Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


14/12: Hội thảo "Nhân học số ở Việt Nam: Xu hướng, Tiềm năng và Triển vọng"

Hội thảo do Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Hà Nội phối hợp tổ chức.
  • Thời gian: 8:30–18:30, thứ Sáu, ngày 14/12/2018.
  • Phòng 302, Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Liên lạc: nguyet.ussh2010@gmail.com hoặc tranthuyduong156@gmail.com

Nội dung Hội thảo: Chúng ta đã tiến tới một thời điểm cấp bách của ngành Nhân học, được đánh dấu bằng sự hội nhập kỹ thuật số trong thế kỷ 21 này. Len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, tổ hợp của điện toán di động và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) đã tạo ra giao diện đa lớp giữa cá nhân và thế giới. Chúng ta không thể tiếp tục duy trì các góc nhìn nhân học được đưa ra từ thời kỳ trước. Trung gian trong ngành dân tộc học đã được hoàn nguyên về chủ thể là các cá nhân. Kể từ kiệt tác Writing Culture, các nhà nhân học đã kêu gọi một phương pháp dân tộc học có tính tăng quyền và cộng tác hơn. Các nhà phương pháp luận giải thực dân (Decolonising Methodologies) đã kêu gọi những thực hành có tính chất toàn diện và tăng quyền hơn, cũng như các công trình tăng tính xã hội hơn. Và Nhân học số đã hướng đến các khả năng đa dạng khi chúng ta áp dụng các công cụ và phương pháp luận kĩ thuật số nhằm tạo ra các dự án cộng đồng có tính toàn diện, tính tham gia và tăng quyền hơn. Một ngành Nhân học phù hợp với thời đại của chúng ta nên có tính hợp tác, năng động, tiếp cận từ dưới lên và mang tính tăng quyền; các “chủ thể” phải chuyển hoá thành những người tham gia hoặc hơn thế. “Chủ thể Nhân học” của thế kỷ 21 không còn có thể đóng khung vào cách phân loại mang tính chủ quan được tạo ra bởi các dự án mang tính thực dân.

Việt Nam là một trong những quốc gia kết nối với không gian số mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á. Người dùng Việt Nam trong kỷ nguyên số cũng là một trong những người tạo nội dung phong phú nhất, dù với tư cách cá nhân hoặc thành viên trong rất nhiều “cộng đồng” online. Nhân học số ở Việt Nam, với tư cách là một chuyên ngành trong ngành nhân học nói chung, đã đáp ứng được với sự phát triển số này chưa? Nhân học Việt Nam có đủ kỹ thuật và khả năng để minh hoạ về đời sống theo phương pháp dân tộc học trong thời đại 4.0 hay không? Nếu chúng ta xem sự bao trùm số, hiểu theo nghĩa rộng, như là sự chuyển mình cơ bản của mối quan hệ ba bên giữa nhà nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và chủ thể nghiên cứu thì cần ghi nhận rằng chúng ta đã tới một thời điểm lịch sử với sự xuất hiện của các cơ hội mới có thể làm thay đổi triệt để chế độ nhận biết của chúng ta. Có lẽ chúng ta nên hỏi một câu có tính phản thân hơn, Nhân học ở Việt Nam đã chuyển mình trong cuộc Cách mạng Số, nơi diễn ra sự trao đổi mạnh mẽ len lỏi vào mọi ngóc ngách ở Việt Nam hay chưa?

Hội thảo này đặt ra một số vấn đề sau:

  1. Tình trạng thực hành Nhân học ở Việt Nam ra sao khi đối diện với các khả năng số mới xuất hiện?
  2. Các câu chuyện cốt lõi nào đằng sau thực hành nhân học có tính tham gia ở Việt Nam có thể chớp lấy “sự đổi hướng số” này?
  3. Sự nghiên cứu về lý thuyết và bối cảnh nào có thể phát triển nhân học số có tính cộng tác ở Việt Nam?
  4. Đâu là cách tiếp cận liên ngành mới và các chủ đề sáng tạo để phát triển thúc đẩy Nhân học số đa sắc thái ở Việt Nam?
  5. Các công cụ và phương pháp số nào đang có sẵn có thể tạo ra các thay đổi trong ngành Nhân học tại thời điểm lịch sử toàn cầu hoá này?

Tác giả: Ussh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây