CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC TÂM LÝ HỌC”

Thứ sáu - 16/12/2022 21:41
1. Mục tiêu đào tạo
          Bồi dưỡng cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tâm lý học.  Những kiến thức, kỹ năng và thái độ thu được từ khóa học sẽ giúp người học có khả năng nhận diện và đánh giá đúng bản chất, nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý người; phát hiện và giải thích được các hiện tượng tâm lý. Từ đó, người học có thái độ phù hợp trong việc ứng dụng những tri thức về tâm lý học trong hoạt động nghề nghiệp hay đời sống.

2. Đối tượng đào tạo
- Tất cả các đối tượng có nhu cầu học thêm kiến thức, kỹ năng tâm lý học và được cấp chứng chỉ sau khi tham gia chương trình "Bồi dưỡng kiến thức tâm lý học" để phục vụ công việc chuyên môn và cuộc sống.

3. Thời gian đào tạo: 2,5 – 3 tháng.

4. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 27 tín chỉ
Sau khóa học người học đạt được những kiến thức sau:
- Hiểu được bản chất, cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của các hiện tượng tâm lý người. Từ đó, vận dụng những kiến thức đó để phân tích, đánh giá các hiện tượng tâm lý cơ bản.
-  Hiểu được các quá trình nhận thức của con người trong cuộc sống.
 - Hiểu được các khái niệm cơ bản, nguyên nhân gây bệnh, phân loại, đặc điểm lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán và nguyên tắc điều trị các rối loạn tâm thần.
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về tham vấn tâm lí, nguồn gốc và các cơ chế nảy sinh hiện tượng tâm lý xã hội, những kiến thức cốt lõi trong lĩnh vực tâm lý học quản lý và trị liệu lâm sàng.
5. Loại văn bằng được cấp
- Chứng chỉ.
- Tên chứng chỉ: “Bồi dưỡng kiến thức tâm lý học”
  Tiếng Anh: “Certificate of training in psychology”
- Chứng chỉ do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội cấp.

6. Nội dung chương trình đào tạo
TT Các nội dung Số tín chỉ
  1.  
Tâm bệnh học đại cương 2
  1.  
Tâm lý học tham vấn 3
  1.  
Tâm lý học xã hội 3
  1.  
Những vấn đề cơ bản của tâm lý học 4
  1.  
Tâm lý học phát triển 3
  1.  
Tâm lý học quản lý 3
  1.  
Tâm lý học lâm sàng đại cương 3
  1.  
Tâm lý học gia đình 3
  1.  
Tâm lý học trị liệu 3
  Tổng cộng 27
Ghi chú: Các học phần có đề cương chi tiết kèm theo

7. Trang thiết bị dạy, học
Sử dụng hệ thống phòng học, trang thiết bị hiện đại của nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giảng dạy của khóa học.

8. Yêu cầu về giáo viên
Có thâm niên công tác và kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực tâm lý học.
9. Tổ chức thực hiện
Khóa học học tập trung. Kết thúc mỗi học phần, học viên được đánh giá và nhận chứng chỉ.
Phương pháp đánh giá như sau (trên thang điểm 10):
- Đánh giá thường xuyên qua chuẩn bị bài trên lớp theo yêu cầu của giáo viên: trọng số 10%
- Đánh giá điểm giữa kỳ thông qua thảo luận, làm bài tập nhóm trên lớp: trọng số 30%
- Đánh giá bài thi viết kết thúc khóa: Trọng số 60%
 
 
PHỤ LỤC: ĐỀ CƯƠNG CÁC HỌC PHẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC TÂM LÝ HỌC

Học phần 1: Tâm bệnh học đại cương

Mã học phần: PSY3050
Số tín chỉ: 02
1. Mục tiêu của học phần:
1.1. Kiến thức: Học phần này giúp người học biết được các khái niệm cơ bản, nguyên nhân gây bệnh, phân loại, đặc điểm lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán và nguyên tắc điều trị các rối loạn tâm thần.
1.2. Kỹ năng: Ngoài những kỹ năng chung như kỹ năng đọc tài liệu, chuẩn bị các bài thảo luận, kỹ năng làm việc nhóm, tự học, tự nghiên cứu, người học có thể phát triển các kỹ năng ứng dụng các bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD-10, DSM-5) để phân tích, chẩn đoán các rối loạn tâm thần; chẩn đoán phân biệt các triệu chứng, hội chứng.
1.3. Thái độ: Người học cần tham gia đầy đủ các buổi lên lớp, chuẩn bị tốt các bài thảo luận và bài tập do giảng viên yêu cầu; tích cực tham gia phát biểu trên lớp, đặc biệt là trong các giờ seminar; Có cách nhìn đúng đắn, khách quan và không phân biệt về người bệnh tâm thần.
2. Chuẩn đầu ra của học phần:
2.1. Kiến thức:
- Nắm vững những khái niệm chính của học phần và phân tích được vai trò của tâm lý học đối với tâm thần học.
- Hiểu được nguyên nhân của các RLTT theo tiếp cận sinh – tâm – xã hội.
- Hiểu được cơ sở phân loại RLTT của bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10, DSM-5
- Phân tích được vai trò của các liệu pháp tâm lý trong điều trị tâm thần
- Vận dụng được các kỹ năng và kiến thức trong chẩn đoán một trường hợp tâm thần phân liệt cụ thể
- Vận dụng được kiến thức lý thuyết vào lý giải mối quan hệ của các triệu chứng với các yếu tố thể chất và tâm lý trong RLTT khác nhau (RLTT do nghiện chất, trầm cảm, rối loạn lo âu, các rối loạn liên quan đến stress, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, các rối loạn phát triển)
2.2. Tư duy:
- Có khả năng phân tích các nguồn tài liệu trong lĩnh vực tâm bệnh học, tâm thần học, tâm lý học lâm sàng.
- Có khả năng nhận định, đánh giá, và đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần.
2.3. Kĩ năng:
- Vận dụng thành thạo các bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD-10, DSM-5) để phân tích, chẩn đoán trên những trường hợp cụ thể; chẩn đoán phân biệt các triệu chứng, hội chứng.
2.4. Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân)
- Hình thành ở sinh viên thái độ đúng mực, tôn trọng người bệnh tâm thần.
3. Giáo trình bắt buộc:
  • Bennet P. (2008), Tâm lý học lâm sàng và dị thường (Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Sinh Phúc và CS), Văn phòng Khoa Tâm lý học.
  • Ngô Ngọc Tản, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Sinh Phúc (2006), Tâm thần học và Tâm lý học Y học, NXB QĐND.
4. Tóm tắt nội dung học phần:
Tâm bệnh học đại cương là học phần nghiên cứu những biểu hiện và phương pháp điều trị các rối loạn tâm thần.
Phần đầu học phần, sinh viên được làm quen với những khái niệm cơ bản của tâm bệnh, kiến thức ban đầu về nguyên nhân, phân loại và các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần. Phần tiếp theo, học phần giúp sinh viên nắm được các triệu chứng, hội chứng rối loạn tâm thần chủ yếu. Cuối cùng, học phần giới thiệu những đặc điểm lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán một số rối loạn tâm thần thường gặp: tâm thần phân liệt; rối loạn tâm thần do nghiện chất; trầm cảm; lo âu và các rối loạn phát triển.
5. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1. Những vấn đề chung
1.1. Nhập môn tâm bệnh học
1.1.1. Khái niệm, thuật ngữ
+Tâm bệnh học và Tâm thần học
+ Sức khoẻ tâm thần
+ Chẩn đoán lâm sàng
+ Triệu chứng, hội chứng
+Rối loạn tâm thần
1.1.2. Đối tượng của tâm bệnh học
1.1.3. Sự liên quan giữa tâm bệnh học và bộ môn khác của y học và với tâm lí học.
1.1.4. Lịch sử phát triển của tâm bệnh học
1.2. Nguyên nhân và phân loại các rối loạn tâm thần
1.2.1. Nguyên nhân
+ Các yếu tố sinh học (gen, cấu trúc não, chức năng não, sinh lý, sinh hoá thần kinh)
+ Các yếu tố nội khoa (bệnh lý não, bệnh lý nội khoa, các chất có ảnh hưởng đến não)
+ Các yếu tố tâm lý (giải thích theo tiếp cận phân tâm, nhận thức, hành vi)
+ Các yếu tố xã hội (tình trạng kinh tế, tuổi, giới, cấu trúc xã hội, những sự kiện trong cuộc đời)
1.2.2. Phân loại các rối loạn tâm thần
+ ICD-10
+ Các cách phân loại khác
1.3. Điều trị các rối loạn tâm thần
1.3.1. Các liệu pháp sinh học
+ Dùng thuốc
+ Sốc điện
1.3.2. Các liệu pháp tâm lí
1.3.3. Các liệu pháp tâm lí – xã hội
Chương 2. Các triệu chứng, hội chứng rối loạn tâm thần
2.1. Các triệu chứng rối loạn tâm thần
2.1.1. Các triệu chứng rối loạn cảm giác
2.1.2. Các triệu chứng rối loạn tri giác
2.1.3. Các triệu chứng rối loạn tư duy
2.1.4. Các triệu chứng rối loạn cảm xúc
2.2. Các hội chứng rối loạn tâm thần
2.2.1. Các hội chứng rối loạn tư duy
2.2.2. Các hội chứng rối loạn cảm xúc
2.2.3. Các hội chứng rối loạn ý thức
Chương 3. Một số rối loạn tâm thần thường gặp
3.1. Tâm thần phân liệt
  1. Khái niệm
  2. Lược sử bệnh tâm thần phân liệt
  3. Nguyên nhân bệnh tâm thần phân liệt
  4. Lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt
  5. Các thể bệnh của tâm thần phân liệt
  6. - Điều trị tâm thần phân liệt
3.2. Rối loạn tâm thần do nghiện chất
  1. Một số vấn đề chung
  2. Nghiện rượu
  3. Nghiện ma túy
3.3. Trầm cảm
  1. Đại cương
  2. Đặc điểm lâm sàng
  3. Một số dạng đặc biệt của trầm cảm
  4. Điều trị
3.4. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
  1. Khái niệm chung
  2. Đặc điểm lâm sàng giai đoạn hưng cảm
  3. Đặc điểm lâm sàng giai đoạn trầm cảm
  4. Điều trị
3.5. Rối loạn lo âu và các rối loạn liên quan đến stress
  1. Ám ảnh sợ
  2. Rối loạn hoảng sợ
  3. Lo âu lan tỏa
  4. Rối loạn ám ảnh cưỡng bức
  5. Phản ứng với stress
  6. Rối loạn stress sau sang chấn
  7. Rối loạn phân li
3.6. Rối loạn phát triển
  1. Chậm phát triển tâm thần
  2. Tự kỉ
  3. Rối loạn tăng động/giảm chú ý

Học phần 2: Tâm lý học tham vấn
Mã học phần: PSY 2030
Số tín chỉ: 03
1. Mục tiêu của học phần:
- Kiến thức: Học phần Tâm lí học tham vấn trang bị cho người học những kiến thức cơ bản bản về tham vấn tâm lí, cũng như những kiến thức về kỹ năng cơ bản và nắm được quy trình thực hành một ca tham vấn cá nhân.
- Kỹ năng: Mục tiêu của học phần là hướng dẫn cho người học một số kỹ năng tham vấn cơ bản và quy trình tham vấn để có thể thực hành ca tham vấn cá nhân.
- Thái độ: Học phần hướng đến hình thành ở người học thái độ tích cực, tôn trọng và chấp nhận các thân chủ với sự khác biệt đa dạng ở họ.
2. Chuẩn đầu ra của học phần:
2.1. Kiến thức:
-Hiểu được những kiến thức cơ bản về tham vấn tâm lí, thuộc chuyên ngành tham vấn.
2.2.Tư duy:
- Có khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin do thân chủ cung cấp thuộc.
- Có khả năng nhận định, đánh giá, và đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề của thân chủ.
2.3. Kỹ năng:
- Nắm vữngmột số kỹ năng tham vấn cơ bản và quy trình tham vấn để đề xuất các phương thức giải quyết vấn đề của thân chủ.
- Có kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề của thân chủ.
- Có kỹ năng thích ứng và làm việc với sự khác biệt trong môi trường đa văn hóa của thân chủ.
2.4. Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân):
Góp phần hình thành ở sinh viên tinh thần tích cực, chủ động khám phá bản thân, nhận thức, chấp nhận các thân chủ với sự khác biệt đa dạng.
3.Giáo trình bắt buộc:
  • Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn Tâm lý, NXBĐHQGHN.
  • Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn tâm lý căn bản, NXBLĐ, phòng tư liệu khoa.
  • Trần Thị Minh Đức (2010), Kỹ năng tham vấn cho trẻ em vi phạm pháp luật, NXB Lucky House, phòng tư liệu khoa.
4.Tóm tắt nội dung học phần:
 Học phần tâm lý học tham vấn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tham vấn nói chung, phân biệt được giới hạn của hoạt động tham vấn tâm lí trong so sánh với hoạt động hướng dẫn, tư vấn hay trị liệu tâm lí, vấn đề đạo đức trong thực hành nghề nghiệ,cũng như nắm vững một số kĩ năng tham vấn cơ bản (lắng nghe, hỏi, phản hồi, thấu cảm, hóa giải im lặng), các bước của một tiến trình tham vấn và vận dụng được các kĩ năng và quy trình tham vấn để thực hiện một ca tham vấn cá nhân.
5.Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học tham vấn
1.1. Khái niệm tham vấn và các khái niệm có liên quan
1.2. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ của tâm lý học tham vấn
1.3. Đạo đức nghề nghiệp
1.4. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển ngành tâm lý học tham vấn trên thế giới và ở Việt Nam
1.5. Các loại hình tham vấn
Chương 2: Mối quan hệ tham vấn
2.1. Nan đề của thân chủ
2.2. Các phẩm chất của nhà tham vấn
2.3. Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ
Chương 3: Các kỹ năng tham vấn căn bản và thực hành các kĩ năng
3.1. Kỹ năng lắng nghe
3.2. Kỹ năng phản hồi
3.3. Kỹ năng đặt câu hỏi
3.4. Kỹ năng thấu hiểu
3.5. Kỹ năng xử lí im lặng
Chương 4: Quá trình tham vấn và thực hành các giai đoạn của quá trình tham vấn
4.1. Các giai đoạn của một quá trình tham vấn
4.2. Phân tích sự biến đổi tâm lý trong quá trình tham vấn
Chương 5: Thực hành ca tham vấn (2)
5.1. Hướng dẫn thực hiện ca tham vấn
5.2. Phân tích vấn đề của thân chủ trong thực hành ca tham vấn

Học phần 3: Tâm lý học xã hội
Mã học phần: PSY 2023
 Số tín chỉ: 03
1.Mục tiêu của học phần:
1.1. Kiến thức: Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về các hiện tượng tâm lý xã hội cũng như các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực tâm lý học xã hội.
1.2. Kỹ năng: Học phần hướng đến cung cấp cho người học kỹ năng nhận diện và giải quyết các vấn đề tâm lý-xã hội diễn ra trong mối quan hệ giữa người với người. Qua đó, người học có thể có được kỹ năng thích ứng và làm việc trong môi trường đa văn hóa.
1.3. Thái độ: Hình thành ở người học thái độ biết chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt.
2.Chuẩn đầu ra của học phần:
2.1. Kiến thức:
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc và các cơ chế nảy sinh hiện tượng tâm lý xã hội.
- Hiểu và phân tích được các hiện tượng tâm lý trong xã hội nói chung cũng như các hiện tượng tâm lý trong nhóm nhỏ nói riêng.
- Có kiến thức về các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội để nghiên cứu một vấn đề tâm lý xã hội cụ thể.
2.2. Tư duy:
- Có khả năng phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu trong lĩnh vực tâm lý học xã hội
- Có khả năng nhận định, đánh giá, và đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề tâm lý xã hội.
2.3. Kỹ năng:
- Có kỹ năng đề xuất các phương thức giải quyết vấn đề tâm lý xã hội trên cơ sở nhận diện và giải thích chúng.
- Có kỹ năng hợp tác giải quyết vấn đề tâm lý xã hội.
- Có kỹ năng thích ứng và làm việc với sự khác biệt trong môi trường đa văn hóa.
2.4. Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân):
Góp phần hình thành ở người học tinh thần tích cực, chủ động khám phá bản thân, nhận thức, chấp nhận người khác.
3. Giáo trình bắt buộc:
  • Hoàng Mộc Lan. (2015). Giáo trình Tâm lý học xã hội. Hà Nội, NXB ĐHQGHN.
  • Trần Hiệp (chủ biên). (1997). Tâm lý học xã hội-Những vấn đề lý luận. Hà Nội, NXBKHXH.
  • Trần Thị Minh Đức (chủ biên) (2010). Các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội. Hà Nội, NXBĐHQG.
  • Knud S Larsen& Lê Văn Hảo. (2012). Tâm lý học xã hội. Hà Nội, NXB Từ điển Bách khoa.
  • Vũ Dũng (chủ biên). (2000). Tâm lý học xã hội. Hà Nội, NXBKHXH.
4. Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần tâm lý học xã hội cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các hiện tượng tâm lý xã hội nói chung như liên hệ xã hội, tri giác xã hội, ảnh hưởng xã hội, khuôn mẫu, định kiến xã hội, thái độ và hành vi xã hội cũng như các hiện tượng tâm lý thường xảy ra trong nhóm nhỏ như chuẩn mực nhóm, cố kết nhóm, xung đột và lãnh đạo nhóm. Người học cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng về các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học xã hội.
5. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1: Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội
1.1. Đối tượng của tâm lý học xã hội
1.2. Khái niệm hiện tượng tâm lý xã hội
1.3. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học xã hội
1.4. Mối quan hệ của tâm lý học xã hội với các khoa học khác
1.5. Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội
Chương 2: Liên hệ xã hội.
2.1. Khái niệm liên hệ xã hội
2.2. Quá trình hình thành liên hệ xã hội
2.3. Những hình thức của liên hệ xã hội
2.4. Các mức độ của liên hệ xã hội
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên hệ xã hội
2.6. Trao đổi xã hội trong các mối liên hệ xã hội
Chương 3: Ảnh hưởng xã hội
3.1. Khái niệm ảnh hưởng xã hội
3.2. Các hình thức ảnh hưởng xã hội
3.3. Các cơ chế ảnh hưởng xã hội
3.4. Ảnh hưởng của thiểu số đến đa số    
Chương 4: Tri giác xã hội  
4.1. Khái niệm tri giác xã hội
4.2. Các cơ chế của tri giác xã hội
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tri giác xã hội
4.4. Tri giác bản thân 
Chương 5:  Khuôn mẫu và định kiến xã hội
5.1. Khái niệm khuôn mẫu
5.2. Khái niệm định kiến xã hội  
5.3 Các cơ chế ảnh hưởng đến khuôn mẫu và định kiến xã hội
5.4. Mối quan hệ của khuôn mẫu và định kiến xã hội 
Chương 6: Cái tôi xã hội
6.1. Khái niệm cái tôi xã hội
6.2. Cấu trúc của cái tôi xã hội
6.3. Chức năng tổ chức của cái tôi xã hội
6.4. Cơ chế ảnh hưởng đến cái tôi xã hội
Chương 7: Nhóm xã hội
7.1. Khái niệm nhóm xã hội
7.2. Các giai đoạn phát triển của nhóm 
7.3. Các hiện tượng tâm lý cơ bản trong nhóm
7.4. Lãnh đạo nhóm
Chương 8: Thái độ và hành vi xã hội
8.1. Khái niệm thái độ và hành vi xã hội
8.2. Sự hình thành thái độ và hành vi xã hội
8.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xã hội
8.4. Hành vi ủng hộ xã hội

Học phần 4: Những vấn đề cơ bản của Tâm lý học
Mã học phần: PSY2029
Số tín chỉ: 04
  1. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
1.1. Kiến thức: Học phần giúp người học hiểu sâu về ngành tâm lý học; khám phá những tri thức cơ bản về Tâm lý con người dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học.
1.2. Kỹ năng: Mục tiêu của học phần là nhằm trang bị cho người học một số kỹ năng vận dụng kiến thức và kỹ năng tư duy phản biện để nhận diện và giải thích các hiện tượng tâm lý cơ bản của cá nhân và xã hội.
1.3. Thái độ: Học phần hướng đến hình thành ở người học tinh thần tích cực, chủ động, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghiên cứu, có ý thức tự học và học tập suốt đời
  1. Chuẩn đầu ra của học phần (kiến thức, kĩ năng, thái độ):
- Về kiến thức
+ Hiểu sự đa dạng trong chuyên ngành, công việc của nhà tâm lý học .
+ Hiểu bản chất các quá trình nhận thức đơn giản đến phức tạp; sự học, các trạng thái ý thức, đời sống cảm xúc và những động lực thúc đẩy hành vi con người
+ Vận dụng các tri thức cơ bản để phân tích các hiện tượng tinh thần của cuộc sống con người.
- Về tư duy
+ Có tư duy phản biện khi nhìn nhận các hiện tượng tâm lý và xã hội
- Về kĩ năng
+ Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm;
-  Về Thái độ
+ Hình thành thái độ khoa học đối với tri thức và tâm lý con người
+ Có ý thức tự học và học tập suốt đời
  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):
Trương Thị Khánh Hà (chủ biên, 2018), Những vấn đề cơ bản của Tâm lý học. Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN. 
  1. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi học phần tóm tắt khoảng 120 từ):
Môn học giới thiệu những nội dung cơ bản về ngành tâm lý học; hệ thần kinh và sự vận hành các chức năng tâm lý, các quá trình nhận thức đơn giản đến phức tạp; sự học; các trạng thái ý thức; các cảm xúc và những động lực thúc đẩy. Người học có thể thấy được sự đa dạng về chuyên ngành, công việc của nhà tâm lý học, khả năng ứng dụng các thành tựu của khoa học Tâm lý học vào các hoạt động nghề nghiệp và phân tích các hiện tượng tinh thần của cuộc sống
  1. Nội dung chi tiết học phần (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):
BÀI 1 SỰ ĐA DẠNG TRONG TÂM LÝ HỌC
1.1. Tâm lý học và các chuyên ngành
1.2. Sơ lược lịch sử Tâm lý học
Bài 2. NGHIÊN CỨU TRONG TÂM LÝ HỌC
2.1. Suy luận phản biện
2.2. Các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học
2.3. Đạo đức nghiên cứu tâm lý
Bài 3. CÁC KHÍA CẠNH SINH HỌC CỦA TÂM LÝ
3.1. Hệ thần kinh
3.2. Hệ thần kinh ngoại biên
3.3. Hệ thần kinh trung ương
3.4. Mặt hoá học của tâm lý
Bài 4. CÁC CƠ QUAN CẢM GIÁC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÚNG
4.1. Hệ thống giác quan
4.2. Sự nghe
4.3. Sự nhìn
4.4. Ngửi và nếm
4.5. Các giác quan cơ thể và hệ thống tiền đình
Bài 5. NHẬN BIẾT THẾ GIỚI
5.1. Ba cách tiếp cận lý giải tri giác
5.2. Tâm vật lý
5.3. Nhận biết thế giới tri giác
5.4. Sự chú ý
Bài 6. HỌC TẬP
6.1. Nhận biết về các kích thích riêng lẻ
6.2. Điều kiện hóa cổ điển
6.3. Điều kiện hóa từ kết quả
6.4. Học tập qua quan sát
6.5. Các mối liên hệ
6.6. Áp dụng kết quả của nghiên cứu và việc giúp con người học tập
Bài 7. TẠO DỰNG TRÍ NHỚ
7.1. Bản chất của trí nhớ
7.2. Lưu giữ trí nhớ mới
7.3. Sự tái hiện của trí nhớ
7.4. Sự quên
7.5. Khía cạnh sinh học của trí nhớ
7.6. Ứng dụng của nghiên cứu trí nhớ
Bài 8. TƯ DUY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8.1. Những chức năng cơ bản của tư duy
8.2. Biểu tượng tâm lý: Những yếu tố của tư duy
8.3. Chiến lược tư duy
8.4. Giải quyết vấn đề
8.5. Ra quyết định
8.6. Ngôn ngữ
8.7. Loài vật có sử dụng được ngôn ngữ hay không
Bài 9. CÁC TRẠNG THÁI Ý THỨC
9.1. Ý thức là gì
9.2. Các cấp độ ý thức
9.3. Ngủ và mơ
9.3. Các chất ảnh hưởng đến trạng thái ý thức
Bài 10. ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY
10.1. Những khái niệm và lý thuyết về động lực thúc đẩy
10.2. Sự đói và ăn uống
10.3. Hành vi tình dục
10.4. Động cơ đạt thành tích
Bài 11. CẢM XÚC
11.1. Bản chất của cảm xúc
11.2. Các học thuyết về cảm xúc
11.3. Giao tiếp bằng cảm xúc
Bài 12. NHÂN CÁCH
12.1. Cách tiếp cận tâm động học
12.2. Cách tiếp cận mô tả đặc điểm
12.3. Cách tiếp cận nhận thức xã hội
12.4. Cách tiếp cận nhân văn
12.5. Nhân cách, văn hoá, và sự phát triển con người


Học phần 5: Tâm lý học phát triển
Mã học phần: PSY1150
Số tín chỉ: 03
1. Mục tiêu của học phần:
1.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những tri thức về sự hình thành, đặc điểm và quá trình phát triển của tâm lý con người theo tiến trình cuộc đời. Từ đó thấy được ảnh hưởng của những yếu tố sinh học và xã hội đến sự phát triển tâm lý, thấy được vai trò quan trọng của giai đoạn bào thai, tuổi sơ sinh, tuổi thơ ấu cũng như tính tự chủ cá nhân đối với sự phát triển tâm lý con người.
1.2. Kỹ năng: Học phần trang bị cho sinh viên các kĩ năng vận dụng các lý thuyết trong tâm lý học phát triển để phân tích sự phát triển tâm lý con ng­ười.
1.3. Thái độ:
+ Hình thành thái độ đúng đắn đối với những biến đổi tâm lý ở những giai đoạn lứa tuổi khác nhau, cũng như ở những giai đoạn khủng hoảng tâm lý trong tiến trình phát triển của con người
+ Hình thành thái độ tôn trọng và yêu thương con người, có tinh thần phát triển cộng đồng.
2. Chuẩn đầu ra của học phần:
- Về kiến thức
+ Có kiến thức nền tảng về yếu tố sinh học và xã hội trong sự hình thành, phát triển tâm lý con người.
- Về tư duy
+ Có khả năng phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu trong lĩnh vực tâm lý học.
+ Có tư duy phản biện khi nhìn nhận các hiện tượng tâm lý và xã hội.
- Kĩ năng
+ Sử dụng kiến thức và tư duy phản biện để nhận diện và giải thích các hành vi cá nhân và xã hội.
+ Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm;
- Thái độ
+ Hình thành thái độ khoa học đối với tri thức và tâm lý con người.
+ Hiểu và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu.
+ Có ý thức tự học và học tập suốt đời.
3. Giáo trình bắt buộc
- Trương Thị Khánh Hà (2013), Tâm lý học phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà nội. 
4. Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học giới thiệu những nội dung cơ bản về sự phát triển tâm lý của con người; Sinh viên có cơ hội tìm hiểu các lý thuyết cơ bản về nguồn gốc, động lực của phát triển tâm lý người; bản chất và cơ chế của sự phát triển tâm lý người; những kiến thức về quy luật, điều kiện và đặc điểm sự phát triển tâm lý của con người, với tư cách là thành viên của xã hội, qua các giai đoạn lứa tuổi từ trong bào thai, sinh ra, lớn lên, trưởng thành và già đi. Ngoài những kiến thức nêu trên, người học được tiếp cận với những quan điểm khoa học về những nhiệm vụ phát triển tâm lý trong từng giai đoạn cuộc đời để trở nên hữu ích và hạnh phúc hơn, giúp mỗi người phát triển tốt hơn những tiềm năng của bản thân mình.
5. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học phát triển
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học phát triển
1.3. Các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học phát triển
1.4. Các cách thiết kế nghiên cứu trong Tâm lý học phát triển
Chương 2: Các quan điểm và các lý thuyết
2.1. Những quan điểm về động lực của sự phát triển tâm lý
2.2. Một số lý thuyết về sự phát triển tâm lý người
Chương 3: Bản chất của sự phát triển tâm lý người
3.1. Sự phát triển tâm lý người
3.2. Đặc điểm của sự phát triển tâm lý người      
3.3. Cơ chế của sự phát triển tâm lý người
3.4. Các giai đoạn phát triển tâm lý cá nhân
Chương 4: Giai đoạn bào thai và sự ra đời của trẻ
4.1. Sự phát triển trong bào thai
4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai và trẻ sơ sinh
4.3. Quá trình sinh con
4.4. Gia đình có thành viên mới
Chương 5: Sự phát triển tâm lý của trẻ từ khi sinh đến 1 tuổi
5.1. Hai tháng đầu tiên (trẻ sơ sinh)
5.2. Quan hệ gắn bó mẹ con
5.3. Sự phát triển tâm lý của trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi
5.4. Khủng hoảng 1 tuổi
Chương 6: Sự phát triển tâm lý trẻ em từ 1 đến 3 tuổi
6.1. Sự phát triển thể chất và hoạt động
6.2. Sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ
6.3. Cảm xúc, động cơ và các mối quan hệ giao tiếp
6.4. Xuất hiện khả năng tự ý thức
6.5. Chuyển sang giai đoạn mới – khủng hoảng 3 tuổi
Chương 7: Sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo (3 đến 6 tuổi)
7.1. Sự phát triển thể chất và hoat động
7.2. Sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ
7.3. Cảm xúc, động cơ và các mối quan hệ giao tiếp
7.4. Sự phát triển tự ý thức
7.5. Sự tiếp thu các khái niệm và các chuẩn mực xã hội
Chương 8: Sự phát triển tâm lý của tuổi nhi đồng (6 đến 11 tuổi)
8.1. Những thay đổi về thể chất và hoạt động
8.2. Hoạt động học tập
8.3. Sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ
8.4. Tự đánh giá và các mối quan hệ giao tiếp
8.5. Sự tiếp thu những chuẩn mực đạo đức xã hội
Chương 9: Sự phát triển tâm lý và những khó khăn của thiếu niên
9.1. Sự phát triển thể chất
9.2. Các mối quan hệ giao tiếp
9.3. Sự phát triển nhận thức của thiếu niên
9.4. Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên
9.5. Hình thành biểu tượng đồng nhất về bản thân
9.6. Những khó khăn của tuổi thiếu niên
Chương 10: Vấn đề lựa chọn đường đời và sự phát triển tâm lý tuổi thanh niên
10.1. Sự phát triển thể chất
10.2. Tự xác định ở tuổi thanh niên
10.3. Chọn nghề, tìm việc và học việc
10.4. Các mối quan hệ giao tiếp và quan hệ thân tình
10.5. Sự phát triển nhận thức và hình thành thế giới quan
10.6. Một số đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên
Chương 11: Gia đình, sự nghiệp và sự phát triển tâm lý tuổi trưởng thành
11.1. Khái niệm tuổi trưởng thành
11.2. Sự phát triển thể chất
11.3. Sự phát triển nhận thức
11.4. Các mối quan hệ tình cảm giai đoạn tuổi trưởng thành
11.5. Sự phát triển tâm lý xã hội ở tuổi trưởng thành
11.6. Những nhiệm vụ phát triển của con người tuổi trưởng thành
Chương 12: Đánh giá lại các giá trị và sự phát triển tâm lý tuổi trung niên
12.1. Khái niệm tuổi trung niên
12.2. Sự phát triển thể chất
12.3. Sự phát triển thể chất và vấn đề sức khỏe ở tuổi trung niên
12.4. Đánh giá lại các giá trị ở tuổi trung niên
12.5. Các mối quan hệ giao tiếp tuổi trung niên
12.6. Những nhiệm vụ phát triển của con người ở tuổi trung niên
Chương 13: Sự thay đổi thể chất, tâm lý và các mối quan hệ xã hội của người cao tuổi
13.1. Khái quát về người cao tuổi
13.2. Sự thay đổi thể chất của người cao tuổi
13.3. Sự thay đổi các khả năng nhận thức ở người cao tuổi
13.4. Sự phát triển tâm lý xã hội của người cao tuổi
13.5. Các mối quan hệ gia đình và cá nhân của người cao tuổi
13.6. Tính ổn định cảm xúc ở người cao tuổi
13.7. Cái chết và sự kết thúc cuộc sống

Học phần 6: Tâm lý học quản lý
Mã học phần: PSY2031
Số tín chỉ:  03
1.Mục tiêu của học phần:
1.1. Kiến thức: Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cốt lõi trong lĩnh vực tâm lý học quản lý như: động cơ, công cụ và phương tiện quản lý, các hiện tượng tâm lý xã hội và cơ chế tâm lý trong hoạt động quản lý. Trên cơ sở đó, người học có thể hiểu về hoạt động quản lý các hiện tượng, qui luật tâm lý trong hoạt động quản lý.
1.2. Kỹ năng: Mục tiêu của học phần là nhằm trang bị cho người học một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động quản lý các tổ chức xã hội và doanh nghiệp: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng khuyến khích, động viên và kỹ năng kiểm tra, đánh giá người lao động.
1.3. Thái độ: Học phần hướng đến hình thành ở người học tinh thần tích cực, chủ động khám phá, rèn luyện bản thân và yêu thích nghề quản lý.
2.Chuẩn đầu ra của học phần:
2.1. Kiến thức:
Người học có kiến thức trong lĩnh vực lao động-tổ chức và nắm được phương pháp nghiên cứu, cụ thể là về những nội dung chính:
 - Kiến thức về chủ thể hoạt động quản lý (chức năng, đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo, quản lý
- Kiến thức về công ty, tổ chức xã hội với tư cách khách thể quản lý
- Kiến thức và phương pháp nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến trong tập thể.
2.2. Tư duy
- Người học có khả năng tư duy tích hợp và tư duy phản biện các vấn đề, quan điểm trong TLH quản lý.
2.3. Kỹ năng
- Có kỹ năng triển khai nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của người lao động, người quản lý và đề xuất các phương thưc giải quyết.
-  Biết sử dụng các phương pháp, công cụ tâm lý để đánh giá đặc điểm tâm lý của người lao động và người quản lý trong các quy trình quản lý.
 - Có kỹ năng đề xuất được phương án giải quyết một số tình huống thường gặp trong hoạt động quản lý.
2.4. Thái độ
- Có thái độ đánh giá khách quan, công bằng với các hiện tượng tâm lý diễn ra trong nhóm, tập thể.
- Có thái độ chủ động trong việc rèn luyện, tu dưỡng để trở thành người lao động/người quản lý tích cực, chủ động, sáng tạo.
3. Giáo trình bắt buộc:
  • Nguyễn Hữu Thụ (2016 ) (Chủ biên). Giáo trình TLH quản lý. NXB.ĐHQG
  • Vũ Dũng  (2007). Giáo trình Tâm lý học quản lý. NXB ĐHSP.
  • Nguyễn Bá Dương (2003) (chủ biên). Tâm lý học Quản lý. NXB. CTQG
4. Tóm tắt nội dung học phần:
Làm rõ quá trình hình thành, phát triển của tâm lý học quản lý. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu tâm lý học quản lý. Phân tích đặc trưng của hoạt động và giao tiếp trong quản lý. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của đối tượng quản lý như: tính cách, khí chất, năng lực, nhu cầu, động cơ. Nghiên cứu nhân cách, uy tín và phong cách lãnh đạo của người quản lý. Nghiên cứu nhóm và các hiện tượng tâm lý xã hội diễn ra trong nhóm với tư cách là sản phẩm của hoạt động tương tác trong tập thể quản lý. Nghiên cứu cơ sở tâm lý học của việc nâng cao hiệu quả quản lý, lãnh đạo.
5. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1. Những vấn đề chung của Tâm lý học quản lý
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, vai trò của Tâm lý học quản lý
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lý học quản lý
1.3. Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học quản lý
Chương 2. Hoạt động quản lý
2. 1.Bản chất hoạt động quản lý
2.2. Cấu trúc hoạt động quản lý
2.3.Động cơ của hoạt động quản lý
2. 4. Các dạng hoạt động cơ bản của người quản lý
2.5. Một số kỹ năng cơ bản trong quản lý
Chương 3. Chủ thể hoạt động lãnh đạo quản lý
3.1. Khái niệm nhân cách của người lãnh đạo, quản lý
3.2. Đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo, quản lý
3.3. Các hiện tượng tâm lý ở người lãnh đạo, quản lý
3.3.1. tín của người lãnh đạo, quản lý
- Khái niệm uy tín của người lãnh đạo, quản lý
- Phân loại uy tín của người lãnh đạo, quản lý
- Sự hình thành và phát triển uy tín của người lãnh đạo, quản lý
3.3.2. Phong cách lãnh đạo của người quản lý
- Khái niệm lãnh đạo, phong cách lãnh đạo
- Một số lý thuyết về phong cách lãnh đạo
- Những phong cách lãnh đạo cơ bản
3.4. Con đường hình thành và phát triển nhân cách của người lãnh đạo, quản lý
Chương 4. Cá nhân và nhóm với tư cách là khách thể quản lý
4.1 .Cá nhân với tư cách là khách thể quản lý
4.1.1. Đặc điểm tâm lý của người lao động
4.1.2. Nhu cầu, động cơ của người lao động
4.1.3. Một số lý thuyết về nhu cầu, động cơ của người lao động
4.2. Nhóm với tư cách là khách thể quản lý
4.2.1. Một số lý thuyết về nhóm
4.2.2. Phân loại nhóm
4.2.3. Một số hiện tượng tâm lý xã hội chủ yếu trong nhóm
Chương 5: Giao tiếp trong hoạt động quản lý.
5.1. Bản chất giao tiếp trong hoạt động quản lý
5.2. Cấu trúc của giao tiếp trong quản lý
5.3. Các hình thức giao tiếp trong hoạt động quản lý, lãnh đạo
5.4. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản trong quản lý

Học phần 7: Tâm lý học lâm sàng đại cương
Mã học phần: PSY2014
Số tín chỉ: 03
1. Mục tiêu của học phần:
1.1. Kiến thức: Sinh viên có kiến thức cơ bản về các tiếp cận lâm sàng khác nhau, hiểu được các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý lâm sàng và các tiêu chuẩn của một mối quan hệ lâm sàng tốt.
1.2. Kỹ năng: Học phần rèn luyện cho người học kỹ năng sử dụng một số phương pháp đánh giá lâm sàng, các bước thực hiện một ca lâm sàng và cách thức xây dựng hồ sơ tâm lý lâm sàng.
1.3. Thái độ: Hình thành ở sinh viên thái độ nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý lâm sàng.
2. Chuẩn đầu ra của học phần:
2.1. Kiến thức: Hiểu và phân tích được các vấn đề cơ bản của Tâm lý học lâm sàng như: các lĩnh vực công việc, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý lâm sàng, các tiếp cận cơ bản trong Tâm lý học lâm sàng, các phương pháp và công cụ lâm sàng, cách thức vận hành mối quan hệ lâm sàng và các bước thực hiện một ca lâm sàng cụ thể.
2.2. Tư duy: có khả năng phân tích, tổng hợp các kiến thức được học và dữ liệu lâm sàng để đưa ra nhận định riêng của bản thân về một số ca lâm sàng cụ thể.
2.3 Kĩ năng: vận dụng các kiến thức đã học để nhận diện và giải thích các hành vi của bệnh nhân; phân tích được nguyên nhân của vấn đề/rối loạn tâm lý ở bệnh nhân và đề xuất tiếp cận can thiệp, có kỹ năng làm việc phù hợp với người bệnh với các đặc điểm riêng của họ về văn hóa, tầng lớp xã hội, tôn giáo/tín ngưỡng.
2.4. Thái độ: tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý lâm sàng.
3. Giáo trình bắt buộc:
  • Nguyễn Thị Minh Hằng (chủ biên), Trần Thành Nam, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Ngọc Diệp (2017). Tâm lý học lâm sàng. NXB. Đại học Quốc gia HN (Phòng đọc Khoa Tâm lý học).
  • Corsini R. & Raymond D. (Eds) (2008). Tâm lý trị liệu đương đại. Belmont, CA: Thomson Book/Cole. Hoàng Nam Phương, Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Việt Hoàng dịch
4. Tóm tắt nội dung học phần:
Nội dung của học phần Tâm lý học lâm sàng đại cương đề cập đến các khái niệm, các lý thuyết, các phương pháp cơ bản nhất và các lĩnh vực làm việc chủ yếu của nhà Tâm lý học lâm sàng. Do vậy, phần thứ nhất của học phần sẽ đề cập đến sự ra đời và phát triển của Tâm lý học lâm sàng; các phương pháp tiếp cận chính; các phương pháp và công cụ lâm sàng. Phần thứ hai của học phần tập trung đề cập đến hoạt động nghề nghiệp của nhà Tâm lý học lâm sàng hiện nay, mối quan hệ của nhà tâm lý lâm sàng với bệnh nhân, quy trình tiến hành ca lâm sàng, cách thức viết báo cáo lâm sàng.
5. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1: Những vấn đề chung của Tâm lý học lâm sàng
1.1. Sự ra đời khái niệm lâm sàng
1.1.1. Khái niệm lâm sàng
1.1.2. Lâm sàng y học
1.1.3. Lâm sàng tâm lý
1.2. Sự ra đời và phát triển của Tâm lý học lâm sàng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Sự ra đời và phát triển của Tâm lý học lâm sàng trên thế giới
1.2.2. Sự ra đời và phát triển của Tâm lý học lâm sàng ở Việt Nam
1.2.3. Xu thế phát triển của Tâm lý học lâm sàng hiện nay
1.3. Đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học lâm sàng
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.4. Mối liên hệ giữa Tâm lý học lâm sàng với các chuyên ngành tâm lý học khác và với một số ngành khoa học khác
1.4.1. Với một số chuyên ngành Tâm lý học: tâm lý học thần kinh, tâm lý học nhân cách, tâm lý học phát triển, khoa học chẩn đoán tâm lý, tâm lý học sức khoẻ
1.4.2. Với một số ngành khoa học xã hội và nhân văn: Xã hội học, phân tâm học
1.4.3. Với một số ngành khoa học sức khoẻ: tâm thần học, tâm bệnh học, sức khoẻ cộng đồng
Chương 2: Các tiếp cận cơ bản trong Tâm lý học lâm sàng
2.1. Tiếp cận phân tâm học
2.1.1. Tiếp cận Tâm lý lâm sàng theo hướng phân tâm học của S. Freud
2.1.2. Tiếp cận Tâm lý lâm sàng theo Phân tâm lọc mới sau S. Freud.
2.2. Tiếp cận hành vi
2.2.1. Quan điểm của F. Skinner về hành vi của con người
2.2.2. Quan điểm của A. Bandura về hành vi tập nhiễm của con người
2.2.3. Ứng dụng tâm lý học hành vi trong Tâm lý học lâm sàng
2.3. Tiếp cận nhận thức và tiếp cận nhận thức – hành vi
2.3.1. Quan điểm của A. Beck và A. Ellis
2.3.2. Ứng dụng Tâm lý học nhận thức trong Tâm lý học lâm sàng
2.4. Tiếp cận nhân văn
2.4.1. Quan điểm của C.Rogers về con người, về khó khăn tâm lý của con người
2.4.2. Ứng dụng Tâm lý nhân văn trong tâm lý học lâm sàng
Chương 3: Phương pháp và công cụ lâm sàng
3.1. Phương pháp lâm sàng
3.1.1. Tính đặc thù của phương pháp lâm sàng
3.1.2. Quy trình thực hiện phương pháp lâm sàng
3.1.3. Thiết kế một đề tài nghiên cứu trong Tâm lý học lâm sàng
3.2. Các công cụ lâm sàng
3.2.1. Phỏng vấn lâm sàng
3.2.2. Quan sát lâm sàng
3.2.3. Trắc nghiệm và các thang đo lâm sàng
3.2.4. Các sản phẩm của chủ thể (tranh vẽ của trẻ, nhật ký hàng ngày...)
Chương 4: Chức năng, phạm vi hoạt động và đạo đức nghề nghiệp của nhà Tâm lý học lâm sàng
4.1. Chức năng của nhà Tâm lý học lâm sàng
4.1.1. Đánh giá và chẩn đoán
4.1.2. Tư vấn tâm lý
4.1.3. Can thiệp tâm lý
4.1.4. Nghiên cứu
4.2. Phạm vi hoạt động nghề nghiệp của nhà Tâm lý học lâm sàng
4.2.1. Nhà tâm lý học lâm sàng làm việc trong lĩnh vực sức khoẻ
4.2.2. Nhà Tâm lý học lâm sàng làm việc trong lĩnh vực giáo dục
4.2.3. Nhà Tâm lý học lâm sàng làm việc trong cộng đồng
4.2.4. Nhà Tâm lý học lâm sàng làm việc trong lĩnh vực tư vấn, quản lý nhân sự
4.3. Vấn đề đạo đức trong Tâm lý học lâm sàng
4.3.1. Một số vấn đề thuộc về đạo lý trong tâm lý học
4.3.2. Các quy tắc đạo đức của nhà Tâm lý học lâm sàng
4.3.3. Ý nghĩa của các nguyên tắc đạo đức trong thực hành lâm sàng
4.4. Phẩm chất và năng lực của nhà Tâm lý học lâm sàng
4.4.1. Phẩm chất và năng lực của nhà Tâm lý học lâm sàng
4.4.2. Đào tạo nhà Tâm lý học lâm sàng
Chương 5: Mối quan hệ giữa nhà Tâm lý học lâm sàng với thân chủ
5.1. Sự nảy sinh và phát triển mối quan hệ lâm sàng
5.1.1. Yêu cầu
5.1.2. Sự tương tác giữa nhà tâm lý lâm sàng với thân chủ
5.2. Các kiểu vận hành mối quan hệ lâm sàng
5.2.1. Nhà tâm lý lâm sàng với vai trò là nhà cố vấn, hướng dẫn thân chủ
5.2.2. Nhà tâm lý lâm sàng với vai trò là người đồng hành cùng thân chủ
5.2.3. Nhà tâm lý lâm sàng là đối tượng của sự phóng chiếu và đồng cảm
Chương 6: Quy trình thực hiện một ca tâm lý lâm sàng
6.1. Quy trình thực hiện một ca tâm lý lâm sàng
6.1.1. Thiết lập mối quan hệ
6.1.2. Đánh giá lâm sàng
6.1.3. Định hình trường hợp
6.1.4. Lập kế hoạch can thiệp
6.1.5. Tiến hành can thiệp
6.1.6. Đánh giá hiệu quả can thiệp
6.1.7. Kết thúc ca và theo dõi sau can thiệp
6.2. Lập hồ sơ tâm lý
6.2.1. Mục đích của việc lập hồ sơ tâm lý
6.2.2. Nội dung của bộ hồ sơ tâm lý

Học phần 8: Tâm lý học gia đình
Mã học phần: PSY3042
Số tín chỉ: 03
1. Mục tiêu của học phần
1.1.Kiến thức: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về gia đình; giải thích được các hiện tượng tâm lý thường nảy sinh trong đời sống gia đình và các biểu hiện tâm lý của các thành viên qua phân tích các mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con và anh - chị - em trong gia đình; lý giải được các nguyên nhân tâm lý - xã hội dẫn tới mâu thuẫn, xung đột, ly hôn, ly tán gia đình và ảnh hưởng của những vấn đề đó đến tâm lý các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em.
1.2.Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và khái quát những dấu hiệu của sự hoà hợp hay tan giã của gia đình; Có kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình và phát triển các kỹ năng làm việc nhóm.
1.3.Thái độ: Môn học cung cấp những kiến thức giúp phát triển thái độ khách quan và có trách nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình, có thái độ tôn trọng và hợp tác bảo vệ gia đình.
2.Chuẩn đầu ra của học phần
2.1.Kiến thức: Có kiến thức căn bản, nền tảng về gia đình, chức năng gia đình, hôn nhân, hội nhập gia đình, xung đột, ly hôn, ly tán (tiếp cận các vấn đề căn bản của gia đình từ góc độ Tâm lý học)
2.2.Kỹ năng:
 Nhận diện và giải thích được của gia đình hiên nay như: quá trình hội nhập vợ chồng, các mối quan hệ trong gia đình, bầu không khí tâm lý gia đình, xung đột, ly hôn ly tán gia đình.
Có một số kỹ năng cơ bản nhất như: phân tích, tổng hợp và khái quát những dấu hiệu của sự hoà hợp hay tan giã của gia đình; kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình và phát triển các kỹ năng làm việc nhóm.
Có kỹ năng làm việc với các gia đình trong môi trường đa văn hóa.
2.3. Tư duy: Có khả năng nhận định, đánh giá và đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề gia đình nảy sinh hiện nay trong bối cảnh hội nhập đa văn hóa .
2.4. Thái độ: Có thái độ khách quan và có trách nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình, có thái độ tôn trọng và hợp tác bảo vệ gia đình.
3. Giáo trình bắt buộc
  • Trần Thu Hương (chủ biên), Giáo trình Tâm lý học gia đình, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2017
  • Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Bàn về Tâm lý gia đình, NXB Kim Đồng, HN, 1993, phòng tư liệu khoa
  • Yvonne Castellan, Gia đình, Nguyễn Thu Hồng-Ngô Dư dịch từ tiếng Pháp, NXBTG, Hà nội 2002, phòng tư liệu khoa
  • Ngô Công Hoàn, Tâm lý học gia đình, ĐHSPHN, 1993, phòng tư liệu khoa
  • Nguyễn Thị Oanh, Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học, Khoa Phụ nữ học, ĐH Mở-Bán công TP Hồ Chí Minh, 1995 (lưu hành nội bộ), phòng tư liệu khoa, phòng tư liệu khoa khoa xã hội học, DDH Mở-Bán công TP HCM
4. Tóm tắt nội dung học phần
Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về gia đình ở trên thế giới và ở Việt Nam; các phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn học Tâm lý học gia đình, những đặc trưng tâm lý quan trọng, cần có của một tổ ấm gia đình như tình yêu thương, uy quyền, sự đoàn kết và ganh đua, sự hy sinh; người học cũng được cung cấp những lý thuyết chính trong việc lựa chọn bạn đời, quá trình hội nhập đời sống vợ chồng, những đặc trưng tâm lý trong mối quan hệ vợ chồng – mối quan hệ nền tảng của gia đình; người học còn được về mối quan hệ mẹ con, quan hệ cha con, quan hệ anh chị em trong gia đình. Và một phần kiên thức nữa cũng hết sức quan trọng đó là những biểu hiện về sự rối loạn tâm lý ở trẻ em do cha mẹ sử dụng thái quá uy quyền và tình thương yêu đối với con cái và những vấn đề về xung đột và ly tán gia đình.
5. Nội dung chi tiết học phần
11.1. Chương 1: Những vấn đề chung về gia đình và tâm lý học gia đình
1. Khái niệm chung về gia đình
1.1. Các khái niệm về gia đình                            
1.2. Các loại hình gia đình trên thế giới        
1.3. Chức năng của gia đình      
1.4. Các chu kỳ phát triển của gia đình    
2. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học gia đình 
3. Những biến đổi của gia đình hiện nay             
3.1. Những biến đổi trong chức năng của gia đình 
3.2. Những biến đổi từ tác động của các quá trình kinh tế -xã hội 
4. Các phương pháp nghiên cứu về gia đình   
4.1. Những phương pháp nghiên cứu trực tiếp: Quan sát, trò chuyện, Công tác xã hội với gia đình, tham vấn và trị liệu gia đình      
4.2. Những kỹ thuật phóng chiếu: Bằng hình ảnh và bằng lời: trắc nhiệm qua hình, kể chuyện và ngụ ngôn; trò chơi, vẽ.  
 11.2. Chương 2: Sự hội nhập gia đình
1. Những khác biệt sinh học giữa nam giới và nữ giới.
1.1. Những khác biệt sinh học                  
1.2. Những khác biệt xã hội   
1.3. Vai trò giới trong gia đình      
2. Sự bước vào đời sống vợ chồng         
2.1. Các lý thuyết về sự lựa chọn bạn đời  
2.2. Tình yêu chân chính và những xu hướng về sự lệch lạc  
2.3. Quá trình hội nhập vợ chồng
2.4. Mối quan hệ vợ - chồng      
3. Tổ ấm gia đình               
3.1. Sự an toàn của trẻ em                    
3.2. Sự đoàn kết gia đình                   
11.3. Chương 3: Mối quan hệ mẹ- con và ảnh hưởng của nó đến tâm lý các thành viên trong gia đình
1. Khái niệm về quan hệ mẹ - con
2. Vai trò của người mẹ đối với con  
2.1. Tình mẹ con                       
2.2. Người mẹ và thai nhi
2.3. Người mẹ và trẻ dưới 1 tuổi         
3. Các kiểu quan hệ mẹ con            
3.1. Những thiếu hụt tình cảm của người mẹ      
3.2. Những người mẹ lạm dụng tình yêu thương     
3.3. Những người mẹ có tình cảm đúng mực    
3.4. Những trường hợp đặc biệt (người mẹ đơn thân, mẹ nuôi, mẹ kế)
11.4. Chương 4: Mối quan hệ cha - con và ảnh hưởng của nó đến tâm lý các thành viên trong gia đình
1. Khái niệm về quan hệ cha - con
2. Vai trò của người cha đối với con     
3. Các kiểu quan hệ cha - con             
3.1. Những thiếu hụt uy quyền của người cha      
3.2. Những người cha lạm dụng uy quyền      
3.3. Những người cha có tình cảm đúng mực   
3.4. Những trường hợp đặc biệt (người cha đơn thân, cha nuôi, cha dượng) 
4. Người cha và quá trình xã hội hóa ở trẻ em
11.5. Chương 5: Mối quan hệ anh-chị-em và ảnh hưởng của nó đến tâm lý các thành viên trong gia đình.
1. Khái niệm anh-chị-em trong gia đình
2. Sự ganh đua và đoàn kết giữa anh-chị-em trong gia đình   
3. Mối quan hệ anh-chị-em trong gia đình           
3.1. Thứ tự con trong gia đình 
3.2. Giới tính của trẻ trong gia đình
3.3. Những trường hợp đặc biệt (Trẻ sinh đôi, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi)
11. 6. Chương 6: Xung đột và ly hôn
1. Khái niệm xung đột gia đình
1.1.Khái niệm
1.2.Đặc điểm
1.3. Nguyên nhân
1.4. Cách thức giải quyết
1.5. Hậu quả
2. Ly hôn
2.1. Các quan điểm nhìn nhận ly hôn
2.2. Những nguyên nhân của ly hôn
2.2.1. Yếu tố xã hội
2.2.2. Yếu tố tâm lý  
2.3. Những hậu quả của ly hôn.

Học phần 9: Tâm lý học trị liệu
Mã học phần: PSY3051
Số tín chỉ: 03
1. Mục tiêu của học phần:
1.1. Kiến thức: Sinh viên nắm được tri thức liên quan đến bản chất rối nhiễu, mục đích trị liệu, những khía cạnh tâm lí được nhấn mạnh theo quan điểm tiếp cận của các trường phái khác nhau, hiểu được nội dung và cách thức tiến hành các kĩ thuật trị liệu, hiểu được ưu và nhược điểm của các kĩ thuật trị liệu trong giải quyết những trường hợp thực tế.
1.2. Kỹ năng: Sinh viên thực hiện được một số kỹ thuật tâm lý trị liệu.
1.3. Thái độ: Hình thành ở sinh viên thái độ nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong tâm lý trị liệu, bao gồm thái độ tôn trọng nguyên tắc trị liệu dựa trên bằng chứng khoa học
2.Chuẩn đầu ra của học phần:
2.1. Kiến thức: Học phần trang bị cho sinh viên quan điểm cơ bản của các tiếp cận trị liệu khác nhau về bản chất và nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm lý, triết lý trị liệu, quy trình và kĩ thuật tâm lý trị liệu cũng như những bằng chứng nghiên cứu về hiệu quả của từng liệu pháp tâm lý
2.2. Tư duy: Học phần giúp hình thành tư duy tích hợp về các liệu pháp tâm lý trị liệu, đồng thời có khả năng xác định tiếp cận trị liệu phù hợp với từng ca lâm sàng cụ thể.
2.3. Kĩ năng: vận dụng được kiến thức về các liệu pháp tâm lý để giải thích các dấu hiệu và biểu hiện về nhận thức, cảm xúc và hành vi của thân chủ; đề xuất được tiếp cận trị liệu và các kỹ thuật phù hợp đối với mỗi ca lâm sàng cụ thể; có kỹ năng trợ giúp đối với các thân chủ với các đặc điểm văn hóa, tầng lớp xã hội, tôn giáo/tín ngưỡng và các đặc điểm tâm lý cá nhân khác nhau.
2.4. Thái độ: Tuân  thủ đạo đức nghề nghiệp của nhà tâm lý lâm sàng.
3.Giáo trình bắt buộc:
  • Nguyễn Thị Minh Hằng (chủ biên), Trần Thành Nam, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Ngọc Diệp (2017). Tâm lý học lâm sàng. NXB. Đại học Quốc gia HN (Phòng đọc Khoa Tâm lý học).
  • Corsini R. & Raymond D. (Eds) (2008). Tâm lý trị liệu đương đại. Belmont, CA: Thomson Book/Cole. Hoàng Nam Phương, Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Việt Hoàng dịch.
  • Nguyễn Công Khanh (2017). Trị liệu tâm lý. Cơ sở lý luận và thực hành điều trị tâm bệnh. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Tóm tắt nội dung học phần:
            Tâm lí trị liệu cung cấp cho người học quan điểm của các tiếp cận trị liệu khác nhau về bản chất và nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm lý, triết lý trị liệu, quy trình và kĩ thuật tâm lý trị liệu cũng như những bằng chứng nghiên cứu về hiệu quả của từng liệu pháp tâm lý. Học phần cũng hình thành kỹ năng ban đầu về cách thức định hình trường hợp, lập kế hoạch trị liệu và thực hiện được một số kỹ thuật tâm lý trị liệu
5. Nội dung chi tiết học phần:
Chương 1. Khái niệm và hiện trạng tâm lý trị liệu
    1. Khái niệm Tâm lý trị liệu
    2. Hiện trạng tâm lý trị liệu trên thế giới
    3. Hiện trạng tâm lý trị liệu ở Việt Nam
Chương 2. Quan điểm về bệnh lý và tâm lý trị liệu
    1. Quan điểm của tiếp cận phân tâm
    2. Quan điểm của tiếp cận nhận thức – hành vi
    3. Quan điểm của tiếp cận nhân văn
    4. Quan điểm của tiếp cận dựa trên chánh niệm
    5. Quan điểm của tiếp cận tích hợp
Chương 3. Nhóm các kỹ thuật tâm lý trị liệu
3.1. Các kỹ thuật thư giãn
3.2. Các kỹ thuật thay đổi hành vi
3.3. Các kỹ thuật nhận thức
3.4. Các kỹ thuật cảm xúc
3.5. Các kỹ thuật tưởng tượng
3.6. Các kỹ thuật dựa trên chánh niệm
3.7. Các kỹ thuật tích hợp
Chương 4. Thực hành tâm lý trị liệu
4.1. Thực hành định hình trường hợp
4.2. Thực hành lập kế hoạch can thiệp
4.3. Thực hành một số kỹ thuật can thiệp
 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây