Ngôn ngữ
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên chuyên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Lý luận văn học
+ Tiếng Anh: Literary Theories
- Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 22 01 20
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Văn học
+ Tiếng Anh: Literature
- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
- Thời gian đào tạo: 02 năm
- Tên văn bằng tốt nghiêp:
+ Tiếng việt: Thạc sĩ ngành Văn học
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Literature
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ nghiên cứu về lý luận văn học nói riêng và lý luận nói chung một cách vững vàng và sâu rộng, thuần thục về nghề nghiệp (giảng dạy, nghiên cứu hoặc hoạt động trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, khoa học xã hội và nhân văn), có khả năng khái quát hóa những vấn đề của thực tiễn xã hội.
2.2.Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức lý luận chắc chắn, nắm chắc các phương pháp nghiên cứu cụ thể để có thể ứng dụng vào thực tiễn văn học và thực tiễn xã hội;
- Chương trình thạc sĩ Lý luận văn học nhằm đào tạo những người có phương pháp nghiên cứu và các kĩ năng thực hành nghiên cứu văn học trên cơ sở tiếp nhận các lí luận cơ bản để học viên có khả năng thích nghi với các công việc có liên quan đến các lĩnh vực khoa học nhân văn nói chung;
- Tạo cơ sở chuyên môn để học viên có thể học tiếp các chương trình Tiến sĩ thuộc ngành Văn học;
- Chương trình đào tạo có mục tiêu đào tạo để học viên có thể công tác trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp liên quan đến văn học và khoa học xã hộinói chung từ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu chuyên ngành; giảng dạy văn học (tại các cấp học và hình thức đào tạo khác nhau); tham gia công tác tại các cơ quan báo chí, xuất bản và các cơ quan quản lý văn hóa có liên quan đến văn học;
- Chương trình đào tạo Thạc sĩ Lý luận văn học có mục tiêu đào tạo một bộ phận nhân lực có khả năng nghiên cứu chuyên sâu như sau:
+ Nghiên cứu chuyên sâu về các hiện tượng của văn học Việt Nam (bao gồm các tác giả, nhóm tác giả, khuynh hướng, trào lưu, trường phái,...) trong quá khứ cũng như trong hiện tại;
+ Vận dụng những tri thức và phương pháp hiện đại để khảo sát những vấn đề lý luận trong văn học và lý luận phê bình nói chung;
+ Nghiên cứu so sánh văn học giữa các dân tộc, chỉ ra qui luật vận động đặc thù và những vấn đề mang tính khái quát thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.
3. Thông tin tuyển sinh:
3.1. Hình thức tuyển sinh
- Thi tuyển với các môn thi sau đây:
+ Môn thi cơ bản: Lý luận văn học
+ Môn thi cơ sở: Văn học Việt Nam
+ Môn Ngoại ngữ: một trong 5 ngoại ngữ sau: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
3.2. Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, không yêu cầu kinh nghiệm công tác; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Văn học, đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với văn bằng tốt nghiệp đại học ngành Văn học.
3.3.Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần
- Danh mục các ngành đúng và ngành phù hợp: Văn học, Sư phạm ngữ văn;
- Danh mục các ngành gần: Nghệ thuật học, Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Việt Nam học, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài, Báo chí – truyền thông, Hán Nôm.
3.4. Danh mục các học phần bổ túc kiến thức
STT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Nguyên lý lý luận văn học |
2 |
2 |
Tác phẩm văn học |
2 |
3 |
Loại thể văn học |
2 |
4 |
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII |
3 |
5 |
Văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX |
4 |
6 |
Văn học Việt Nam 1900 – 1945 |
4 |
7 |
Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay |
4 |
|
Tổng số : 21 tín chỉ |
Tác giả: ussh
Những tin cũ hơn