1. Thông tin chung về chương trình đào tạo
- Tên chương trình đào tạo: Nghiệp vụ chuyển đổi số báo chí
- Đối tượng đào tạo:
+ Cán bộ, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí truyền thông; người đi làm trong lĩnh vực truyền thông và các lĩnh vực nghề nghiệp có liên quan (kỹ thuật, quản trị nhân sự, quản trị dữ liệu…) có nhu cầu tham gia bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyển đổi số trong hoạt động báo chí truyền thông.
+ Mọi đối tượng quan tâm, yêu thích lĩnh vực báo chí truyền thông nói chung, lĩnh vực báo chí chí truyền thông số nói riêng
- Đơn vị đào tạo: Giảng viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) kết hợp với các nhà báo có kinh nghiệm của các cơ quan báo chí truyền thông.
- Tên chứng chỉ: Nghiệp vụ chuyển đổi số báo chí
(Tên tiếng Anh: Digital transformation in Journalism)
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn
2. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Nghiệp vụ Báo chí truyền thông trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và cần thiết về nghiệp vụ chuyển đổi số báo chí. Sau khóa học, người học có chuyên môn, đủ tự tin để chủ trì hoặc tham gia triển khai các dự án chuyển đổi số cơ quan báo chí, vận dụng tốt những kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn báo chí hiện đại.
3. Chuẩn đầu ra của chương trình
3.1. Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức tổng quan về vấn đề chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số báo chí nói riêng
- Nắm rõ kiến thức cơ bản để xác định mục tiêu chuyển đổi số, hạ tầng công nghệ kỹ thuật, nền tảng dữ liệu và quy trình, quản trị nhân sự và văn hóa số
3.2. Về kĩ năng
- Kĩ năng nghề nghiệp: Thành thạo trong việc tiếp cận và thực hiện các công việc nghiệp vụ chuyên môn để xây dựng và triển khai dự án chuyển đổi số báo chí; thành thạo phương thức xây dựng kế hoạch, tổ chức mô hình và triển khai báo cáo đánh giá hoạt động chuyển đổi số báo chí.
- Kỹ năng cá nhân: Phát triển được kỹ năng tư duy logic, tư duy hệ thống, tư duy phân tích đa chiều.
- Kỹ năng làm việc nhóm: nâng cao kỹ năng thu thập thông tin và các ý tưởng, phát triển khả năng xử lý thông tin, khả năng quản lý và tổ chức công việc trong nhóm, đáp ứng được yêu cầu của công việc ngày càng mang tính chất đa ngành.
3.3. Về phẩm chất đạo đức:
Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các quy định pháp luật về tác nghiệp báo chí truyền thông số.
3.4. Vị trí công tác và khả năng phát triển chuyên môn
Người học có thể đảm nhiệm công việc là nhân sự chủ trì hoặc tham gia các dự án, chương trình hoạt động chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí truyền thông, có cơ hội phát triển chuyên môn nghiệp vụ để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số hoạt động báo chí ở nhiều cấp độ, quy mô và yêu cầu khác nhau.
4. Cấu trúc của chương trình đào tạo:
Tổng số giờ tích lũy: 75 tiết, trong đó:
- Số giờ lý thuyết: 60 tiết
- Số giờ thực hành: 15 tiết
5. Khung chương trình đào tạo
TT |
Chuyên đề |
Thời lượng |
Nội dung |
1 |
Kiến thức tổng quan về Chuyển đổi số báo chí |
5 |
- Khái niệm cơ bản về chuyển đổi số và chuyển đổi số báo chí
- Định hướng chuyển đổi số quốc gia
- Chiến lược chuyển đổi số báo chí Việt Nam |
2 |
Phương pháp đánh giá hiện trạng và xác định mục tiêu, nhu cầu chuyển đổi số |
5 |
- Các phương pháp xác định hiện trạng và nhu cầu của cơ quan báo chí trong tiến trình chuyển đổi số
- Những bài học kinh nghiệm trong việc xác định mục tiêu, đánh giá điểm mạnh yếu và cơ hội trong chuyển đổi số |
3 |
Xây dựng chiến lược và kế hoạch chuyển đổi số cơ quan báo chí |
10 |
- Quy trình, phương pháp xây dựng kế hoạch chuyển đổi số
- Chiến lược và mô hình chuyển đổi số của các cơ quan báo chí tiêu biểu
- Bài học kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và quốc tế |
4 |
Nền tảng công nghệ và dữ liệu chuyển đổi số |
5 |
- Khái niệm cơ bản về dữ liệu lớn Big data. Vấn đề khai thác cơ sở dữ liệu nhìn từ hướng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật và khả năng đầu tư |
5 |
Nhân lực và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chuyển đổi số |
5 |
- Các mô hình quản trị nhân lực
- Bài toán đào tạo và tái đào tạo nhân sự phù hợp tiến trình chuyển đổi số cơ quan báo chí |
6 |
Thực hiện số hóa thông tin, số hóa quy trình, chính sách tiến tới chuyển đổi số tổng thể |
10 |
- Các quy trình, bước triển khai chuyển đổi số cơ quan báo chí
- Kỹ thuật xây dựng chính sách toàn diện và dự báo nguy cơ
- Kỹ năng tham vấn các bên liên quan cho hoạt động chuyển đổi số ở cấp độ tổng thể. |
7 |
Xây dựng hệ thống báo cáo và tiêu chí đánh giá hoạt động chuyển đổi số báo chí |
10 |
- Phương pháp xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hoạt động chuyển đổi số
- Quy trình đánh giá, kiểm định
- Những kỹ thuật, kinh nghiệm cơ bản trong việc đánh giá hoạt động chuyển đổi số |
8 |
Nghiên cứu mô hình chuyển đổi số trong thực tế |
10 |
- Mô hình chuyển đổi số tiêu biểu
- Kinh nghiệm chuyển đổi số và các ví dụ từ quốc tế |
9 |
Thực hành |
15 |
|
Tổng cộng |
75 |
|
Các chuyên đề được xây dựng trên cơ sở các môn học trong chương trình đào tạo đại học, sau đại học ngành Báo chí và Quản trị truyền thông: Truyền thông đa phương tiện, Kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình, Tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí, Kinh tế Báo chí…
Các chuyên đề có thể điều chỉnh, thay đổi đến 20% tổng thời lượng khóa học căn cứ theo thực tiễn nghề nghiệp và nhu cầu học viên
6. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:
Sau 75 tiết học được cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản, học viên sẽ hoàn thành bài thi kiểm tra cuối khóa là các tác phẩm dạng chùm tin, bài phản ánh hoặc phỏng vấn trên báo điện tử. Học viên sẽ nhận chứng chỉ tốt nghiệp khi đạt được các yêu cầu sau:
- Tham gia đủ ít nhất 80% giờ học trên lớp
- Đạt tối thiểu 5/10 điểm đánh giá bài kiểm tra cuối khóa.
7. Học liệu tham khảo:
1. Nhiều tác giả (2020), Việt Nam thời kỳ chuyển đổi số, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
2. David L Rogers (2021), Cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiều tác giả (2022), Chuyển đổi số báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật.