Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


TTLV: Nghiên cứu điều kiện triển khai dịch vụ không tiếp xúc tại các khách sạn tại Hà Nội

1. Họ và tên học viên: VŨ CHIẾN THẮNG                           2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 07/10/1975
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: Số 4420/2019/QD-XHNV ngày 26/11/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu điều kiện triển khai dịch vụ không tiếp xúc tại các khách sạn tại Hà Nội
8. Chuyên ngành: Du lịch;                     Mã số: 88100101.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Dung, Phó Trưởng Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: 
Luận văn “Nghiên cứu điều kiện triển khai dịch vụ không tiếp xúc tại các khách sạn ở Hà Nội” nhằm mục đích nghiên cứu điều kiện triển khai DVKTX trong các khách sạn tại Hà Nội, đưa ra các bàn luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện DVKTX trong các khách sạn tại Hà Nội và Việt Nam. Việc triển khai DVKTX tại các khách sạn liên quan tới các điều kiện khách quan (bên ngoài) và chủ quan (bên trong) các khách sạn. Đề tài giới hạn các nghiên cứu điều kiện bên trong của khách sạn, bao gồm: Cơ chế, chính sách của chủ khách sạn về việc triển khai DVKTX; Bộ máy, bộ phận hỗ trợ để triển khai DVKTX; Mức độ đầu tư tài chính cho DVKTX; Lực lượng lao động, năng lực để thực hiện DVKTX; và điều kiện về CSVCKT để triển khai DVKTX. Luận văn đã xác định phạm vi nghiên cứu trường hợp hai khách sạn: JW Marriott Hotel Hanoi và Novotel Hà Nội Thái Hà.
Kết quả điều tra và khảo sát các khách sạn cho thấy điều 5 yếu tố bên trong khách sạn được đánh giá ở mức sẵn sàng cao. Mô hình phân tích hồi quy xác định ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đối với việc triển khai DVKTX. Kết quả cho thấy: các khách sạn đều đang có cơ chế, chính sách rất thuận lợi để triển khai DVKTX (4,47/5); yếu tố bộ máy, bộ phận hỗ trợ trong khách sạn đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để tăng cường DVKTX (4,09/5); Ba yếu tố còn lại không có ý nghĩa thống kê nên không giải thích được khả năng tác động tới việc triển khai DVKTX. Tuy nhiên, điểm đánh giá chung của các yếu tố này cũng rất cao: Mức độ đầu tư tài chính cho DVKTX (4,22/5); Năng lực của nhân viên về CNTT để thực hiện DVKTX (4,62/5); và CSVCKT để tổ chức DVKTX (4,32/5). Điều đó cho thấy khả năng áp dụng các hình thức phục vụ DVKTX sẽ có triển vọng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận văn thực hiện khảo sát đội ngũ nhân viên khách sạn về nhận thức, thái độ đón nhận của họ đối với những vấn đề liên quan tới DVKTX. 
Kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ ra rằng đối với khách sạn đã áp dụng các dịch vụ hạn chế tiếp xúc như đặt giờ cho dịch vụ để tránh tiếp xúc đông người, dịch vụ ăn uống tại phòng (Room service), giao hàng tận nơi, đặt thức ăn mang đi… còn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để triển khai thêm các hình thức khác của DVKTX như check-in di động, công cụ hỏi đáp trực tuyến dựa trên trí tuệ nhân tạo, robot giao sản phẩm và giao hành lý đến phòng cho khách… 
Luận văn đã đánh giá thực trạng triển khai DVKTX trong các khách sạn ở Hà Nội và bàn luận, đề xuất các giải pháp chính sách và hoạt động đối với các khách sạn để thúc đẩy việc áp dụng nhiều hơn nữa DVKTX trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khách sạn tại Hà Nội nói riêng và kinh doanh khách sạn tại Việt Nam nói chung.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Đề tài Nghiên cứu điều kiện triển khai dịch vụ không tiếp xúc tại các khách sạn ở Hà Nội có ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại Hà Nội và Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu và đề xuất là gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và các lĩnh vực khác trong ngành du lịch triển khai DVKTX trong tại cơ sở.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 
Việc kiện triển khai DVKTX trong khách sạn là một xu thế tất yếu trong bối cảnh thế giới phải ứng phó với tình hình dịch bệnh và thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể bao gồm các lĩnh vực như sau: nghiên cứu về điều kiện triển khai DVKTX trong các khách sạn ở quy mô toàn Việt Nam hoặc cho các loại hình CSLTDL khác như homestay, hoặc các doanh nghiệp du lịch khác như hãng lữ hành, vận chuyển du lịch, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm, trung tâm mua sắm…
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: VU CHIEN THANG                        2. Sex: Male
3. Date of birth: October 7th, 1975                      4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: Số 4420/2019/QD-XHNV Dated November 26th, 2019  
6. Changes in academic process:         
7. Official thesis title: Research on conditions for implementing untact services in hotels in Ha Noi
8. Major: Tourism                                               9. Code: 88100101.01
10. Supervisors: Dr. Nguyen Ngoc Dung, Vice Dean, Tourism Studies Faculty, University of Social Sciences and Humanity.
11. Summary of the findings of the thesis: 
The thesis "Research on conditions for implementing untact services in hotels in Ha Noi" aims to investigate the conditions for implementing services in hotels in Ha Noi, providing discussions and recommendations to improve the efficiency of service implementation in hotels in Ha Noi and Viet Nam. The deployment of services in hotels entails both objective (external) and subjective (internal) conditions. The thesis is limited to the investigation of the hotel's internal conditions, which include: mechanisms and policies; supporting departments; level of financial investment; labor force capacity; and facilities for the implementation of untact services. The scope of the case study of the two hotels has been chosen by the thesis: JW Marriott Hotel Hanoi and Novotel Hanoi Thai Ha.
According to the findings hotel surveys, five aspects within the hotel are evaluated at a high level of preparedness. The regression analysis model determines the impacts of internal factors on the delivery of untact services. The results show that: all hotels have very favorable mechanisms and policies to deploy untact services (4.47/5); the supporting departments element is also evaluated with high preparedness (4.09/5); the remaining three factors do not have statistical significance, therefore, they cannot explain the ability to influence untact services implementation. However, these factors have a relatively high total rating: Financial investment (4.22/5); IT personnel capacity (4.62/5); and technological facilities (4.32/5). This demonstrates that the capacity to use various types of untact services will be advantageous in the near future. In addition, the thesis conducts a poll of hotel workers to determine their perceptions and attitudes regarding untact services.
The thesis study findings indicate that for hotels that have implemented untact services such as reserving services in advance to minimize congested interaction, roomservice, on-spot delivery and take-aways. More efforts are required to install different types of untact services such as mobile check-in, artificial intelligence-based chat box, robot products delivery to the guest room... 
The thesis assessed the current state of untact services implementation in hotels in Ha Noi and explored and offered legislative and operational measures for hotels to boost the application to use more untact services in hotel businesses in Ha Noi in particular, and hotel businesses in Viet Nam in general.
12. Practical applicability, if any:
The study on conditions for implementing untact services in hotels in Ha Noi has practical implications for hotel establishments in Ha Noi and throughout Viet Nam. The research findings and recommendations are intended to help policymakers and businesses in the hotel and tourist industries implement untact services in their facilities.
13. Further research directions, if any:
The deployment of untact services in hotels is an unavoidable trend in the light of the world's need to deal with the pandemic scenario while also adapting to scientific and technological advancements. Further research may be pursued in the future: Study on the conditions for implementing untact services in hotels in Viet Nam, as well as other forms of tourist businesses such as homestays or other tourism enterprises including travel agencies, travel transportation, restaurants, souvenir shops, shopping centres...
14. Thesis-related publications:         

Tác giả: Vũ Ngà

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây