Chương trình Đào tạo ngắn hạn Kỹ năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Thứ hai - 02/10/2023 13:02
Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trân trọng thông báo về kế hoạch tuyển sinh khóa đào tạo cấp chứng chỉ “Kỹ năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ”, nội dung cụ thể như sau:
1. Thông tin chung về chương trình đào tạo
- Tên chương trình đào tạo: Kỹ năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
- Đối tượng đào tạo: Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, doanh nghiệp, những người thực hành nghề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và những người khác có quan tâm đến sở hữu trí tuệ
- Tên chứng chỉ: Kỹ năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
(Tên tiếng Anh: Skills in protection of intellectual property rights and settlement of disputes in the field of intellectual property)
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn
2. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Kỹ năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ; các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; các nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
3. Chuẩn đầu ra của chương trình
3.1. Về kiến thức
- Nắm được đặc điểm, nguyên tắc bảo hộ và các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
- Phân loại được các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Hiểu được cách biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phân biệt được các đặc điểm trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kinh doanh truyền thống và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số.
- Vận dụng được các kiến thức để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
3.2. Về kĩ năng
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình
- Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
- Giải quyết được các tình huống thực tiễn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
3.3. Về thái độ:
- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
4. Cấu trúc của chương trình đào tạo:
Tổng số giờ tích lũy: 90 tiết
5. Khung chương trình đào tạo
TT Chuyên đề Thời lượng Giảng viên
1. Khái quát chung về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ 5 tiết TS. Lê Tùng Sơn
2. Khái quát chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 5 tiết TS. Hoàng Thị Hải Yến
3. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 20 tiết PGS.TS Trần Văn Hải
TS Hà Thị Nguyệt Thu (Cục SHTT)
TS. Nguyễn Hữu Cẩn (Viện khoa học SHTT)
4. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 15 tiết PGS.TS Trần Văn Hải
TS Hoàng Lan Phương
Ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc (Công ty Vision)
5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kinh doanh truyền thống 25 tiết PGS.TS Trần Văn Hải
TS Trần Lê Hồng
(Cục SHTT)
6. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số 25 tiết PGS.TS Trần Văn Hải
TS Hoàng Lan Phương
ThS Nguyễn Văn Bảy
(Cục SHTT)
7. Giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 25 tiết PGS.TS Trần Văn Hải
ThS Lê Xuân Lộc
& 1 số đồng nghiệp tại Công ty
TS Nguyễn Thị Hoàng Hạnh
(Cục SHTT)
Tổng cộng 90  

6. Dự kiến lịch trình đào tạo: Các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần
7. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:
Sau thời gian học được cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản, học viên sẽ hoàn thành bài thi kiểm tra cuối khóa. Học viên sẽ nhận chứng chỉ tốt nghiệp khi đạt được các yêu cầu sau:
- Tham gia đủ ít nhất 80% giờ học trên lớp
- Đạt tối thiểu 5/10 điểm đánh giá bài kiểm tra cuối khóa.
- Xem thêm chi tiết tại đây

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây