Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

https://ussh.vnu.edu.vn


Hay nhưng không dễ

Sau khi kết thúc môn Văn, rất nhiều thí sinh cho biết: Đề văn khối C khó nhưng hay. Có thể khẳng định ngay là với một đề thi thế nào, chắc chắn sẽ dễ phân loại, chọn lựa được những thí sinh thực sự giỏi. Cả ba câu đều đòi hỏi thí sinh có khá năng phân tích, đánh giá.
Hay nhưng không dễ
Sau khi kết thúc môn Văn, rất nhiều thí sinh cho biết: Đề văn khối C khó nhưng hay. Có thể khẳng định ngay là với một đề thi thế nào, chắc chắn sẽ dễ phân loại, chọn lựa được những thí sinh thực sự giỏi. Cả ba câu đều đòi hỏi thí sinh có khá năng phân tích, đánh giá. Thí sinh Phạm Thị Hằng (quê Thái Bình), dự thi vào ngành Công tác xã hội ở điểm thi Trường ĐHKHXH&NV cho biết: Đề Văn khối C tuy bám sát chương trình nhưng khó. Ngay từ câu hỏi đầu tiên, cách hỏi đã khiến nhiều thí sinh có thể bị “lừa” nếu không đọc kĩ đề. Cả ba câu để làm tốt không chỉ học thuộc lòng mà đều đòi hỏi phải hiểu tác phẩm, tác giả, biết so sánh, phân tích. "Em làm được 70% nhưng cũng không chắc chắn lắm!". Nhiều thí sinh đã bị bất ngờ khi đề Văn khối C có những tác phẩm của cả chương trình lớp 11 và 12. Câu nghị luận xã hội đề cập đến những vấn đề được xem là thời sự, đáng quan tâm trong giới trẻ: “Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm”. Nếu không có vốn hiểu biết xã hội và những vấn đề bức xúc trong xã hội thì không dễ để làm câu này - Nguyễn Thị Hạnh (thi ngành Văn học) nhận định. Tuy đề thi chủ yếu nằm trong chương trình nhưng có khá nhiều thí sinh đã bỏ qua câu hỏi tái hiện kiến thức (câu I) một cách đáng tiếc. Thí sinh Đinh Thị Bích Hoa (quê Ninh Bình, dự thi ở điểm thi THCS Phan Đình Giót) tỏ vẻ tiếc nuối: “Em đã chủ quan khi bỏ qua tác gia Hồ Chí Minh mà chỉ chú trọng Nguyễn Tuân và Xuân Diệu nên đã mất điểm câu này”.

Trong phần tự chọn, cả câu (IIIa và IIIb), đề yêu cầu nêu cảm nhận về hai đoạn thơ (Tràng giang và Đây thôn Vĩ Dạ) hai tác phẩm nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới (câu IIIa) và nét trữ tình của hai dòng sông trong hai đoạn văn tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) (câu IIIb). Thí sinh muốn đạt điểm cao cần phải biết so sánh những điểm chung về nội dung, phong cách nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật giữa hai đoạn thơ, văn đó. Bài thi môn Văn làm trong 180 phút nhưng cũng có không ít thí sinh đã ra khỏi phòng thi trong 2/3 thời gian. Thí sinh Ngô Việt Hiệp (Hà Nội) thi ở điểm thi Trường ĐHKHXH&NV nói giọng đượm buồn: “Em đã cố gắng nhưng cũng chỉ làm được đến giờ này là hết vốn nên ra thôi chứ bài thi không được suôn sẻ”. Nhiều thí sinh ra sớm khác khi được hỏi chỉ lặng lặng bước đi. Có thể nói, với đối tượng thí sinh khối C, đề Văn như trên phân tích là hợp lí trong việc sàng lọc, tuyển chọn người giỏi. Có thể xem đó là một đề Văn khích lệ việc dạy học sáng tạo. Nhưng cũng vì thế mà có thể sẽ rất ít thí sinh đạt điểm cao.

Tác giả: admin

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây