Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLV: Di tích và lễ hội thờ Mẫu trong phát triển du lịch văn hóa ở Lạng Sơn (Nghiên cứu đền Bắc Lệ và đền Mẫu Đồng Đăng)

1. Họ và tên học viên: ĐẶNG THỊ THANH THUỶ     
2. Giới tính:  Nữ
3. Ngày sinh: 28/04/1994
4. Nơi sinh: Thanh Ba - Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên số: 1765/2018/QĐ-XHNV-ĐT ngày 28/06/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Theo quyết định số 542/QĐ-XHNV ngày 04/05/2020, kéo dài thời gian học tập từ 29/06/2020 đến ngày 28/12/2020
- Theo quyết định số 2102/ QĐ-XHNV ngày 10/11/2020, kéo dài thời gian học tập từ 29/12/2020 đến ngày 28/06/2021
- Theo quyết định số 703/ QĐ-XHNV ngày 05/04/2020, kéo dài thời gian học tập từ 29/06/2021 đến ngày 28/12/2021
7. Tên đề tài luận văn: Di tích và lễ hội thờ Mẫu trong phát triển du lịch văn hóa ở Lạng Sơn (Nghiên cứu đền Bắc Lệ và đền Mẫu Đồng Đăng)
8. Chuyên ngành: Việt Nam học                -           Mã số: 8310630.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt - Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Qua ba chương của luận văn, đi từ cơ sở lí luận và thực tiễn của du lịch văn hóa – du lịch tâm linh tại Lạng Sơn, trên cơ sở khảo sát, đánh giá những giá trị của các di tích và lễ hội thờ Mẫu ở Lạng Sơn, đánh giá thực trạng khai thác các giá trị để phục vụ các hoạt động du lịch để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Lạng Sơn, chúng tôi có một số kết luận về nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn như sau:
Một là, mỗi lễ hội đều gắn với một di tích cụ thể, di tích lịch sử văn hóa và lễ hội là hai yếu tố cùng nhau tồn tại và phát triển, ở những di tích càng lớn thì lễ hội càng lớn. Lễ hội được tổ chức cũng nhằm tưởng nhớ vị anh hùng có công với đất nước, thể hiện đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”của dân tộc ta. Lễ hội là hoạt động văn hóa xã hội tổng hợp mang tính giáo dục cao, có tính nghệ thuật. Lễ hội liên kết con người về mặt ý thức, lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người.
Hai là, Lạng Sơn là một địa phương có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó tiêu biểu là đền thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt. Lễ hội thờ Mẫu ở Lạng Sơn là một loại hình sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Không gian đền thờ và các hoạt động của lễ hội còn là nơi giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể thế giới tại đây, đó là tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Việc Nghiên cứu di tích và lễ hội thờ Mẫu ở Lạng Sơn là một việc làm thiết thực và quan trọng góp phần vào việc giữ gìn, phát huy di sản tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lạng Sơn nói riêng và ở Việt Nam nói chung, đồng thời giáo dục cho thế hệ mai sau biết giữ gìn và trân trọng những vốn quý của cha ông.
Ba là, nghiên cứu trường hợp hai di tích đền thờ và lễ hội thờ Mẫu ở Lạng Sơn, luận văn đã làm rõ nhiều giá trị quý báu chứa đựng trong những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đó. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của hai ngôi đền thờ Mẫu gắn liền với những hoạt động của lễ hội diễn ra vừa trang nghiêm vừa nhộn nhịp, sống động tại địa phương. Những giá trị lịch sử - văn hóa, nhân văn, giá trị tâm linh, giá trị kinh tế - du lịch của di tích đền thờ và những giá trị của lễ hội thờ Mẫu có ý nghĩa to lớn, thiết thực đối với cư dân địa phương cũng như đối với du khách, nó chính là hồn cốt của đời sống tinh thần, đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân địa phương, là sức hút, là tiềm năng để phát triển du lịch.
Bốn là, nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xã hội có nhiều thay đổi về vật chất lẫn tinh thần, tuy nhiên điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động văn hóa nói chung và các lễ hội nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, việc gìn giữ và phát triển lễ hội đang ngày càng trở nên quan trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý phù hợp để phát triển lễ hội sao cho vừa giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Nghiên cứu về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và phát huy, bảo tồn các giá trị của di tích và lễ hội tại đền Bắc Lệ và đền Mẫu Đồng Đăng ở Lạng Sơn cũng góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch tại Lạng Sơn. Từ đó đưa ra được những giải pháp tốt nhất trong việc phát huy và bảo tồn các di tích đền Bắc Lệ, đền Mẫu Đồng Đăng và lễ hội thờ Mẫu ở Lạng Sơn

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Tôi mong muốn rằng luận văn của mình sẽ góp phần vào việc phát triển du lịch văn hoá tại di tích và lễ hội đền Bắc Lệ và đền Mẫu Đồng Đăng ở Lạng Sơn thông qua nghiên cứu về thực trạng khai thác, bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích và lễ hội này; mang lại lợi ích về kinh tế và đời sống văn hoá, xã hội cho người dân địa phương. Thông qua khảo sát thực trạng lễ hội và di tích, có thể nhận thấy được những ưu điểm nhằm phát huy những giá trị sẵn có. Bên cạnh đó, khi biết được những giá trị mà du lịch văn hoá mang lại, có thể đưa ra những đề án trong công tác giữ gìn, bảo tồn và lưu truyền các nét văn hoá truyền thống của người dân bản địa. Đồng thời, khi biết được những mặt làm chưa tốt trong quá trình tổ chức lễ hội, bảo tồn di tích văn hoá; nắm rõ được nguyên nhân để có những phương án kịp thời nhằm khắc phục và nâng cao công tác quản lý lễ hội hơn. Từ đó có thể nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại địa phương hơn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu về những di tích kiến trúc nghệ thuật và những lễ hội truyền thống diễn ra tại đó ở các vùng, miền khác nhau là hướng nghiên cứu rất cần thiết, rất hấp dẫn để hiểu biết thêm về đời sống văn hóa các dân tộc và có cơ sở giúp cho các nhà quản lý và kinh doanh du lịch có được những giải pháp bảo tồn và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch. Đó cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Thuy Thi Thanh Dang
2. Sex: Female
3. Date of birth: April 28, 1994
4. Place of birth: Thanh Ba, Phu Tho
5. Admission decision number: 1765/2018/QĐ-XHNV-ĐT Dated: Jun 28, 2018 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
- According to Decision No. 542/QD-XHNV dated May 04, 2020, extending the study period from Jun 29, 2020 to December 28, 2020.
- According to Decision No. 2102/QD-XHNV dated November 10, 2020, extending the study period from December 29, 2020 to Jun 28, 2021.
- According to Decision No. 703/QD-XHNV dated April 05, 2021, extending the study period from Jun 29, 2021 to December 28, 2021.
7. Official thesis title: The Relics and Festival of Mother Goddless Wordship in Developing Cultural Tourism in Lang Son (Researching in Bac Le Temple and Mau Temple in Dong Dang)
8. Major: Vietnamese studies                               Code: 8310630.01
9. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Nguyen Thi Nguyet is currently working at the Faculty of Vietnamese studies and languages, University of Social Sciences and Humanities, VNU.
10. Summary of the findings of the thesis: (Summarize them with stress on the new findings, if any)
Through three chapters of the thesis, from the theoretical basic and implementation of culture – spiritual tourism in Lang Son, on the basis of surveying and evaluating of the values of monuments and festivals of Mother Goddess worship. In Lang Son, assessing the current situation of explotiting values to serve tourism activities to propose solutions for tourism development in Lang Son. We have some conclusions about the content and results of the text research. The study of this thesis is as follows:
Firstly, each festival is associated with a specific relic, cultural and historical relics and festivals are two factors that coexist and develop together, the bigger the monument, the bigger the festival. The festival is also held to commemorate the hero with meritorious services to the country, demonstrating the traditional moral of "Drink water, remember the source" of our nation. The festival is a general cultural and social activity with high educational and artistic value. Festivals unite people in terms of consciousness, aesthetic and moral ideals, and at the same time satisfy people's spiritual needs.
Secondly, Lang Son is a locality with many tangible and intangible cultural heritages, of which the typical is the Mother temple and the belief of the Vietnamese people to worship Mother Tam Phu. The Mother Goddess Worship Festival in Lang Son is a type of spiritual cultural activity associated with the belief of Mother Goddess. The space of the temple and the festival's activities is also a place to preserve, preserve and promote the values ​​of the world's intangible cultural heritage here, which is the belief and practice of Mother worship. The study of the relics and the festival of Mother Goddess worship in Lang Son is a practical and important work that contributes to the preservation and promotion of the religious heritage of Mother Goddess worship in Lang Son in particular and in Vietnam in general. It is a time to educate future generations to preserve and appreciate the precious assets of their ancestors.
Thirdly, studying the case of two temple relics and the Mother Goddess festival in Lang Son, the thesis has clarified many valuable values ​​contained in those tangible and intangible cultural heritages. The history of formation, existence and development of the two Mother Goddess temples is associated with the festival's activities taking place both dignified, bustling and lively in the locality. The historical - cultural, humanistic, spiritual, economic - tourism values ​​of the temple ruins and the values ​​of the Mother Goddess worship festival have great and practical significance for residents. It is the soul of the spiritual life, the spiritual cultural life of the local community, the attraction and the potential for tourism development.
Fourthly, our country is in the period of industrialization and modernization of the country, society has many changes in material and spiritual, but it also has a significant impact on cultural activities in general and the cultural activities of the country and festivals in particular. In the current period, preserving and developing the festival is becoming more and more important. Therefore, we need to have appropriate management measures to develop the festival so that it can both preserve the traditional beauty of the nation and meet the cultural needs of the people, contributing to the development of the economy of the country.
Research on favorable conditions and difficulties in exploiting and promoting and preserving the values ​​of relics and festivals at Bac Le temple and Mau temple in Dong Dang also contributes to promoting the development tourism in Lang Son. From there, the best solutions are given in promoting and preserving the relics of Bac Le temple, Mau temple in Dong Dang and Mother worship festival in Lang Son.
11. Practical applicability, if any:
I hope that my thesis will contribute to the development of cultural tourism at the relics and festivals of Bac Le temple and Mau temple in Dong Dang in Lang Son through research on the current status of exploitation, conservation and development promote the values ​​of this monument and festival; bring economic benefits and cultural and social life to local people. Through surveying the current status of festivals and monuments, it is possible to realize the advantages to promote the existing values. Besides, knowing the values ​​that cultural tourism brings, can propose projects in the work of preserving, preserving and transmitting traditional cultural features of indigenous people. At the same time, knowing the bad sides in the process of organizing festivals and preserving cultural relics; understand the causes in order to have timely solutions to overcome and improve festival management. From there, it is possible to improve the quality of local tourism services.
12. Further research directions, if any:
The study of the architectural and artistic relics and the traditional festivals taking place there in different regions and regions is a very necessary and interesting research direction to understand more about the cultural life of the ethnic groups and have a basis to help managers and tourism businesses get solutions to preserve and promote the development of tourism activities. That is also our next research direction.
13. Thesis-related publications:

Tác giả: Vũ Ngà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây