Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLA: Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của học sinh trung học cơ sở ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của các em

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng                          2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 08/12/1986                                                              4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ – XHNV ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 455/QĐ - XHNV ngày 30/03/2020.   
7. Tên đề tài luận án: “Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của học sinh trung học cơ sở ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của các em”.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học                             9. Mã số: 62 31 04 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Phan Thị Mai Hương
                                                     PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1) Luận án đã hệ thống hóa được các lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em trên thế giới và bổ sung vào hệ thống nghiên cứu lý luận hiện mới chỉ đang bước đầu được nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của học sinh trung học cơ sở ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của các em cho thấy trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu đều cho rằng sự tham gia của trẻ em có mối liên hệ với hạnh phúc của trẻ em. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đề cập đến việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong mối quan hệ với cảm nhận hạnh phúc ở trường học cũng như cảm nhận hạnh phúc chung của trẻ em trong cuộc sống.
Khái niệm về cảm nhận hạnh phúc của học sinh được xem xét trên 2 bình diện: (1) cảm nhận hạnh phúc chung của trẻ em được tiếp cận theo mô hình lý thuyết của Diener và các cộng sự bao gồm: sự hài lòng với cuộc sống, nhiều cảm xúc tích cực và ít cảm xúc tiêu cực (2) sự hài lòng về trường học.
Mô hình lý thuyết của luận án được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường học và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em. Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường học và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em là sự kết nối gắn liền với nhau giữa những hành động, hành vi hiện thực hóa các qui định về quyền tham gia của trẻ em trong trường học và trạng thái tâm lý tích cực mang tính chủ quan của các em thể hiện ở sự trải nghiệm các cảm xúc tích cực trội hơn hẳn cảm xúc tiêu cực và hài lòng với cuộc sống nói chung, với trường học nói riêng theo một cách nào đó.
Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về cảm nhận hạnh phúc là trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực, ít cảm xúc tiêu cực và có sự hài lòng với trường học (hạnh phúc 03 thành phần) và sự hài lòng chung về trường học. Các yếu tố về sự tạo điều kiện của thầy cô, ủng hộ của bạn bè, yếu tố cá nhân của học sinh cũng có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của các em khi ở trường.
Luận án đã điểm được những xu hướng nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em, học sinh vào các hoạt động ở trường. Phần lớn các nghiên cứu đều có kết quả nghiên cứu là sự tham gia của trẻ em có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của trẻ em.
Về thực tiễn
- Việc thực hiện quyền tham gia của học sinh trong trường học còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới ở mức học sinh được cung cấp thông tin. Còn các nội dung về tham gia thực hiện các hoạt động hay bày tỏ ý kiến còn rất hạn chế. Chính vì điều này ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của các em khi được tham gia các hoạt động thực hiện quyền tham gia tại trường học và mối quan hệ giữa hai nội dung này.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc được thực hiện quyền tham gia của học sinh tại trường học mang lại cho các em rất nhiều cảm xúc tích cực khi tham gia.
- Có mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường trung học cơ sở và cảm nhận hạnh phúc của các em, tuy nhiên mối quan hệ ở mức trung bình và yếu.
- Không có sự khác nhau về mức độ tương quan giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em với cảm nhận hạnh phúc trường học và cảm nhận hạnh chung trong cuộc sống.
- Các nhóm yếu tố liên quan đến trường học (thầy cô, bạn bè, thái độ học tập...) có dự báo cao hơn mức đáng kể cho cảm nhận hạnh phúc ở trường học.
- Cảm nhận hạnh phúc của học sinh tại trường học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó thực hiện quyền tham gia của trẻ em chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh.
- Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy một khía cạnh rất thú vị là việc thực hiện quyền tham gia không ảnh hưởng trực tiếp quá lớn đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh tại trường học nhưng kết quả nghiên cứu lại chỉ ra những yếu tố trung gian cùng với thực hiện quyền tham gia của trẻ em như là sự tự đánh giá về bản thân, được công nhận, được thầy, cô, bạn bè ủng hộ sẽ giúp các em có được cảm nhận hạnh phúc chung trong cuộc sống cũng như cảm nhận hạnh phúc ở trường học nhiều hơn.
- Không có sự khác nhau về cảm nhận hạnh phúc khi thực hiện quyền tham gia ở trường học ở nhóm học sinh trường công lập và trường dân lập.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu về tâm lý trẻ em, quyền trẻ em và một số nội dung có thể áp dụng tại trường học để giúp trẻ em có thể hạnh phúc hơn khi đến trường.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Kết quả nghiên cứu cũng mở ra hướng tiếp cận nghiên cứu mới về cảm nhận hạnh phúc của học sinh tại trường học, khi đó các yếu tố ảnh hưởng đến điều này cần được xem xét một cách đa dạng và tổng thể hơn. Vì cảm nhận hạnh phúc của học sinh tại trường học bị ảnh hưởng, chi phối bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) Nguyễn Thị Hồng, Phan Thị Mai Hương (2021), “Tác động của thực hiện quyền tham gia ở trường học đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Tâm lý học (6), tr. 82 - 98.
(2) Nguyễn Thị Hồng (2020), “Trải nghiệm cảm xúc về thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường học”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (5), tr. 417 - 421.
(3) Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Hồng (2020), “Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại trường học và trạng thái cảm xúc sau khi thực hiện quyền tham gia”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Tâm lý học - Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc”, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, tr. 293 - 301.
(4) Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Hồng (2020), “Mối quan hệ giữa thực hiện quyền tham gia ở trường học và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học cơ sở”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Tâm lý học - Giáo dục học vì sự phát triển học sinh và nhà trường hạnh phúc”,Nhà xuất bản Đại học sưphạm,tr.307-316.                                                                                     
                                                                                        
                                                                          INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Hong                       2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/12/1986                             4. Place of birth: Hà Nội
5. Admission decision number: 1745/2017/QD – XHNV, July 13, 2017 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process: Adjusting the title of doctoral thesis topic according to Decision No 455/QD-XHNV March 30, 2020.
7. Official thesis title: “The relationship between exercising the right of lower secondary students to participate in school and their feeling of happiness".
8. Major: Psychology                                     9. Code: 62 31 04 01
10. Supervisors: Associate Professor, Doctor. Phan Thi Mai Huong.
                                   Professor, Doctor. Nguyen Sinh Phuc
11. Summary of the new findings of the thesis:
(1) The thesis has systematized the theories about the feeling of happiness of children in the world to supplement the theoretical research system that has only been at early steps in Vietnam in recent years.
The overall study on the researches on the relationship between the exercise of lower secondary school students' right to participate in schools and their feeling of happiness shows that there are several researches in the world on this issue.  The researches result all suggest that children's participation is linked to children's happiness. However, these researches have not mentioned the exercise of children's right to participate in relation to their feeling of happiness in school as well as their overall feeling of happiness in life.
The concept of students' feeling of happiness is considered on two aspects: (1) general feeling of happiness of children is approached according to Diener and collaborators’ theoretical model, including: satisfaction with life, more positive and less negative emotions and (2) satisfaction with school.
The theoretical model of the thesis is built upon the relationship between the exercise of the children's right to participate in school and the children's feeling of happiness.The relationship between the implementation of the children's right to participate at school and the feeling of children's happiness is the interconnected connection between the actions and acts that realize the regulations on children's right to participation children in school and their subjective positive psychological state reflected in the experience of positive emotions outperforming negative emotions and satisfaction with life in general, with school in particular in a way.
On the basis of inheritance and systematization of researches in the world and in Vietnam on feeling of happiness is experiencing more positive and less negative emotions and having satisfaction with school (3-composition-happiness) and overall satisfaction with school. Teachers' facilitation, support of friends and students’ personal factors also affect their feeling of happiness at school.
The thesis has pointed out the research trends on the participation of children and students in school activities. Most of the results of researches showed that children's participation affects children's feeling of happiness.
In practice
- The exercise of children's right to participate in schools is limited and mostly at only providing students with information. The content of the participating in activities or expressing opinions is also very limited. It affects the children's feelings of happiness when participating in activities to exercise the right to participate at school and the relationship between the two.
- Research results also show that exercising the right to participate of students in school brings them a lot of positive emotions when participating.
- There is a relationship between the exercise of children’s rights to participate in secondary school and their feeling of happiness, however the relationship is at moderate and weak level;
- There is no difference in the correlation level between children's right to participate with feeling of happiness in school and general feeling of happiness in life;
- The groups of factors related to school (teachers, friends, study attitude etc.) have significantly higher prediction level for happiness in school;
- Student’s feeling of happiness at school depends on many different factors, of which exercising children's right to participate is only one of the factors affecting students' feeling of happiness;
- Practical research results show a very interesting aspect that is exercising the right to participate does not have too much of a direct effect on students' feeling of happiness in school, but research results show the intermediating factors with the exercise of children's right to participate such as self-assessment, recognition and support from teachers and friends will help them gain the general feeling of happiness in life as well as improved happiness in school;
- There is no difference in feeling happiness when exercising the right to participate in schools between groups of students of public and private schools.
12. Practical applicability:
The research results of the thesis can be used as a useful reference for researchers in criminal psychology, forensic psychology, policy researchers, law enforcement officers. Ministry of State management of security and order, especially the regional police force to get more information and knowledge in order to take measures to further improve the adaptability to community reintegration of the acceptors completed the prison sentence. child psychology, children's rights and some things that can be applied at school to help children be happier when they go to school.
13. Further research directions:
Research results also open up a new research approach to students' feeling of happiness at school, in which the influencing factors need to be considered in a more diverse and comprehensive way because students' feeling of happiness in school are affected and influenced by many different factors.
14. Thesis-related publications:
(1) Nguyen Thi Hong, Phan Thi Mai Huong (2021), “Prediction of the practice of Children’s right to participate in school on happiness of middle school students”, Vap Vietnameme Journal of Psychology (6), pp. 82 - 98.
(2) Nguyen Thi Hong (2020), “Experience the feeling of the implementation of the right to participation of children at school”, Journal of Education and Society (5), pp. 417 - 421.
(3) Phan Thi Mai Huong, Nguyen Thi Hong (2020), “The relationship between children participatory right and their emotional state after exercising their participatory right” Proceedings of the international scientific conference "Psychology - Education for the development of students and happy schools", University of  Education Publishing House, pp. 293 - 301.
(4) Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Hồng (2020), “The relationship between participatory right at school and happiness emotion of middle school students, Proceedings of the  international scientific conference "Psychology - Education for the development of students and happy schools", University of  Education Publishing House, pp. 307 - 316.

Tác giả: Vũ Ngà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây