CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN NGHIỆP VỤ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Thứ sáu - 16/12/2022 05:35
1. Thông tin chung về chương trình đào tạo
- Tên chương trình đào tạo: Nghiệp vụ Báo chí truyền thông
- Đối tượng đào tạo:
 + Sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, muốn làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông
+ Người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông nhưng chưa có văn bằng đúng chuyên ngành, cần bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ để hoàn thiện hồ sơ thi tuyển/ nâng ngạch viên chức
+ Mọi đối tượng quan tâm, yêu thích lĩnh vực báo chí truyền thông  
- Đơn vị đào tạo: Giảng viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) kết hợp với các nhà báo có kinh nghiệm của cac cơ quan báo chí truyền thông.
- Tên chứng chỉ: Nghiệp vụ Báo chí truyền thông.
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn
2. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Nghiệp vụ Báo chí truyền thông trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và cần thiết về lĩnh vực viết báo. Sau khóa học, người học có chuyên môn, đủ tự tin để làm việc tại các cơ quan Báo chí - truyền thông vận dụng tốt những kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn.
3. Chuẩn đầu ra của chương trình
3.1. Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức tổng quan về báo chí truyền thông hiện đại, các xu hướng phát triển của báo chí truyền thông quốc tế và Việt Nam.
- Nắm vững kiến thức về các loại hình báo chí truyền thông, các thể loại tác phẩm
- Hiểu rõ quy trình xử lý, xuất bản tin tức và sáng tạo tác phẩm.
3.2. Về kĩ năng
- Kĩ năng nghề nghiệp
- Thành thạo trong việc tiếp cận và thực hiện các công việc nghiệp vụ chuyên môn như phát triển nguồn tin, phỏng vấn, xử lý thông tin, chụp ảnh, tổ chức bài viết, biên tập tác phẩm trên tất cả các loại hình báo chí truyền thông.
- Kỹ năng cá nhân: Có kỹ năng làm việc độc lập, sử dụng các thiết bị, phương tiện để tổ chức tác phẩm báo chí.  
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng phối hợp trong ekip, luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến các thành viên, đảm bảo hiệu quả công việc và chất lượng tác phẩm.
3.3. Về phẩm chất đạo đức:
Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các quy định pháp luật về tác nghiệp báo chí truyền hình
3.4. Vị trí công tác và khả năng phát triển chuyên môn
- Người học có thể đảm nhiệm công việc là một phóng viên, biên tập viên làm việc tại các cơ quan báo chí truyền thông; vị trí phụ trách quản trị nội dung hoặc viết tin bài cho website hoặc các ấn phẩm truyền thông nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp; công việc của người sáng tạo nội dung trên các phương tiện truyền thông đại chúng…
4. Cấu trúc của chương trình đào tạo:
Tổng số giờ tích lũy: 75 tiết
5. Khung chương trình đào tạo
TT Chuyên đề Thời lượng Nội dung
  1.  
Tổng quan về báo chí và truyền thông 10 tiết - Kiến thức cơ bản về báo chí và truyền thông – những vấn đề lý luận và thực tiễn
  1.  
Kỹ năng viết tin hiện đại 10 tiết - Mô hình/cấu trúc tin hiện đại
- Các kỹ năng viết tin
  1.  
Kỹ năng xử lý thông tin từ Thông cáo báo chí 10 tiết - Kỹ năng biên tập thông tin từ thông cáo báo chí thành các tác phẩm báo chí
  1.  
Kỹ năng phỏng vấn và tổ chức bài phỏng vấn 10 tiết
  • Kỹ năng phỏng vấn và xây dựng bài phỏng vấn trên các loại hình báo chí
  1.  
Kỹ năng thực hiện bài phản ánh 10 tiết - Kỹ năng thực hiện tác phẩm báo chí dạng bài phản ánh
  1.  
Báo chí đa phương tiện
 
10 tiết
  • Các đặc trưng của báo chí đa phương tiện
  • Tổ chức và quản trị nội dung báo chí đa phương tiện
  1.  
Thực hành 15 tiết Thực hiện tác phẩm báo chí dạng bài phỏng vấn, bài phản ánh
  Tổng số 75 tiết  

6. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:
Sau 75 tiết học được cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản, học viên sẽ hoàn thành bài thi kiểm tra cuối khóa là các tác phẩm dạng bài phỏng vấn, phản ánh. Học viên sẽ nhận chứng chỉ tốt nghiệp khi đạt được các yêu cầu sau:
- Tham gia đủ ít nhất 80% giờ học trên lớp
- Đạt tối thiểu 5/10 điểm đánh giá bài kiểm tra cuối khóa.
7. Học liệu tham khảo:
- Dương Xuân Sơn, Đinh Hường: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Văn hóa Thông tin, 1995.
- Tạ Ngọc Tấn: Truyền thông đại chúng, XNB Chính trị Quốc gia, 2001.
- Đinh Hường: Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
- Phan Kiền: Ảnh Báo chí, Tập bài giảng.
- Dương Xuân Sơn: Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây