Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Hiệp định Paris 1973: 40 năm nhìn lại” do Trường ĐHKHXH&NV cùng các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với các chuyên gia đến từ Đại học Paris I, Viện Lịch sử Quân sự Bộ Quốc phòng, Đại học Monperllier, Đại học Lyon (Cộng Hoà Pháp), Đại học Hawaii Pacific (Hoa Kì), Đại học Greifswald (CHLB Đức) tổ chức vào ngày 17/01/2013.
Tham dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế: TS Pierre Journoud – Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Quân sự, Bộ Quốc phòng, Cộng hoà Pháp; GS Jean-Christophe Noel – Chuyên gia hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao, Cộng hoà Pháp; GS Pierre Asselin – Đại học Hawaii Pacific; GS Antoine Coppolani – Đại học Paul-Valéry, Montpellier 3; GS Michael North – Đại học Greifswald. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học Việt Nam đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước.
Đặc biệt hội thảo có sự hiện diện của các nhân chứng tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán Hiệp định Paris: Bà Tôn Nữ Thị Ninh – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban đối ngoại Quốc hội; ông Nguyễn Khắc Huỳnh - nguyên Đại sứ, thành viên đoàn đàm phán Paris.
Hội thảo tập trung thảo luận về một số nội dung chính:
Bối cảnh lịch sử và tương quan lực lượng giữa hai bên dẫn đến Hội nghị và Hiệp định Paris;
Lợi ích của Mĩ, Liên xô, Trung Quốc và các nước trong tiến trình của Hiệp định Paris
Kết quả và tầm vóc của Hiệp định Paris trong thắng lợi của Việt Nam và lực lượng hoà bình trên thế giới.
Hiệp định Paris sau 40 năm nhìn lại nguyên đại sứ, thành viên đoàn làm phán Nguyễn Khắc Huỳnh khẳng định: Cuộc đàm phán Paris là cuộc đối chọi quyền lực giữa hai nền ngoại giao. Hiệp định Paris là thắng lợi ngoại giao quan trọng nhất của Việt Nam qua mọi thời đại. Một vấn đề theo ông chưa ai nói đến đó là: Hiệp định Paris tổng hoà thắng lợi chiến thắng đem lại thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguồn gốc thắng lợi là đường lối đấu tranh trên 3 mặt trận, ngoại giao được đặt thành một mặt trận đấu tranh có ý nghĩa chiến lược.

Từ Hiệp định Paris 1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh rút ra bài học trong việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột khu vực và quốc tế hiện nay: tập hợp lực lượng, xác định lợi ích của các bên. Đặc biệt lợi ích của quốc gia, của dân tộc là trên hết. Và trong thời kì hiện đại tinh thần, bản lĩnh sáng tạo, linh hoạt cần phải phát huy hơn nữa.

国际和越南科学家在会上的发言和意见一致肯定:《巴黎协定》已成为越南人民、民族解放运动以及全世界爱好和平与正义的人们“没有什么比独立和自由更珍贵”精神的象征。许多其他意见则强调:《巴黎协定》是具有重大历史意义的事件,为越南人民长期艰苦卓绝的斗争取得胜利做出了贡献。同时,这也是一个蕴含着外交、军事以及谈判与妥协艺术诸多经验教训的事件。

研讨会上的发言和观点为在当前地区和国际背景下通过外交活动和谈判解决冲突、争端和局部战争提供了切实可行的经验教训。“巴黎协定:40年回顾”科学研讨会是越南社会科学与人文大学为纪念《关于结束战争、恢复越南和平的巴黎协定》签署40周年(1973年1月27日至2013年1月27日)而举办的实践活动之一。