-  Conclusions: (i) Regarding the internal and external factors affecting the formation of India’s policy towards China: India's policy towards China is the result of the combined effects of internal and external factors at four levels: global, regional, national and inpidual. The changes in India's foreign policy toward China under Prime Minister N. Modi is not out of the trend, which also contributes to the clarification of the role of variables in shaping India's foreign policy. (ii)Regarding the impact level of factors, if systematic variables directly affect the way to select a nation's foreign policy tools, strategies and objectives, then the foreign policy is the continuation of domestic policy, supporting domestic policy. Therefore, whereas external factors are conditional factors, the domestic situation is the primary one which the most directly impacts on India's foreign policy development and implementation towards China. Changes in domestic variables determine continuity (inheritance) and change (adjustment) in foreign policy. (iii) Regarding the content of India's policy towards China, the persity and complexity of the internal and external factors have determined the complexity and "Omni direction" in New Delhi's policy content towards Beijing. It can be said that this is a statement referring to Modi's tough policy towards the countries, especially China, that have conflicts with India. Therefore, to New Delhi, Beijing is both a partner and a competitor. There is a competitive element in cooperation and an element of cooperation in competition on the other hand. (iv) Regarding the adjustment of India's policy towards China under Modi versus its predecessor governments. Under Modi, New Delhi's policy toward Beijing was a continuation, a modified succession of the policies of the previous periods, in which the most obvious is the principle of strategic autonomy. And the adjustment is clearly demonstrated in India's approach to place India at an equal position with China, implementing a policy of external balance to restrain China. (v) Regarding the India - China relations under Prime Minister Modi. Overall, in the period 2014 - 2019, although there were many policy adjustments from India, it can be seen that the India - China relation maintained the trend of stable development, within the framework of "cold peace" due to the incompletely resolved conflicts of politics, security and borders.(v i) To Vietnam, it is necessary to deeply recognize and properly evaluate the policies and developments of the India - China relation in the current period in order to make out a timely and appropriate foreign policy. Of all, the national benefits and sovereignty are always the top priority in foreign policy
12. Futher research directions
History of International Relations; Strategy of major countries; Foreign Policy of Major Countries, Political Institutions of India; Policy and relations of India with major countries (USA, China, Japan) and neighboring countries (South Asia, Southeast Asia), Security and international conflicts; international relations theory.
13. Thesis-related publications
Publications in Vietnamese:

  1. Nguyen Xuan Trung, Nguyen Thi Oanh (2018), “India's maritime strategy in the first two decades of the twentieth century”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies” 10 (71), pp. 1-7, ISSN: 0866-7314;
  2. Nguyen Thi Oanh, Nguyen Van Linh (2018), “India's Response to China's Belt and Road Initiative”, External Relations Review 108, pp. 13-17, ISSN: 1859-2899;
  3. Nguyen Thi Oanh (2018), “Some features of India's nuclear policy from 1947 to now”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies11 (72), pp. 30-39, ISSN: 0866-7314;
  4. Nguyễn Thị Oanh (2019), “India's "link West" Policy Under Prime Minister N. Modi”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies11 (84), pp.1-10,ISSN: 0866-7314;
  5. Nguyen Thi Oanh (2020), “Basic features of the political party system of the Republic of India”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies5 (90), pp. 46-56, ISSN: 0866-7314;
  6. Nguyen Thi Oanh (2020), “Role of India in the Indo - Pacific region”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies 7 (92), pp. 1-8, ISSN 0866-7314;
  7. Nguyen Thi Oanh (2020), “Impact of internal factors on India's policy towards China under Prime Minister N. Modi”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies 11 (96), pp. 9-17, ISSN 0866-7314;
  8. Nguyen Thi Oanh (2021), “India's Policy towards China under Prime Minister Narendra Modi (2014 - 2019)”, Chinese Studies Review 4 (236), pp. 38-56, ISSN: 0868-3670.
  9. Nguyen Thi Oanh (2021), “India's conflict management policy with China under Prime Minister Narendra Modi and policy implications for Vietnam”, Historical Studies Review10 (546), pp. 73-82, ISSN: 0866-7494.
Publications in English:
  1. Nguyen Thi Oanh, Pham Thuy Nguyen (2019), “The “Modi Doctrine” and “the rise” of India: From Vietnam’s perspectives”, Vietnam Journal for Indian and Asian Studies 1 (1), pp. 24-36, ISSN: 0866-7314;
  2. Nguyen Thi Oanh (2020), “India in the Indo - Pacific region and the prospects of India - Vietnam cooperation” in Jayachandra Reddy G, Nguyen Xuan Trung (eds, 2020), India -Vietnam Enhancing Partnership, Narendra Publishing House, New Delhi, India -110085 (India), pp. 218-231, ISBN: 9789389695960;
  3. Nguyen Thi Oanh, Nguyen Xuan Trung (2020), “China- India Relations after the 19th National Congress of the Communist Party of China: A perspective of Vietnam”, in Nguyễn Xuân Trung, Lê Thị Hằng Nga, Đặng Thu Thủy (eds, 2020), International Conference Proceedings India’s Relations with neighbouring coutries in the new contexts, Social Sciences Publishing House, pp. 165-194, ISBN: 978-604-308-053-7,
  4. Nguyen Le Thy Thuong, Nguyen Thi Oanh (2021), “Vietnam in the Indo-Pacific Region: Perception, Position and Perspectives”, India Quarterly (1-14), Indian Council of World Affairs (ICWA& SAGE), Scopus Q3, DOI: 10.1177/09749284211005036journals.sagepub.com/home/iqq.
  5. Nguyen Thi Oanh, Pham Thuy Nguyen (2021), “Vietnam and India’s approach to the Indo-Pacific region: implication for bilateral relation promotion”, Journal of Liberty and International Affairs 6 (3),  Institute for Research and European Studies - Bitola (North Macedonia), eISSN: 1857-9760, pp. 62-78, DOI: https://www.doi.org/10.47305/JLIA2163062to;
  6. Nguyen Thi Oanh, Nguyen Van Linh (2021), “China’s Infrastructure Diplomacy in South Asia: Motives and Impacts”, IAR Journal of Humanities and Social Science 2 (2), ISSN Print: 2708-6259; ISSN online: 2708-6267, pp. 34-42; DOI: 10.47310/iarjhss.2021.v02i02.006.

Tác giả: Vũ Ngà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây