Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLV: Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí Việt Nam

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Lập                                 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/12/1989
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số 4420/QĐ-XHVN ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 06 tháng từ 26/11/2021 đến 26/05/2022
7. Tên đề tài luận văn: Hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí Việt Nam
8. Chuyên ngành: Báo chí học                                     Mã số: 8320101.01_UD
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Cẩm Ngọc, Giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 
Đề tài làm rõ một số lý luận về hình ảnh phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí; tiêu chí đánh giá chất lượng truyền thông và yêu cầu đối với việc truyền thông hình ảnh phụ nữ dân tộc thiểu số trên báo chí. Tác giả khảo sát 02 tờ báo điện tử là báo Dân tộc và Phát triển (baodantoc.vn) và báo Tiền phong (tienphong.vn); 02 tờ báo in là báo Phụ nữ Việt Nam – Chuyên đề DTTS&MN và Báo Tin tức (Thông tấn xã Việt Nam) - Chuyên đề DTTS&MN trong việc thông tin, phản ánh, tuyên truyền hình ảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số. Qua đó, tác giả đánh giá ưu điểm, hạn chế về nội dung, hình thức, tác động đến công chúng và khuyến nghị một vài giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng thông tin của báo chí Việt Nam về đối tượng phụ nữ DTTS, hướng đến việc thu hút sự quan tâm nhiều hơn nữa của xã hội đến nhóm đối tượng này.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các phóng viên, những người đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông, các nhà nghiên cứu về giới, các nhà báo nhìn nhận và đánh giá được thái độ, quan điểm của công chúng báo chí đối với hình ảnh người phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số.  Từ đó thiết thực nâng cao chất lượng các bài viết về phụ nữ nói chung và về người phụ nữ DTTS nói riêng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.
   INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Minh Lap                         2. Sex: Female
3. Date of birth: 30/12/1989                                 4. Place of  birth: Nam Dinh province
5. Admission decision number: 4420/QĐ-XHVN, November, 26th, 2019, signed by rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: Extended for 6 months from 26/11/2021 to 26/05/2022
7. Official thesis title: The representation of ethnic minority women in Vietnamese press.
8. Major: Journalism                                                9. Code: 8320101.01_UD
10. Supervisors: Ph.D. Nguyen Cam Ngoc, Lecturer, School of Journalism and Communication, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis: 
The topic clarifies some theories about the image of ethnic minority women in the press, criteria for assessing media quality, and requirements for communicating images of ethnic minority women in the press. The author surveyed two online newspapers, which were baodantoc.vn and tienphong.vn; two printed-newspapers were Vietnamese Women Newspaper - Ethnic Minority and Mountainous Areas and Newspaper (Vietnam News Agency) - Ethnic Minorities and Mountainous Areas, specializing in information, reflection and propagandize the images of ethnic minority women. Thereby, the author evaluated the advantages and limitations of content, form, and impact on the public and recommended solutions to improve the quality of Vietnamese press information about women of ethnic minorities, aiming to attract more attention from society to this target group.
12. Practical applicability, if any:
 The research results are the basis for reporters, those working in the media, gender researchers, and journalists to recognize and evaluate the attitudes and opinions of the press public towards the media. With images of women belonging to ethnic minorities, they are practically improving the quality of articles about women in general and ethnic minority women in particular.
13. Further research directions, if any: No.
14. Thesis-related publications: No.

Tác giả: Vũ Ngà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây