Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLV: Hoạt động hướng dẫn Phật tử của Phật giáo ở Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp chùa Hòe Nhai, quận Ba Đình và chùa Long Hưng, huyện Đông Anh)

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Trang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/11/1983
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không.
7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động hướng dẫn Phật tử của Phật giáo ở Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu trường hợp chùa Hòe Nhai, quận Ba Đình và chùa Long Hưng, huyện Đông Anh)
8. Chuyên ngành:   Tôn giáo học      ; Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  TS. Hoàng Văn Chung
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Hoạt động hướng dẫn Phật tử đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hoằng pháp và hiện đang được các ngôi chùa, tự viện Phật giáo tiến hành rộng khắp trên cả nước. Muốn hoạt động hướng dẫn Phật tử được hiệu quả, cần phải tính tới các yếu tố như: người học, người dạy, nội dung muốn truyền dạy, điều kiện cơ sở vật chất,… Thực tế cho thấy, mỗi chùa, mỗi tự viện đều phải dựa vào các điều kiện này để đưa ra các phương thức hướng dẫn Phật tử sao cho phù hợp. Thông qua phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu Phật tử và nhà tu hành tại chùa Hòe Nhai, và chùa Long Hưng tại Hà Nội, luận văn này đi sâu tìm hiểu về ba nội dung chính: 1. Cơ sở lý luận về hoạt động hướng dẫn Phật tử của Phật giáo ở Hà Nội; 2. Thực trạng hoạt động hướng dẫn Phật tử tại hai ngôi chùa Hòe Nhai (Quận Ba Đình) và chùa Long Hưng (huyện Đông Anh) tại Hà Nội; 3.Sự đổi mới, vai trò và một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động hướng dẫn Phật tử tại hai ngôi chùa này.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
  Qua việc phân tích thực trạng về hoạt động hướng dẫn Phật tử, luận văn sẽ đồng thời chỉ ra những đổi mới trong hoạt động hướng dẫn Phật tử của Phật giáo ở Hà Nội tại chùa Long Hưng và chùa Hòe Nhai tại Hà Nội. Qua đó, chỉ ra Phật giáo ở Hà Nội thích ứng ra sao trong bối cảnh sống mới. Luận văn cũng sẽ cung cấp một cách nhìn về thực tiễn bức tranh sinh hoạt Phật giáo hiện nay ở Hà Nội.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Hoạt động của các đoàn thể Phật giáo ở Hà Nội hiện nay.
- Nguồn lực tôn giáo ở Hà Nội hiện nay.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
          Phương thức truyền dạy giáo lý Phật giáo tại chùa Hòe Nhai, Hà Nội (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8 /2021)
INFORMATION OF THE MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyễn Thị Trang
2. Sex: Female
3. Date of birth: 10 November 1983
4. Place of birth: Hải Phòng
5. Decision on Recognition of student No.4420/2019/QĐ-XHNV
6. Changes made during the post-graduate programe: none.
7. Official title of the thesis: Guiding Buddhists activity in contemporary Hanoi (Case studies of Hòe Nhai pagoda of Ba Đình district and Long Hưng pagoda of Đông Anh district)
8. Major: Religious studies;                                           Code: 8229009.01
9. Supervisior: Dr. Hoàng Văn Chung
10. Summary of research findings
Guiding Buddhist activity plays an important role in the promulgation of Buddhist doctrine and is being implemented at Buddhist bases throughout the nation.Main factors that influence on the effectiveness of this activity include the teachers, the learners, the contents of the courses, applied methods, facilities, etc.In pratice, each Buddhist base has to consider these factors as criteria to form its own methods for guiding Buddhists. Using partipation observation and in-depth interview with Buddhists and Monks at Hòe Nhaipagoda and Long Hưng pagoda in Hanoi, this qualitative research seeks to address these three issues: 1) The theoretical foundations for doing research on Buddhist guiding activity; 2) The reality of Buddhist guiding activity at the two chosen pagodas in Hà Nội; 3) Renovation and role of this activity in the development of Buddhism at two chosen Buddhist bases in Hanoi. The research also discuses on emerging issues of this task in the rapidly urbanizingHanoi.
11. Practical applicability:
Through the analysis of the reality of Buddhist guiding activity at two pagodas in Hanoi, this research will identify multiple aspects of renovation in this activity thus helps to shed light on the adaptation of Buddhism in the new context. The research thus further contributes to the scholarly understandings of Buddhist activities in contemporary Hanoi.
12. Further research directions:
- Activities of Buddhist associations in contemporary Hanoi.
- Religious resources in contemporary Hanoi.
13. Thesis-related publications:
          Method of teaching Buddhist doctrines at Hòe Nhai pagoda in Hà Nội (Religious Studies, No 08 2021)

Tác giả: Vũ Ngà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây