Chương trình Đào tạo ngắn hạn Nhiếp ảnh cơ bản

Thứ năm - 11/05/2023 00:56
Ngày 24/04/2023, Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV đã kí quyết định số 1340 về việc ban hành chương trình Đào tạo ngắn hạn Nhiếp ảnh cơ bản do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông xây dựng. Cụ thể như sau:

1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

- Tên chương trình đào tạo: Nhiếp ảnh cơ bản
- Đối tượng đào tạo:
 + Sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, muốn làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông
+ Người có nhu cầu trang bị kiến thức, kỹ năng về nhiếp ảnh.
+ Người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền thông nhưng chưa có văn bằng đúng chuyên ngành, cần bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ để hoàn thiện hồ sơ thi tuyển/ nâng ngạch viên chức
+ Mọi đối tượng quan tâm, yêu thích lĩnh vực báo chí truyền thông  
- Đơn vị đào tạo: Giảng viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) kết hợp với các nhà báo có kinh nghiệm của các cơ quan báo chí truyền thông.
- Tên chứng chỉ: Nhiếp ảnh cơ bản
(Tên tiếng Anh: Basic Photography Skills)
- Đơn vị cấp chứng chỉ: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn

2. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo Nghiệp vụ Báo chí truyền thông trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và cần thiết về lĩnh vực nhiếp ảnh. Sau khóa học, người học có chuyên môn, đủ tự tin thực hành nhiếp ảnh trong hoạt động truyền thông và đời sống.

3. Chuẩn đầu ra của chương trình

3.1. Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức tổng quan về nghệ thuật nhiếp ảnh và ảnh báo chí
- Nắm vững kiến thức về các loại hình báo ảnh, các thể loại tác phẩm ảnh
- Hiểu rõ phương thức sáng tạo tác phẩm nhiếp ảnh
3.2. Về kĩ năng
- Kĩ năng nghề nghiệp: Thành thạo trong việc tiếp cận và thực hiện các công việc nghiệp vụ nhiếp ảnh.
- Kỹ năng cá nhân: Có kỹ năng làm việc độc lập, sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm.  
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng phối hợp trong ekip, luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến các thành viên, đảm bảo hiệu quả công việc và chất lượng tác phẩm.
3.3. Về phẩm chất đạo đức:
Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các quy định pháp luật về tác nghiệp nhiếp ảnh.
3.4. Vị trí công tác và khả năng phát triển chuyên môn
- Người học có thể đảm nhiệm công việc là một chuyên viên, biên tập viên ảnh làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp; vị trí phụ trách quản trị nội dung hoặc sáng tạo hình ảnh cho website hoặc các ấn phẩm truyền thông nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp; công việc của người sáng tạo nội dung trên các phương tiện truyền thông đại chúng…

4. Cấu trúc của chương trình đào tạo:

Tổng số giờ tích lũy: 45 tiết, trong đó:
-Số giờ lý thuyết: 30 tiết
-Số giờ thực hành: 10 tiết

5. Khung chương trình đào tạo

STT Chuyên đề Thời lượng Nội dung
1 Kiến thức cơ bản về máy ảnh và kỹ thuật chụp hình 5 - Khái niệm cơ bản về nhiếp ảnh:Tính chất của hình ảnh, Tính tác động trực tiếp,Tính không tự thân tường minh về nghĩa
- Cấu tạo máy ảnh, nguyên tắc hoạt động của máy ảnh
- Nguyên tắc chụp hình cơ bản
2 Kỹ thuật điều chỉnh tam giác ánh sáng trong nghệ thuật nhiếp ảnh 5 - Khái niệm về khẩu độ, tốc độ, ISO
- Thực hành điều chỉnh ánh sáng trong tác nghiệp thực tế
3 Nguyên tắc về bố cục trong nhiếp ảnh và làm chủ ánh sáng 10 - Các nguyên tắc cơ bản về màu sắc và ánh sáng: Tư duy màu sắc, Làm chủ ánh sáng, Một số gợi ý trong các điều kiện đặc biệt
- Bố cục trong nhiếp ảnh
- Đường nét, hình dáng
- Phong cách, cắt cúp
- Thực hành về bố và làm chủ ánh sáng nhiếp ảnh
4 Kỹ năng chụp các thể loại ảnh cơ bản: ảnh chân dung, ảnh đời thường, ảnh sự kiện 15 - Phân loại dạng ảnh cơ bản
- Kỹ năng chụp với các yếu tố cơ bản: Khoảnh khắc ghi hình (thời cơ bấm máy), Cảm xúc, Hiếu kỳ, Góc nhìn, Kế hoạch tác nghiệp, Các phương pháp xây dựng tư duy hình ảnh
- Thực hành nhiếp ảnh theo các thể loại cơ bản
5 Chỉnh sửa ảnh căn bản bằng Photoshop và Lightroom 10 - Giới thiệu các công nghệ và ứng dụng chỉnh sửa ảnh thông dụng
- Kinh nghiệm trong tác nghiệp chỉnh sửa ảnh bằng ứng dụng Photoshop và Lightroom
- Thực hành chỉnh sửa ảnh căn bản
Tổng cộng 45  

Các chuyên đề được xây dựng trên cơ sở môn học Ảnh báo chí trong chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí
Các chuyên đề có thể điều chỉnh, thay đổi đến 20% tổng thời lượng khóa học căn cứ theo thực tiễn nghề nghiệp và nhu cầu học viên.

6. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:

Sau 45 tiết học được cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản, học viên sẽ hoàn thành bài thi kiểm tra cuối khóa là các tác phẩm dạng chùm phóng sự ảnh hoặc bộ ảnh chân dung. Học viên sẽ nhận chứng chỉ tốt nghiệp khi đạt được các yêu cầu sau:
- Tham gia đủ ít nhất 80% giờ học trên lớp
- Đạt tối thiểu 5/10 điểm đánh giá bài kiểm tra cuối khóa.

7. Học liệu tham khảo:

1. Phan Kiền: Ảnh Báo chí, Tập bài giảng.
2. Dương Xuân Sơn: Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
3. Trần Đức Tài: Từ máy ảnh đến hình ảnh, Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh, 2007.
4. Brian Horton: Ảnh báo chí (Trần Đức Tài dịch). Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2004
5. Tài liệu nghiệp vụ của các hãng thông tấn Reuters, AP, AFP...
 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây