1. Mục tiêu đào tạo
Bồi dưỡng cho người học kiến thức và hướng dẫn về phương pháp để người học có đủ khả năng đảm nhận chức danh thư ký, trợ lý hành chính tại văn phòng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; nâng cao hiểu biết về nhiệm vụ, vai trò, vị trí và những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản của người thư ký nói chung và thư ký lãnh đạo nói riêng; tự rèn luyện thành thục một số kỹ năng cơ bản, cần thiết của thư ký như: Thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin; tham mưu đúng chức trách và hiệu quả; soạn thảo và quản lý văn bản đúng yêu cầu; biết cách giao tiếp, ứng xử và điều hòa các mối quan hệ ở cơ quan; biết tổ chức triển khai, quản lý thời gian và thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả…
2. Đối tượng đào tạo
- Chánh, phó văn phòng; Trưởng, phó phòng/bộ phận hành chính; Nhân viên văn phòng; Thư ký văn phòng; Trợ lý hay Thư ký riêng cho các chức vụ lãnh đạo, quản lý… của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
- Các cán bộ, công chức, viên chức hiện đang công tác và làm việc trong lĩnh vực hành chính - văn phòng nói chung tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cấp trung ương và địa phương;
- Sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng và đại học (đặc biệt là học sinh, sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, có nhu cầu làm việc trong các văn phòng doanh nghiệp, cơ quan nhà nước);
- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư ký.
3. Thời gian đào tạo
01 tháng (các ngày trong tuần hoặc vào ngày thứ 7 và Chủ nhật)
4. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ là 05 tín chỉ (75 tiết), trong đó:
- Học phần bắt buộc: 04 tín chỉ
- Học phần tự chọn: 01 tín chỉ
- Thực hành nghiệp vụ: 01 tín chỉ
Sau khóa học người học đạt được những kiến thức sau:
- Về kiến thức: Người học nắm được những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, vai trò, vị trí và những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản của người thư ký nói chung và thư ký lãnh đạo nói riêng như: nghiệp vụ thu thập và xử lý thông tin, nghiệp vụ soạn thảo và quản lý văn bản, nghiệp vụ lễ tân; một số kỹ năng cần thiết như: kỹ năng tham mưu, kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng quản lý thời gian,...
- Về kỹ năng: Người học có khả năng đảm nhận và thực hiện tốt công việc thuộc chức danh thư ký, trợ lý hành chính tại văn phòng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Về thái độ: Người học nhận thức được vị trí, vai trò của chức danh thư ký và thư ký lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức.
5. Loại văn bằng được cấp
Học viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo và nếu đáp ứng đủ các điều kiện của khoá đào tạo sẽ được cấp chứng chỉ.
- Tên chứng chỉ: “Nghiệp vụ thư ký” (Secretarial Skills)
- Chứng chỉ do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.
6. Nội dung chương trình đào tạo
TT |
Nội dung |
Thời lượng
(Tiết) |
Ghi chú |
I |
Kiến thức cơ sở |
10 |
|
1 |
Tổng quan về công tác hành chính – văn phòng |
5 |
|
2 |
Nhập môn Nghiệp vụ thư ký |
5 |
|
II |
Kiến thức chuyên ngành |
50 |
|
1 |
Nghiệp vụ thu thập và xử lý thông tin |
5 |
|
2 |
Nghiệp vụ soạn thảo và quản lý văn bản |
10 |
|
3 |
Nghiệp vụ lưu trữ |
5 |
|
4 |
Lễ tân văn phòng |
5 |
|
5 |
Nghiệp vụ tham mưu hiệu quả |
10 |
|
6 |
Thực hành nghiệp vụ |
15 |
|
III |
Học phần tự chọn |
15/60 |
|
1 |
Kỹ năng giao tiếp hành chính |
5 |
|
2 |
Kỹ năng tổ chức sự kiện |
5 |
|
3 |
Kỹ năng thuyết trình |
5 |
|
4 |
Kỹ năng làm việc nhóm |
5 |
|
5 |
Kỹ năng quản lý xung đột |
5 |
|
6 |
Kỹ năng quản lý thời gian |
5 |
|
7 |
Kỹ năng phát triển các mối quan hệ |
5 |
|
8 |
Kỹ năng tổ chức, điều phối công việc |
5 |
|
9 |
Kỹ năng đàm phán, thương thảo hợp đồng |
5 |
|
10 |
Xây dựng văn hóa tổ chức |
5 |
|
|
Tổng cộng |
75 |
|
Ghi chú: Các học phần có đề cương chi tiết kèm theo
7. Trang thiết bị dạy, học
- Sử dụng hệ thống phòng học, trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giảng dạy của khóa học.
- Thiết bị thực hành cho học viên: Bìa hồ sơ, tài liệu giả định, con dấu giả định, giấy A4, bút, kẹp ghim...
8. Yêu cầu về giáo viên
Giảng viên là các chuyên gia trong lĩnh vực giảng dạy Hành chính – Văn phòng và Văn thư – Lưu trữ, có trình độ từ Thạc sỹ trở lên.
9. Tổ chức thực hiện
Các lớp đào tạo được tổ chức trực tuyến hoặc trực tiếp tại Trường hoặc tại các địa phương trên cơ sở tuân thủ quy định về đào tạo và cấp phát chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Trong đó, điều kiện để được cấp chứng chỉ như sau:
- Học viên nghỉ không quá 2/3 thời lượng của khóa học (bao gồm cả phần thực hành nghiệp vụ);
- Học viên có đầy đủ 02 bài thi viết hoặc 02 bài tiểu luận cuối khóa, gồm bài thi hoặc tiêu luận môn Tổng quan công tác hành chính - văn phòng và môn Nghiệp vụ thư ký tổng hợp;
- Kết quả các bài thi viết hoặc tiểu luận kết thúc khóa học phải đạt từ 05 điểm trở lên.
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG CÁC HỌC PHẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH
1. Học phần 1: Tổng quan về công tác hành chính - văn phòng
Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hành chính - văn phòng, về nội dung và tính chất của công việc hành chính – văn phòng cũng như các yêu cầu đối với cán bộ làm công việc hành chính – văn phòng.
Nội dung 1: Khái quát về công tác hành chính – văn phòng
- Khái niệm hành chính
- Khái niệm văn phòng
- Văn phòng trong các cơ quan, doanh nghiệp
Nội dung 2: Công việc hành chính – văn phòng
- Khái niệm
- Tính chất của công việc hành chính – văn phòng
Nội dung 3: Yêu cầu với cán bộ hành chính văn phòng
- Phẩm chất
- Năng lực
- Kỹ năng
2. Học phần 2: Nhập môn Nghiệp vụ thư ký
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nghề thư ký như vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, các năng lực và phẩm chất cần phải có của người thư ký công tác trong các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp.
Nội dung 1: Nhiệm vụ và vị trí của người thư ký
- Khái niệm “Thư ký”
- Nhiệm vụ của người thư ký
- Vị trí, vai trò của người thư ký
Nội dung 2: Các nghiệp vụ và kỹ năng cơ bản của người thư ký
- Nghiệp vụ cơ bản
- Kỹ năng (Kỹ năng chuyên môn và kỹ năng bổ trợ)
Nội dung 3: Năng lực và phẩm chất của người thư ký
- Năng lực của người thư ký
- Phẩm chất của người thư ký
3. Học phần 3: Nghiệp vụ thu thập và xử lý thông tin
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thu thập và xử lý thông tin như khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình thực hiện nghiệp vụ. Người học cũng được thực hành một số bước trong quy trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.
Nội dung 1: Khái quát chung về nghiệp vụ thu thập và xử lý thông tin
- Khái niệm
- Nguyên tắc thu thập và xử lý thông tin
- Yêu cầu thu thập và xử lý thông tin
Nội dung 2: Quy trình thu thập và xử lý thông tin
- Xác định nhu cầu dùng tin
- Xác định nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin
- Áp dụng các phương pháp xử lý thông tin
- Cung cấp thông tin
- Lưu trữ thông tin
Nội dung 3: Thực hành thu thập và xử lý thông tin
- Thu thập thông tin
- Xử lý thông tin
4. Học phần 4: Nghiệp vụ soạn thảo và quản lý văn bản
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống văn bản, yêu cầu của việc soạn thảo, quy trình, phương pháp soạn thảo văn bản hành chính; nguyên tắc, quy trình và phương pháp quản lý văn bản hành chính.
Nội dung 1: Khái quát chung về hệ thống văn bản
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Hệ thống văn bản hành chính
- Hệ thống văn bản chuyên môn, kỹ thuật
Nội dung 2: Yêu cầu và phương pháp soạn thảo văn bản
- Yêu cầu soạn thảo văn bản
- Quy trình soạn thảo văn bản
- Phương pháp soạn thảo một số văn bản hành chính
Nội dung 3: Yêu cầu và phương pháp quản lý văn bản
- Yêu cầu của quản lý văn bản
- Quy trình quản lý văn bản đi
- Quy trình quản lý văn bản đến
- Quy trình lập hồ sơ công việc
Nội dung 4: Thực hành
- Soạn thảo văn bản hành chính
- Lập hồ sơ công việc
5. Học phần 5: Nghiệp vụ lưu trữ
Học phần Nghiệp vụ lưu trữ nhằm cung cấp cho người học những hiểu biết cơ bản về vai trò của công tác lưu trữ nói chung và các nghiệp vụ lưu trữ nói riêng, giúp người học có kỹ năng thực hiện đúng các nghiệp vụ lưu trữ, hướng dẫn các nhân viên khác thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ, đồng thời, học phần giúp người học có tư duy quản lý và kiểm soát công tác lưu trữ.
Nội dung 1: Nghiệp vụ thu thập tài liệu vào lưu trữ
- Định nghĩa thu thập tài liệu lưu trữ
- Ý nghĩa của việc thu thập tài liệu vào lưu trữ
- Các nhiệm vụ cơ bản của việc thu thập tài liệu vào lưu trữ
- Quy trình, phương pháp thu thập tài liệu vào lưu trữ cơ quan
Nội dung 2: Nghiệp vụ phân loại tài liệu lưu trữ
- Định nghĩa Phân loại tài liệu lưu trữ
- Mục đích, nguyên tắc, yêu cầu của công tác phân loại tài liệu
- Quy trình phân loại tài liệu phông lưu trữ cơ quan
Nội dung 3: Nghiệp vụ xác định giá trị tài liệu lưu trữ
- Định nghĩa xác định giá trị tài liệu lưu trữ
- Nguyên tắc xác định giá trị tài liệu
- Phương pháp xác định giá trị tài liệu
- Các tiêu chuẩn cụ thể áp dụng trong xác định giá trị tài liệu phông lưu trữ cơ quan
- Các công cụ hướng dẫn xác định giá trị tài liệu
Nội dung 4: Nghiệp vụ bảo quản tài liệu lưu trữ
- Định nghĩa bảo quản tài liệu lưu trữ
- Mục đích, nguyên tắc bảo quản tài liệu lưu trữ
- Xác định các nguyên nhân gây hại cho tài liệu lưu trữ
- Tổ chức bảo quản tài liệu lưu trữ
Nội dung 5: Nghiệp vụ tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
- Định nghĩa tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
- Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
- Các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
- Trách nhiệm đối với việc phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ
6. Học phần 6: Lễ tân văn phòng
Học phần cung cấp kiến thức lý luận cơ bản và thực tiễn về lễ tân và công tác lễ tân trong các cơ quan, tổ chức, giúp người học có thể tham mưu cho lãnh đạo văn phòng, lãnh đạo các cơ quan tổ chức về công tác lễ tân; đồng thời có khả năng trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ được giao về lễ tân, góp phần duy trì, tạo dựng và phát triển quan hệ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Nội dung 1: Tổng quan về công tác lễ tân trong các cơ quan, tổ chức
- Các khái niệm và thuật ngữ
- Nội dung của công tác lễ tân
- Nhiệm vụ của công tác lễ tân
- Tầm quan trọng của công tác lễ tân
Nội dung 2: Trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác lễ tân
- Trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan
- Trách nhiệm của văn phòng và lãnh đạo văn phòng
- Trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị
- Trách nhiệm của bộ phận lễ tân và nhân viên lễ tân
- Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên
Nội dung 3: Nghiệp vụ lễ tân văn phòng
- Tạo dựng hình ảnh của cơ quan
- Nghi thức lễ tân khi đón, tiếp khách
- Nghi thức lễ tân trong tổ chức sự kiện, hội họp
- Nghi thức giao tiếp, ứng xử với khách và phong cách
- Các nghi thức lễ tân nội bộ
7. Học phần 7: Nghiệp vụ tham mưu hiệu quả
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tham mưu hiệu quả như khái niệm, vai trò của công tác tham mưu, nội dung tham mưu, nguyên tắc và quy trình tham mưu.
Nội dung 1: Tổng quan về công tác tham mưu
- Khái niệm
- Vai trò của công tác tham mưu
- Nội dung tham mưu
- Nguyên tắc và yêu cầu của tham mưu
Nội dung 2: Quy trình và phương pháp tham mưu
- Quy trình tham mưu
- Phương pháp tham mưu hiệu quả
Nội dung 3: Thực hành
- Bài tập tình huống
- Lựa chọn một vấn đề trên thực tiễn để tham mưu
8. Học phần 8: Thực hành nghiệp vụ
Học phần yêu cầu người học trải nghiệm thực tế và áp dụng các nghiệp vụ đã học vào thực tiễn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người học đang công tác. Thông qua việc thực hành, người học sẽ đánh giá chính xác những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để trở thành một thư ký chuyên nghiệp.
Sản phẩm của học phần: Kết quả thực hành là tiểu luận cuối khóa.Tiểu luận sẽ được đánh giá và là căn cứ để cấp chứng chỉ cho người học
9. Học phần 9: Kỹ năng giao tiếp hành chính
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về giao tiếp hành chính, các kiến thức được trang bị nhằm giúp người học nhận thức khả năng giao tiếp của bản thân đồng thời phát triển, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp để vận dụng hiệu quả trong cuộc sống nói chung và trong môi trường công sở, giao tiếp hành chính nói riêng.
Nội dung 1: Những vấn đề chung về giao tiếp
- Khái niệm
- Chức năng
- Quá trình giao tiếp
- Các phương tiện giao tiếp hành chính
- Nguyên nhân của giao tiếp thất bại
Nội dung 2: Các kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng nghe
- Kỹ năng nói
- Kỹ năng đọc
- Kỹ năng viết
- Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Nội dung 3: Các kỹ năng trong giao tiếp hành chính
- Nguyên tắc giao tiếp hành chính
- Giao tiếp với cấp trên
- Giao tiếp với cấp dưới
- Giao tiếp với đồng nghiệp
10. Học phần 10: Kỹ năng tổ chức sự kiện
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ năng tổ chức sự kiện. Trên cơ sở các lý thuyết được trang bị cũng như thực hành, người học có khả năng thực hiện một số nội dung công việc cơ bản trong quá trình triển khai các dạng sự kiện phổ biến của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Nội dung 1: Tổng quan về tổ chức sự kiện
- Khái niệm sự kiện, tổ chức sự kiện
- Phân loại các hình thức sự kiện trong các cơ quan
- Vai trò của tổ chức sự kiện trong các cơ quan
-Yêu cầu của tổ chức sự kiện
- Trách nhiệm của văn phòng trong tổ chức sự kiện
Nội dung 2: Quy trình tổ chức sự kiện trong cơ quan
- Xác định mục tiêu, chủ đề cho sự kiện
- Lập kế hoạch và triển khai các công việc chuẩn bị cho sự kiện
- Thực hiện sự kiện
- Giải quyết các công việc sau khi sự kiện kết thúc
- Nội dung 3: Phương pháp tổ chức một số sự kiện phổ biến trong các cơ quan
- Tổ chức hội thảo, hội nghị
- Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập cơ quan, lễ đón nhận danh hiệu
- Tổ chức lễ khai trương, khánh thành
11. Học phần 11: Kỹ năng thuyết trình
Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ năng thuyết trình: Khái niệm thuyết trình, các giai đoạn thuyết trình và phương pháp thuyết trình hiệu quả. Trên cơ sở đó người học có khả năng vận dụng lý thuyết môn học vào hoạt động thuyết trình trong thực tiễn công việc và đánh giá chính xác kết quả hoạt động thuyết trình của bản thân.
Nội dung 1: Khái niệm và vai trò của thuyết trình
- Khái niệm thuyết trình
- Khái niệm kỹ năng thuyết trình
- Vai trò của kỹ năng thuyết trình
Nội dung 2: Yêu cầu đối với hoạt động thuyết trình
- Yêu cầu về nội dung
- Yêu cầu về phương pháp
- Yêu cầu về hiệu quả
Nội dung 3: Kỹ năng thuyết trình hiệu quả
- Chuẩn bị thuyết trình
- Thực hiện thuyết trình
- Đánh giá kết quả
12. Học phần 12: Kỹ năng làm việc nhóm
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản cho người học về kỹ năng làm việc nhóm. Trên cơ sở đó, người học có khả năng phát triển các kỹ năng làm việc trong nhóm như: giao tiếp nhóm, lãnh đạo nhóm, xử lý các xung đột nhóm... Học phần cũng giúp người học tạo lập được sự tự tin và ý thức về vai trò của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ trong các nhóm công việc.
Nội dung 1: Khái niệm, vai trò của kỹ năng làm việc nhóm
- Khái niệm nhóm và kỹ năng làm việc nhóm
- Các đặc điểm của nhóm làm việc
- Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm
- Vai trò của kỹ năng làm việc nhóm
Nội dung 2: Yêu cầu đối với các thành viên trong các hoạt động nhóm
- Yêu cầu đối với trưởng nhóm
- Yêu cầu đối với các thành viên nhóm
Nôị dung 3: Nội dung kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thiết kế nhóm làm việc
- Kỹ năng giao tiếp trong làm việc nhóm
- Kỹ năng tổ chức/điều hành họp nhóm
- Kỹ năng đánh giá, kiểm soát quá trình làm việc nhóm
- Giải quyết và quản trị xung đột trong nhóm
13. Học phần 13: Kỹ năng quản lý xung đột
Học phần cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý xung đột để người học có thể hiểu biết về bản chất của xung đột, có khả năng phân biệt những xung đột có lợi và xung đột có hại; biết cách ngăn ngừa và giải quyết xung đột trong cơ quan, công sở phù hợp với vai trò và trách nhiệm.
Nội dung 1: Tổng quan về xung đột
- Khái niệm xung đột
- Nguyên nhân của xung đột
- Đặc điểm của xung đột
- Quan điểm về xung đột
Nội dung 2: Phân loại các dạng xung đột trong cơ quan
- Phân loại theo quan hệ trong cơ quan
- Phân loại theo quy mô
- Phân loại theo tính chất
Nội dung 3: Phương pháp quản lý và giải quyết xung đột
- Ngăn ngừa xung đột có hại
- Thúc đẩy xung đột có lợi
- Nguyên tắc quản lý xung đột
- Phương pháp quản lý xung đột
- Quy trình quản lý xung đột
14. Học phần 14: Kỹ năng quản lý thời gian
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý thời gian. Trên cơ sở đó, người học có khả năng vận dụng lý thuyết môn học vào việc và sử dụng hiệu quả thời gian trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và của cá nhân trong công việc và cuộc sống.
Nội dung 1: Tổng quan về quản trị thời gian
- Khái niệm quản lý thời gian
- Nội dung của quản lý thời gian
- Ý nghĩa của việc quản lý thời gian
Nội dung 2: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Hiểu về bản thân
- Hiểu về công việc
- Ngăn nắp
- Làm việc tốt hơn
- Giao tiếp hiệu quả hơn
- Kiểm soát thời gian
Nội dung 3: Vận dụng kỹ năng quản lý thời gian trong quản trị văn phòng
- Quản lý thời gian trong thực hiện chức năng của quản trị văn phòng
- Quản lý thời gian theo vị trí công việc trong văn phòng
15. Học phần 15: Kỹ năng phát triển các mối quan hệ
Học phần cung cấp các kỹ năng mềm giúp người học có khả năng phát triển, tiến tới hoàn thiện bản thân, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý, điều hành văn phòng, đóng góp có hiệu quả vào chất lượng hoạt động chung của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp
Nội dung 1: Khái quát chung về kỹ năng phát triển các mối quan hệ
- Các mối quan hệ trong công việc
- Vai trò của kỹ năng phát triển các mối quan hệ
- Nguyên tắc phát triển các mối quan hệ trong công việc
Nội dung 2: Kỹ năng phát triển các mối quan hệ trong công việc
- Kỹ năng tạo lập mối quan hệ
- Kỹ năng duy trì mối quan hệ
- Kỹ năng phát triển mối quan hệ
16. Học phần 16: Kỹ năng tổ chức công việc
Học phần trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết trong quá trình triển khai các công việc thực tế một cách chủ động và độc lập. Là học phần mang tính chất bổ trợ cho người học, kỹ năng tổ chức công việc sẽ là cần thiết đối với người làm thư ký, giúp kiểm soát thời gian và sử dụng kế hoạch được khoa học và hợp lý.
Nội dung 1: Tổ chức công việc, vai trò của tổ chức công việc trong tổ chức
- Khái niệm tổ chức công việc
- Đặc điểm tổ chức công việc
- Vai trò của tổ chức công việc
- Yêu cầu của tổ chức công việc
Nội dung 2: Tổ chức công việc bộ phận
- Xác định chức năng, nhiệm vụ
- Định biên nhân sự
- Xác định bảng mô tả công việc
- Sắp xếp công việc cho cấp dưới
Nội dung 3: Tổ chức công việc cá nhân
- Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
- Sắp xếp hồ sơ
- Sắp xếp nơi làm việc
- Quản lý thông tin
- Lập kế hoạch công việc
17. Học phần 17: Kỹ năng đàm phán, thương lượng
Học phần cung cấp cho người một số kiến thức cơ bản về đàm phán, thương lượng trong công việc như những nguyên tắc, yêu cầu trong đàm phán, thương lượng; quy trình và phương pháp đàm phán, thương lượng.
Nội dung 1: Khái quát chung về kỹ năng đàm phán, thương lượng
- Khái niệm
- Vai trò
- Nguyên tắc và yêu cầu đàm phán, thương lượng
Nội dung 2: Quy trình đàm phán, thương lượng
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn tiến hành
- Giai đoạn kết thúc
Nội dung 3: Thực hành
- Đàm phán với đối tác
- Đàm phán với đồng nghiệp
18. Học phần 18: Xây dựng văn hoá tổ chức
Học phần giúp người học nhận thức rõ về các chuẩn mực văn hóa hình thành trong tổ chức, sự tác động của chúng tới các hoạt động chuyên môn. Đặc biệt, học phần tăng cường nhận thức, ý thức của người học với việc phát huy vai trò của người thư ký trong xây dựng, duy trì và bảo vệ hình ảnh của tổ chức thông qua thực hiện các chuẩn mực văn hóa nơi công sở.
Nội dung 1: Lý luận chung về văn hóa tổ chức
- Khái niệm văn hóa, văn hóa tổ chức
- Đặc điểm của văn hóa tổ chức
- Những yếu tố tác động tới văn hóa tổ chức
- Tiêu chí đánh giá văn hóa tổ chức
- Vai trò của văn hóa tổ chức
Nội dung 2: Quy chế pháp lý về văn hóa tổ chức
- Sự cần thiết xây dựng quy chế pháp lý về văn hóa tổ chức
- Quy trình xây dựng quy chế pháp lý về văn hóa tổ chức
- Một số dạng quy chế pháp lý về văn hóa tổ chức hiện hành
Nội dung 3: Định hướng và biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức
- Trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Trách nhiệm của lãnh đạo văn phòng
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức và các thành viên