gs ha minh duc photo bui tuan 1 1674534313250

GS, NGND, Nhà văn Hà Minh Đức: Đón tuổi 89 cùng với 90 cuốn sách ra đời

  •   28/01/2023 05:10:00 AM
  •   Đã xem: 399
Thầy Hà Minh Đức từng liên tục đứng trên bục giảng ở khoa Văn từ năm 1957-1991, làm Phó Chủ nhiệm khoa Văn rồi làm Chủ nhiệm đầu tiên của khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn từ năm 1991- 2000 song song với đảm nhiệm Viện trưởng Viện Văn học từ năm 1995 đến 2003. Có thể nói, dường như suốt cuộc đời, GS Hà Minh Đức chủ yếu đứng trên bục giảng và nghiên cứu lý luận văn học.
“Huyền thoại về một vùng đất - Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Êđê”: của GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim - một khám phá mới mẻ về giá trị của sử thi Tây Nguyên qua cái nhìn đa chiều, liên ngành.

“Huyền thoại về một vùng đất - Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Êđê”: của GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim - một khám phá mới mẻ về giá trị của sử thi Tây Nguyên qua cái nhìn đa chiều, liên ngành.

  •   12/01/2023 11:18:00 PM
  •   Đã xem: 864
USSH Media trân trọng giới thiệu với Quý độc giả một chuyên khảo mới của GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim (Giám đốc Trung tâm Biển và Hải đảo, trường ĐHKHXH&NV), với sự hợp tác xuất bản của Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Công ty MaiHaBooks.
Lê Anh Xuân

Lê Anh Xuân – một nhà thơ, một nhà giáo, một người chiến sĩ tiêu biểu của thế hệ “sinh viên Nhân văn Hà Nội gác bút nghiên ra trận”

  •   09/01/2023 03:36:00 AM
  •   Đã xem: 800
Lê Anh Xuân (1940-1968), một nhà thơ, một chiến sĩ. Dù sống cuộc cuộc đời ngắn ngủi nhưng nhà thơ ấy đã để lại những tác phẩm bất hủ, người chiến sĩ ấy mãi mãi là niềm tự hào của lớp lớp cán bộ giảng viên, sinh viên Đại học Tổng hợp về một thế hệ cha anh sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường ra trận, chiến đấu hi sinh bảo vệ Tổ quốc.
Những nhà khoa học Việt được vinh danh trên thế giới năm 2022

Những nhà khoa học Việt được vinh danh trên thế giới năm 2022

  •   26/12/2022 09:28:00 PM
  •   Đã xem: 543
Các giải thưởng thế giới ghi danh tên tuổi nhà khoa học Việt Nam vì nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, được trích dẫn nhiều và đóng góp trong lĩnh vực họ đang theo đuổi. Trong đó có các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là PGS.TS Lê Hoàng Sơn và GS.TSKH Nguyễn Đinh Đức.
Trăn trở của ứng viên GS đạt chuẩn duy nhất ngành Dân tộc học Nguyễn Văn Chính

Trăn trở của ứng viên GS đạt chuẩn duy nhất ngành Dân tộc học Nguyễn Văn Chính

  •   16/11/2022 06:24:00 AM
  •   Đã xem: 530
Sau khi Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách những người đủ phiếu tín nhiệm đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Chính là ứng viên duy nhất tại liên ngành Sử học-Khảo cổ học-Dân tộc học được công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng bài viết về những trăn trở, tâm huyết của PGS.TS Nguyễn Văn Chính với ngành Dân tộc học. USSH Media trân trọng giới thiệu cùng Quý độc giả.
03 nhà giáo của ĐHQGHN được công nhận nhà giáo tiêu biểu 40 năm ngành giáo dục

03 nhà giáo của ĐHQGHN được công nhận nhà giáo tiêu biểu 40 năm ngành giáo dục

  •   14/11/2022 10:11:00 PM
  •   Đã xem: 311
Ngày 11/11/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tặng Bằng khen cho 400 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Hàng ghế ngồi từ trái qua phải Nhà giáo Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Quý Hữu, Đinh Trọng Thanh, Lê Anh Tuấn,...và Lớp HN K35

50 NĂM ẤY BIẾT BAO ÂN TÌNH!

  •   10/11/2022 10:05:00 PM
  •   Đã xem: 919
Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày thành lập ngành Hán Nôm (Khoa Văn học, Đại học Tổng hợp nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), USSH Media xin trân trọng gửi đến Quý Thầy cô, Quý độc giả những dòng tâm tình của cô Phạm Vân Dung (GV bộ môn Hán Nôm, cựu sinh viên Hán Nôm K39). Những dòng tâm sự cũng là những bông hoa thơm thành kính tri ân các Thầy cô, những nhà giáo đáng kính trong dịp kỉ niệm của Bộ môn, Khoa và ngày Hiến chương các Nhà giáo 20/11.
GS TS Hoàng Trọng Phiến

GS.TS.NGND. Hoàng Trọng Phiến: người đặt nền móng cho bộ môn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam

  •   17/07/2022 02:15:00 AM
  •   Đã xem: 1850
Đêm ngày 16/7/2022, GS.TS.NGND. Hoàng Trọng Phiến đã từ giã cõi tạm, trở về với đất mẹ. Ban Biên tập USSH Media xin trân trọng gửi đến Quý thầy cô, Quý độc giả một vài dòng giới thiệu về Thầy như nén tâm nhang thành kính, lời tri ân với những đóng góp lớn lao của Thầy đối với ngành Ngôn ngữ học của Việt Nam nói chung và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng.
Nhớ về thầy Lê Mậu Hãn

Nhớ về thầy Lê Mậu Hãn

  •   15/11/2021 04:29:00 AM
  •   Đã xem: 689
PGS, Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn là một trong những nhà sử học hàng đầu trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nghiên cứu Hồ Chí Minh cũng như lịch sử Việt Nam hiện đại. Ông để lại nhiều công trình sử học có giá trị, đồng thời là tấm gương cả đời toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" và nghiên cứu khoa học.
Lê Mậu Hãn (1)

Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn - Tấm gương khoa học, sư phạm mẫu mực, một nhân cách đáng kính trọng

  •   15/11/2021 04:18:00 AM
  •   Đã xem: 964
Sau 90 năm sống, lao động, sáng tạo và cống hiến hết mình, vào 20 giờ 55 phút, ngày 12/11, Phó Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Mậu Hãn đã từ trần. Ông ra đi để lại nỗi buồn đau, niềm thương tiếc khôn nguôi, sự kính trọng của gia đình, các thế hệ cán bộ, sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và giới sử học nước nhà.
GS Nguyễn Đình Tứ - người suốt đời tôi mang ơn

GS Nguyễn Đình Tứ - người suốt đời tôi mang ơn

  •   01/07/2021 09:48:00 PM
  •   Đã xem: 1471
GS Nguyễn Đình Tứ - người Thầy, nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam, nhà quản lý giỏi có tâm và có tầm.Tháng 6, vừa tròn 1/4 thế kỷ ngày mất của GS Nguyễn Đình Tứ. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.Nhân dịp này, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có chia sẻ một kỷ niệm về ông. Cuộc gặp gỡ với GS Nguyễn Đình Tứ là bước ngoặt quan trọng để GS Nguyễn Đình Đức, sau đó 40 năm đã trở thành nhà khoa học có nhiều đóng góp của Việt Nam.
Xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc

Xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc

  •   28/06/2021 03:03:00 AM
  •   Đã xem: 1060
Theo thầy Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, trong một cộng đồng dân cư chỉ nên bình xét, trao danh hiệu cho một số gia đình thực sự ưu tú, xuất sắc để tôn vinh khen thưởng thì sẽ có giá trị hơn tất cả các hộ đều được công nhận gia đình văn hóa.
GS Cẩn tạ thế, cánh hạc vút bay...

GS Cẩn tạ thế, cánh hạc vút bay...

  •   04/03/2021 08:56:00 PM
  •   Đã xem: 699
GS.TS.NGND Nguyễn Tài Cẩn (1926 - 2011), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ, là một trong những chuyên gia đầu ngành của Ngôn ngữ học Việt Nam, là người được giới nghiên cứu đánh giá cao trong các lĩnh vực Ngữ pháp tiếng Việt, Nghiên cứu chữ Nôm và chữ quốc ngữ; Lịch sử và phương ngữ tiếng Việt... Ông có công lớn trong việc xây dựng ngành Ngôn ngữ học tại Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Khoa Ngôn ngữ học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.GS Nguyễn Tài Cẩn tạ thế ngày 25/2/2011 tại Matxcơva (Nga) và được an táng tại quê nhà ngày 12/4/2011. Để tưởng niệm 10 năm ngày mất của Giáo sư, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn xin trân trọng giới thiệu lại bài viết của Giáo sư Vũ Đức Nghiệu – một bài viết tràn đầy cảm xúc, niềm tiếc thương và lòng tôn kính vô hạn trước nhân cách và những đóng góp lớn lao của GS Nguyễn Tài Cẩn cho nền Ngôn ngữ học nước nhà.
Ảnh chụp với Tâm và Trang 2

PGS.TS Nguyễn Thiện Nam chia sẻ về ngày Tết cổ truyền

  •   04/02/2021 09:14:00 PM
  •   Đã xem: 1184
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam (Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường ĐHKHXH&NV) đang là GS thỉnh giảng tại Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến căng thẳng, điều kiện đi lại còn khó khăn khiến thầy chưa thể trở về Việt Nam. Với tư cách một người con đất Việt đang xa xứ, thầy gửi gắm những chia sẻ về ngày Tết Nguyên Đán tới độc giả ở quê hương.
GS. Phan Huy Lê và những chuyện có thể nhiều người chưa biết

GS. Phan Huy Lê và những chuyện có thể nhiều người chưa biết

  •   22/09/2020 11:15:17 PM
  •   Đã xem: 828
GS. Phan Huy Lê là một người Thầy mẫu mực, có sự nghiệp lớn và là một nhân cách lớn. Là một tấm gương sáng cho đồng nghiệp học tập và các học trò noi theo. Mặc dù có may mắn được theo học Thầy từ 1968, tôi không bao giờ dám nghĩ mình có thể nói hết được những cống hiến vô cùng to lớn của Thầy với nền sử học nước nhà và với khoa học nói chung cùng những phẩm chất cao đẹp vốn có nơi Thầy.
​​​​​​​Học giả Phan Ngọc

​​​​​​​Học giả Phan Ngọc "Sống một cuộc đời nhỏ bé nhưng có ích"

  •   28/08/2020 03:51:28 AM
  •   Đã xem: 1721
Học giả Phan Ngọc, sinh năm 1925 tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa (quê gốc ở xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), do tuổi cao, sức yếu đã từ trần vào hồi 20h50’ ngày 26 tháng 8 năm 2020, tức ngày 8 tháng 7 năm Canh Tý. Ông được coi là nhà bách khoa cuối cùng của thế hệ tri thức Việt Nam hội tụ cả hai nền văn hoá Đông Tây. Cổng thông tin điện tử của Trường ĐHKHXH&NV xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Dương Xuân Quang (Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV) về Ông.
Yên Lãng nhất cô Châu

Yên Lãng nhất cô Châu

  •   07/08/2020 02:12:46 AM
  •   Đã xem: 1112
“Yên Lãng nhất cô Châu” là lời khẳng định về vị trí số một độc đáo mà “bậc đàn anh” Nguyễn Tài Cẩn dành cho người nữ đồng nghiệp thân thiết của mình. Phảng phất đâu đó, chúng ta bắt gặp sự hóm hỉnh trong lối chơi chữ hai lớp nghĩa và cũng cả sự tinh tế của một đôi mắt hiểu lẽ đời. Hình ảnh đậm chất Đường thi gợi lên sự cô độc của một con thuyền chơi vơi giữa khói sóng mênh mang. Dường như suốt cuộc đời của vị nữ giáo sư ngôn ngữ học Việt Nam đầu tiên này, ít có lúc Bà được trải lòng trọn vẹn. Bà lặng lẽ sống, lặng lẽ suy tư và lặng lẽ cống hiến. Nhưng chẳng phải Goethe đã từng chiêm nghiệm: “Tính cách dựng nên trong bão táp còn Trí tuệ hình thành trong yên tĩnh” đó sao. Có lẽ chính vì có những khoảng lặng ấy mà GS. Hoàng Thị Châu đã gửi tặng học giới và cuộc đời những công trình có giá trị học thuật trên năm mảng nghiên cứu mà suốt hơn 50 năm qua Bà trăn trở tìm tòi và suy ngẫm.
Nhà khoa học lao động không mệt mỏi

Nhà khoa học lao động không mệt mỏi

  •   07/08/2020 01:09:00 AM
  •   Đã xem: 959
GS.NGND Hoàng Thị Châu - nữ giáo sư đầu tiên của ngành Ngôn ngữ học, nhà khoa học nhận giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho công trình "Tiếng Việt trên các miền đất nước" - vừa từ trần ở tuổi 87 trong niềm tiếc thương của gia đình và các thế hệ đồng nghiệp, học trò. Bà là Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội giai đoạn 1983-1993. Trang thông tin điện tử của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xin được trân trọng giới thiệu bài viết về bà - đã được đăng trong cuốn "Chân dung nhà giáo - nhà khoa học tiêu biểu giai đoạn 1945-2015" của Nhà trường - như là sự tri ân và tưởng nhớ đến một trong những nhà khoa học nữ xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.
Nhà khoa học say mê gốm cổ

Nhà khoa học say mê gốm cổ

  •   04/05/2020 12:35:29 AM
  •   Đã xem: 1367
Xuất thân trong một gia đình nông dân từ làng quê vùng đồi bát úp trung du Phú Thọ, ước muốn làm nghề “trồng cây” là hành trang quan trọng nhất để chàng trai Hán Văn Khẩn bước vào đại học. Tuy nhiên cái duyên với cổ vật thủa thiếu thời lại khiến anh được/bị phân công làm làm nghề “trồng người” và dính dáng đến Khảo cổ. Và rồi, nghiệp thân cao quý ấy quện lấy ông và tạo dựng nhân cách ông không chỉ bằng chức danh Nhà giáo Nhân dân do Nhà nước phong tặng, quan trọng hơn là tình thầy trò mà bao thế hệ sinh viên khắc ghi.

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây