1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các nhà tham vấn hôn nhân – gia đình có sự hiểu biết sâu sắc về tình yêu, hôn nhân, gia đình trong bối cảnh văn hoá Việt Nam; có kỹ năng thực hành và cung cấp dịch vụ tham vấn cặp đôi cho khách hàng dựa trên nền tảng tâm lý học tham vấn, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học gia đình.
2. Đối tượng đào tạo
Các cá nhân có nguyện vọng trở thành nhà tham vấn, trị liệu hôn nhân – gia đình hoặc đang làm công tác tham vấn – trị liệu tâm lý độc lập của các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ tham vấn – trị liệu tâm lý.
3. Thời gian tổ chức đào tạo
Các buổi tối trong tuần hoặc vào ngày thứ 7 và Chủ nhật.
4. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ là 16 tín chỉ (240 tiết), trong đó:
- Khối kiến thức chung: 6 tín chỉ
- Khối kỹ năng tham vấn cơ bản và nâng cao: 2 tín chỉ
- Khối liệu pháp tham vấn – trị liệu: 8 tín chỉ
5. Loại văn bằng được cấp
Học viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo và nếu đáp ứng đủ các điều kiện của khoá đào tạo sẽ được cấp chứng chỉ.
- Tên chứng chỉ: “Chứng chỉ Tham vấn hôn nhân và gia đình” (Certificate of Marriage and Family Counseling).
- Chứng chỉ do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cấp.
6. Nội dung chương trình đào tạo
Số TT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Lý thuyết |
Thực hành |
|
|
|
|
|
1 |
Vòng đời gia đình và đặc điểm tâm lý |
2 |
15 |
15 |
2 |
Tham vấn hôn nhân, gia đình trong bối cảnh văn hoá Việt Nam |
2 |
15 |
15 |
3 |
Tình dục trong mối quan hệ hôn nhân |
2 |
15 |
15 |
4 |
Kỹ năng tham vấn nâng cao |
2 |
10 |
20 |
5 |
Liệu pháp hệ thống trong tham vấn hôn nhân, gia đình |
2 |
10 |
20 |
6 |
Liệp pháp tập trung vào giải pháp trong tham vấn hôn nhân, gia đình |
2 |
10 |
20 |
7 |
Liệu pháp trần thuật trong tham vấn hôn nhân, gia đình |
2 |
10 |
20 |
8 |
Giám sát thực hành tham vấn hôn nhân, gia đình |
2 |
5 |
25 |
Ghi chú: Các học phần có đề cương chi tiết kèm theo
7. Trang thiết bị dạy, học
Sử dụng hệ thống phòng học, trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giảng dạy của khóa học.
8. Yêu cầu về giáo viên
Có thâm niên công tác và kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực tâm lý học và tâm lý học tham vấn – lâm sàng, có trình độ từ Thạc sỹ trở lên.
9. Tổ chức thực hiện
Khóa học được tổ chức trực tuyến hoặc trực tiếp tại Trường. Kết thúc khóa học, học viên được đánh giá và nhận chứng chỉ.
Phương pháp đánh giá như sau:
- Đánh giá thường xuyên qua chuẩn bị bài trên lớp theo yêu cầu của giáo viên: trọng số 10%
- Đánh giá điểm giữa kỳ thông qua thảo luận, làm bài tập nhóm trên lớp: trọng số 30%
- Đánh giá bài thi viết kết thúc khóa: Trọng số 60%
Tổng 3 đầu điểm là 10 điểm.
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
VÒNG ĐỜI HÔN NHÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ
- Số tín chỉ: 2
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
- Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Trần Thu Hương
- Chức danh: TS
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
- Mục tiêu chung
Học phần Vòng đời hôn nhân và đặc điểm tâm lý trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đặc điểm tâm lý của mối quan hệ hôn nhân trải qua các giai đoạn khác nhau từ đó người học có sự hiểu biết sâu sắc những khó khăn tâm lý của khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ tham vấn hôn nhân và gia đình.
- Chuẩn đầu ra của học phần:
Sau khi kết thúc học phần, học viên có khả năng:
-
- Kiến thức:
- Người học có kiến thức cơ bản về vòng đời hôn nhân: Khái niệm vòng đời hôn nhân, các lý thuyết, quan điểm về vòng đời hôn nhân, các giai đoạn vòng đời hôn nhân và các vấn đề của gia đình
- Kĩ năng
- Người học vận dụng kiến thức đề nghiên cứu, nhận diện, đánh giá và có các đề xuất hỗ trợ, can thiệp đối với các vấn đề gia đình
- Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân)
- Người học xây dựng thái độ đúng đắn, tích cực về các vấn đề gia đình khi cung cấp dịch vụ tham vấn.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm/tiểu luận
- Tài liệu tham khảo
- Ngô Công Hoàn, (1995). Tâm lý học gia đình. NXB Trường Đại học Sư Phạm I.
- Nguyễn Khắc Viện, (1993). Tâm lý học gia đình.
- Murphy, P. và Staples, W. (1979). Một Vòng Đời Gia Đình Hiện Đại Hóa. Tạp chí Nghiên cứu Người tiêu dùng, 6 (1), pp. 12-22.
- Tóm tắt nội dung học phần
Học phần vòng đời hôn nhân và đặc điểm tâm lý gồm ba phần. Phần thứ nhất giới thiệu với người học khái niệm, các lý thuyết về vòng đời hôn nhân; phần thứ hai phân tích các giai đoạn của mối quan hệ hôn nhân và các đặc điểm tâm lý; phần thứ ba thực hành đánh giá đặc điểm tâm lý một trường hợp điển cứu.
- Nội dung chi tiết
- Những vấn đề chung
- Khái niệm vòng đời hôn nhân
- Một số lý thuyết về vòng đời hôn nhân
- Vòng đời mối quan hệ cặp đôi và đặc điểm tâm lý
- Giai đoạn tiền hôn nhân
- Giai đoạn hôn nhân
- Giai đoạn vợ chồng son (mới cưới): Lập gia đình
- Giai đoạn gia đình có con đầu lòng
- Giai đoạn gia đình có con đi học
- Giai đoạn gia đình có con trưởng thành, rời xa và chuẩn bị nghỉ hưu
- Giai đoạn vợ chồng cao tuổi
- Giai đoạn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân
- Ly thân, ly hôn
- Goá bụa
- Giai đoạn vợ/chồng mất khi cao tuổi
-
- Thực hành nhận diện các vấn đề tâm lý của mỗi vòng đời hôn nhân
- Trình bày ca tham vấn
- Nhận diện giai đoạn mối quan hệ hôn nhân
- Các đặc điểm tâm lý nổi bật
- Các vấn đề tâm lý của mối quan hệ hôn nhân
- Bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị liên quan đến thực hành tham vấn
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
THAM VẤN HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH TRONG
BỐI CẢNH VĂN HOÁ VIỆT NAM
- Số tín chỉ: 2
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
- Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Trần Thu Hương
- Chức danh: PGS.TS
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
- Mục tiêu chung
Học phần tham vấn hôn nhân, gia đình trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt Nam trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về mô hình bối cảnh văn hóa xã hội truyền thống và đương đại ở Việt Nam trong tham vấn cho những khách hàng có các khó khăn tâm lý (xung đột, bạo hành …). Trên cơ sở đó, người học có được những kỹ thuật tham vấn hiệu quả, phù hợp văn hóa cho các cặp vợ chồng.
- Chuẩn đầu ra của học phần:
Sau khi kết thúc học phần, học viên có khả năng:
-
- Kiến thức:
- Trình bày và phân tích các khía cạnh căn bản trong mô hình bối cảnh văn hóa khi tiến hành tham vấn cho các cặp đôi có khó khăn tâm lý (bạo hành, xung đột …); các yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng đến mối quan hệ cặp đôi. Chẳng hạn như tuổi kết hôn xã hội, học vấn, tình trạng việc làm, thu nhập, sinh con trước khi kết hôn, số lượng con, xu hướng sống độc thân, quan niệm về vai trò giới trong xã hội truyền thống và đương đại, mạng xã hội, bạo lực trong gia đình, stress xã hội, sức khoẻ tâm thần.
- Kĩ năng
- Đặt câu hỏi, thấu cảm, sử dụng thang đo và phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố văn hoá xã hội với những khó khăn tâm lý của cặp đôi.
- Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân)
- Tôn trọng, chấp nhận sự đa dạng về văn hoá, ứng xử, xu hướng tình dục ở khách hàng.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm/tiểu luận
- Tài liệu tham khảo
- Almeida, R.V. & Durkin, T. (1999). The cultural context model: Therapy for couples with domestic violence, Journal of Marital and Family Therapy, Vol. 25, No. 3, 313-324.
- Poulsen, S.S. & Thomas, V. (2007). Cultural issues in Couple Therapy, Journal of Couple and Relationship Therapy, 6(1-2): 141-152.
- Tóm tắt nội dung học phần
Học phần tham vấn hôn nhân, gia đình trong bối cảnh văn hoá Việt Nam gồm bốn phần. Phần thứ nhất trang bị cho người học mô hình bối cảnh văn hoá trong tham vấn hôn nhân và gia đình; phần thứ hai giới thiệu các yếu tố văn hoá ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân; phần thứ ba các công cụ và kỹ thuật đánh giá các yếu tố liên quan đến mối quan hệ hôn nhân; phần thứ tư thực hành đánh giá những yếu tố văn hoá xã hội và những khó khăn tâm lý của một trường hợp điển cứu.
- Nội dung chi tiết
- Mô hình bối cảnh văn hóa trong tham vấn hôn nhân và gia đình
- Khái niệm văn hóa
- Tính giao thoa văn hóa
- Phụ nữ với vai trò là người mang đến văn hóa
- Mô hình bối cảnh văn hóa: Phân tách các vòng tròn văn hóa đối với nam giới và nữ giới
- Các yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân
- Tuổi kết hôn xã hội
- Tình trạng việc làm
- Học vấn
- Thu nhập
- Sinh con
- Giới
- Stress xã hội
- Bạo lực giới
- Các công cụ và thang đo đánh giá các khía cạnh văn hoá xã hội trong gia đình,
- Hỏi chuyện lâm sàng
- Thang đo
- Thang đo stress xã hội
- Thang đo vai trò giới
- Thang đo bạo lực trong mối quan hệ cặp đôi
-
- Thực hành phân tích ca
- Trình bày ca
- Phân tích bối cảnh văn hoá xã hội của khách hàng
- Bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị về thực hành
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
TÌNH DỤC TRONG MỐI QUAN HỆ HÔN NHÂN
(Sexual in Intimate Relationships)
1. Số tín chỉ: 02 ( 30 tiết)
2. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
3. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Lượt E-mail: luotnv@vnu.edu.vn
- Chức danh: PGS.TS
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
4. Mục tiêu chung
Học phần cung cấp cho học viên các tri thức nền tảng về khía cạnh tình dục trong mối quan hệ cặp đôi, hôn nhân và các mối quan hệ ngoài luống khác; các yếu tố tác động đến tình dục trong các mối quan hệ cặp đôi, hôn nhân; sự suy giảm và điều trị/tham vấn tình dục trong hôn nhân. Qua đó, giúp người học hiểu biết một cách tổng thể tri thức về tình dục trong các mối quan hệ cặp đôi, giúp các cặp đôi có đời sống tình dục lành mạnh, hạnh phúc.
5. Chuẩn đầu ra của học phần:
Sau khi kết thúc học phần, học viên có khả năng
- Về kiến thức: được trang bị tri thức tổng thể căn bản về tình dục trong các mối quan hệ thân mật ở các giai đoạn khác nhau từ giai đoan lựa chọn bạn tình, tình yêu và tình dục; tình dục trong hôn nhân và các mối quan hệ thân mật mật khác.
- Về kĩ năng: phân tích, đánh giá được đời sống tình dục trong các mối quan hệ cặp đôi chính thức và phi chính thức; thực hành một số liệu pháp trị liệu/điều trị tình dục trong các mối quan hệ thân mật.
- Về thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân): được huấn luyện hình thành các thái độ phù hợp về đời sống tình dục trong các mối quan hệ thân mật.
6. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm/tiểu luận
7. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Lượt – Trần Văn Tình – Bùi Phương Thảo (2021). Tập bài giảng Tâm lý học tình dục (lưu hành nội bộ). Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
2. Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn Ngọc Hương (2009), Tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại chuyện dễ đùa mà khó nói, Nxb. Thế giới.
3. Richard Parker, Peter Aggleton (2007), Văn hóa, xã hội và tình dục (tuyển tập), do CCIHP dịch, Nxb. Văn hóa – thông tin phát hành tại Việt Nam năm 2013.
4. Lehmiller, J. (2014). The Psychology of Human Sexuality, Wiley Blackwell, p.196 – p.224.
5. LeVay, S., Balbwin, J., & Balbwin, J. (2019). Discovering Human Sexuality, 4th edition, Oxford University Press, p. 191 – p. 224.
8. Tóm tắt nội dung học phần (Khoảng 250 – 300 từ)
Học phần cung cấp cho người học sự hiểu biết chung về tình dục trong các mối quan hệ thân mật. Nó xem xét tình dục trong giai đoạn đầu của mối quan hệ như sự gắn bó và lựa chọn bạn tình; tình yêu, tình dục và hạnh phúc cặp đôi; tình dục trong hôn nhân; tình dục trong các mối qua hệ không bền vững; các yếu tố tác động tới tình dục của các cặp đôi; các biểu hiện lệch lạc về tình dục và cách thức tham vấn, trị liệu tình dục trong các mối quan hệ thân mật.
9. Nội dung chi tiết
9. 1. Bắt đầu một mối quan hệ: gắn bó và lựa chọn bạn tình
1. Sự gắn bó
+ Lý thuyết gắn bó
+ Gắn bó ở thời thơ ấu và khi trưởng thành
+ Các khác biệt cá nhân trong gắn bó;
+ Khác biệt cá nhân về chiến lược lựa chọn ban tình
2. Lựa chọn bạn tình
+ Mọi người muốn chọn ban tình như thế nào?
+ Các tiêu chuẩn lựa chọn bạn tình;
+ Sự khác biệt giới trong tiêu chuẩn chọn bạn tình;
+ Sự khác biệt giới trong chiến lược chọn bạn tình
9. 2. Tình yêu, tình dục và hạnh phúc lứa đôi
1. Tình yêu (cấu trúc và bản chất của tình yêu)
2. Tình dục tốt hơn có dẫn tới các mối quan hệ tốt đẹp hơn?
3. Các mối quan hệ tốt đẹp có dẫn tới tình dục tốt hơn?
4. Tình dục và hài lòng cặp đôi (sex and couple’s satisfaction)
9.3. Tình dục trong hôn nhân
1. Tình dục trong hôn nhân
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình dục trong hôn nhân
3. Ngoại tình có phải do yếu tố tình dục?
4. Làm gì để nâng cao sự hài lòng tình dục trong hôn nhân
9.4. Tình dục trong các mối quan hệ khác
1. Tình một đêm (one nights stand)
2. Cặp đôi vì lý do tình dục (friend with benefits)
3. Tình dục trong các mối quan hệ mở (open relationships…)
4. Sử dụng các apps ứng dụng hẹn hò để tìm kiếm tình dục
9.5. Yếu tố tác động tới tình dục trong các mối quan hệ cặp đôi
1. Chuẩn mực về tình dục
2. Giao tiếp trong tình dục
3. Kỹ năng, kiến thức về tình dục
4. Các yếu tố văn hóa – xã hội
5. Yếu tố sinh học
6. Yếu tố nhân khẩu – xã hội
9.6. Suy giảm/rối loạn tình dục (Sexual Disorders)
1. Suy giảm/rối loạn tình dục là gì?
2. Các dạng suy giảm tình dục và nguyên nhân
3. Các dạng rối loạn tình dục và nguyên nhân
9.7. Tham vấn, trị liệu tình dục (Sex Therapy)
1. Giới thiệu chung
2. Lịch sử trị liệu tình dục
3. Nền tảng lý thuyết cho trị liệu tình dục
4. Các liệu pháp trị liệu tình dục (liệu pháp hành vi; liệu pháp nhận thức – hành vi; liệu pháp cặp đôi).
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÝ
- Số tín chỉ: 2
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
- Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Anh Thư
- Học hàm/học vị: Tiến sĩ
- Chức danh: Giảng viên
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
- Mục tiêu chung
Học phần được thiết kế và giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức về kỹ năng tham vấn, nắm được cách xác định vấn đề của thân chủ. Học viên được thực hành các kỹ năng tham vấn và áp dụng vào quy trình tham vấn. Học viên cũng hình thành được thái độ tôn trọng và chấp nhận thân chủ và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
- Chuẩn đầu ra của học phần:
Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng:
-
- Kiến thức:
- Nắm được các kỹ năng tham vấn cơ bản
- Xác định được vấn đề của thân chủ
- Kĩ năng
- Có khả năng vận dụng các kỹ năng tham vấn trong thực hành ca
- Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân)
- Có thái độ tôn trọng và chấp nhận khách hàng
- Tôn rọng các quy định về đạo đức nghề nghiệp
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm/tiểu luận
- Tài liệu tham khảo
- Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn Tâm lý, NXBĐHQGHN.
- Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn tâm lý căn bản, NXBLĐ, phòng tư liệu khoa.
- Trần Thị Minh Đức (2010), Kỹ năng tham vấn cho trẻ em vi phạm pháp luật, NXB Lucky House, phòng tư liệu khoa.
- Tóm tắt nội dung học phần (Khoảng 250 – 300 từ)
Học phần trang bị cho người học những kỹ năng thực hành tham vấn cặp đôi, những tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý trong thực hành ca tham vấn. Giúp người học xác định mục tiêu tham vấn của thân chủ và vấn đề thực sự của thân chủ và được thực hành ca tham vấn.
- Nội dung chi tiết
- Các kỹ năng tham vấn cơ bản (thông qua các bài tập cụ thể)
- Kỹ năng lắng nghe: Trải nghiệm khả năng lắng nghe của bản thân
- Kỹ năng phản hồi: Luyện kỹ năng phản hồi
- Kỹ năng đặt câu hỏi: Luyện kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng thấu cảm: Luyện kỹ năng thấu cảm
- Kỹ năng xử lý im lặng: Luyện kỹ năng xử lý im lặng
- Xác định vấn đề của thân chủ
- Mục tiêu tham vấn của thân chủ
- Xác định vấn đề của thân chủ
- Phân tích ca tham vấn
- Hướng dẫn ca tham vấn
- Thực hành và thảo luận ca tham vấn
- Chia sẻ kinh nghiệm thực hành ca tham vấn
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
LIỆU PHÁP HỆ THỐNG TRONG THAM VẤN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
- Số tín chỉ: 2
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
- Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Hằng
- Chức danh: PGS.TS
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
- Mục tiêu chung
Học phần liệu pháp hệ thống trong tham hôn nhân và gia đình trang bị cho người học những vấn đề cơ bản của lý thuyết hệ thống gia đình trong tham vấn hôn nhân và gia đình, từ đó, người học có khả năng tổ chức và thực hành ca tham vấn dựa trên lý thuyết hệ thống gia đình trong bối cảnh văn hoá Việt Nam.
- Chuẩn đầu ra của học phần:
Sau khi kết thúc học phần, học viên có khả năng:
-
- Kiến thức:
- Trình bày và phân tích cơ sở nền tảng của sự ra đời và phát triển lý thuyết hệ thống, các quan điểm căn bản của lý thuyết hệ thống về những khó khăn trong mối quan hệ hôn nhân, gia đình.
- Kĩ năng
- Xác lập mục tiêu tham vấn hôn nhân, gia đình theo lý thuyết hệ thống, xác lập quy trình và thực hành các kỹ thuật của liệu pháp.
- Thái độ
- Tôn trọng và nhạy cảm khía cạnh văn hoá của khách hàng khi vận dụng liệu pháp hệ thống trong tham vấn hôn nhân và gia đình.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm chung của cả chương trình
- Tài liệu tham khảo
Micheal. Nichols (2009), Những vấn đề cơ bản của trị liệu gia đình, nhà xuất bản Pearson.
- Tóm tắt nội dung học phần
Học phần liệu pháp hệ thống trong tham vấn hôn nhân và gia đình gồm ba phần. Phần thứ nhất các quan điểm căn bản của lý thuyết hệ thống; phần thứ hai hướng dẫn người học xác định mục tiêu, tiến trình và thực hành liệu pháp; phần thứ ba thực hành đánh giá, xác lập mục tiêu, liệu pháp trên một trường hợp điển cứu.
- Nội dung chi tiết
- Các luận điểm căn bản của lý thuyết hệ thống gia đình
- Sự ra đời và phát triển của liệu pháp
- Các luận điểm căn bản
- Sự khác biệt cá nhân
- Bộ ba gia đình
- Quá trình cảm xúc
- Quá trình phóng chiếu
- Chia cắt cảm xúc
- Chuyển giao đa thế hệ
- Vị trị anh chị em ruột
- Stress xã hội
- Vị thế của liệu pháp hệ thống ngày nay
- Xác lập mục tiêu, quy trình và các liệu pháp
- Mục tiêu của liệu pháp hệ thống trong tham vấn hôn nhân và gia đình
- Xác lập quy trình tham vấn
- Các liệu pháp
- Câu hỏi quá trình
- Phân tích sơ đồ cây phả hệ gia đình
- Trung lập hoá bộ ba
- Vị trí cái tôi – sự khác biệt cá nhân
-
- Thực hành phân tích ca
- Trình bày ca
- Phân tích vấn đề của khách hàng từ góc độ lý thuyết hệ thống
- Xác lập mục tiêu, quy trình và thực hành liệu pháp
- Bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị về thực hành
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
THAM VẤN TẬP TRUNG VÀO GIẢI PHÁP
- Số tín chỉ: 2
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
- Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Bùi Thị Hồng Thái
- Học hàm/học vị: PGS.TS.
- Chức danh: Giảng viên
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
- Mục tiêu của học phần
Học phần được thiết kế và giảng dạy nhằm cung cấp cho người học những kiến thức lý thuyết cơ bản, các kỹ thuật tham vấn và tri thức thực hành của liệu pháp tham vấn tập trung vào giải pháp dành cho cặp đôi. Các hoạt động thực hành thông qua thảo luận tình huống, phân tích ca và sắm vai đóng ca được thiết kế đan xen nhằm tăng cường cả tri thức lý luận và thực tiễn ở người học.
- Chuẩn đầu ra của học phần:
Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có khả năng:
-
- Kiến thức:
- Hiểu các triết lý và nguyên tắc cơ bản của tham vấn tập trung vào giải pháp
- Xác định được các kỹ thuật cần sử dụng và cách tiến hành từng phiên tham vấn
- Nhận diện những vấn đề đạo đức và giới trong tham vấn cặp đôi
- Kĩ năng
- Xây dựng được mục tiêu tham vấn phù hợp với quan điểm tập trung vào giải pháp cho tình huống cụ thể
- Có thể ứng dụng các kỹ thuật hỏi chuyện theo tiếp cận tập trung vào giải pháp trong ca tham vấn
- Thực hiện được quy trình tham vấn theo tiếp cận tập trung vào giải pháp
- Thái độ (phẩm chất đạo đức cá nhân)
- Tôn trọng thân chủ
- Nhạy cảm với các vấn đề đạo đức và giới trong tham vấn cặp đôi
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm chung của cả chương trình
- Tài liệu tham khảo
- de Shazer, S., & Berg, I. K. (1997). “What works?”: Remarks on research aspects of solution-focused brief therapy. Journal of Family Therapy, 19, 121–124.
- Gale, J., & Newfield, N. (1992). A conversation analysis of a solution-focused marital therapy session. Journal of Marital and Family Therapy, 18(2), 153–165
- Gingerich, W., & Eisengart, S. (2000). Solution-focused brief therapy: A review of the outcome research. Family Process, 39, 477–498.
- Jordan, K., & Quinn, W. H. (1994). Session two outcome of the formula first session task in problem- and solution-focused approaches. Journal of Family Therapy, 22, 3–16.
- Murray, C. E., & Murray, T. L. (2004). Solution-focused premarital counseling: Helping couples build a vision for their marriage. Journal of Marital and Family Therapy, 30(3), 349-358.
- Tóm tắt nội dung học phần
Nội dung học phần hướng tới các kiến thức cơ bản của tham vấn tập trung vào giải pháp như triết lý tham vấn, triết lý xây dựng mục tiêu tham vấn, vai trò của nhà tham vấn. Các kỹ thuật tiến hành phiên tham vấn, quy trình và nội dung các công việc cụ thể trong từng phiên tham vấn được giới thiệu dưới dạng lý thuyết và bài tập thực hành nhằm giúp người học tăng cường kiến thức thực tế. Ngoài ra, những khía cạnh đạo đức và các vấn đề giới ngầm ẩn trong tham vấn cặp đôi sẽ được nêu ra thảo luận. Các bài tập tình huống và thực hành được đan xen với nội dung lý thuyết.
- Nội dung chi tiết
- Các kiến thức chung về tham vấn hôn nhân, gia đình tập trung vào giải pháp
- Triết lý của tham vấn tập trung vào giải pháp
- Các quy tắc cơ bản của tham vấn tập trung vào giải pháp
- Nhận diện các kiểu thân chủ và vai trò của nhà tham vấn
- Sơ đồ «cây gia đình » của phiên tham vấn tập trung vào giải pháp
- Thiết lập mục tiêu tham vấn theo quan điểm tập trung vào giải pháp
- Thực hành trên tình huống
- Kỹ thuật hỏi trong tham vấn tập trung vào giải pháp
- Các kiểu hỏi trước phiên tham vấn đầu tiên
- Các kiểu hỏi xây dựng mục tiêu
- Các kiểu hỏi ngoại lệ
- Các kiểu hỏi ứng phó
- Các kiểu hỏi hiệu quả
- Các kiểu hỏi về ý nghĩa
- Thực hành các kiểu câu hỏi trên tình huống
- Quy trình tham vấn tập trung vào giải pháp
- Giai đoạn làm quen và các công việc cần thực hiện
- Phiên đầu tiên: những việc cần thực hiện và các kỹ năng sử dụng
- Các phiên tiếp theo: những việc cần thực hiện và các kỹ năng sử dụng
- Thiết kế bài tập về nhà cho cặp đôi sau mỗi phiên tham vấn
- Thực hành phân tích một phiên tham vấn cặp đôi
- Thực hành tham vấn cặp đôi theo hướng tập trung vào giải pháp
- Một số lưu ý trong điều hành phiên tham vấn cặp đôi
- Một số khía cạnh đạo đức và giới trong tham vấn cặp đôi
- Thực hành ca tham vấn
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
LIỆU PHÁP TRẦN THUẬT TRONG THAM VẤN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
- Số tín chỉ: 2
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
- Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Bá Đạt
- Chức danh: TS
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
- Mục tiêu chung
Học phần liệu pháp trần thuật trong tham vấn hôn nhân và gia đình trang bị cho người học những vấn đề cơ bản của lý thuyết trần thuật trong tham vấn, từ đó, người học có khả năng tổ chức và thực hành ca tham vấn hôn nhân và gia đình dựa trên lý thuyết trong bối cảnh văn hoá Việt Nam.
- Chuẩn đầu ra của học phần:
Sau khi kết thúc học phần, học viên có khả năng:
-
- Kiến thức:
- Trình bày và phân tích cơ sở nền tảng của sự ra đời và phát triển lý thuyết trần thuật, các quan điểm căn bản của lý thuyết trần thuật về những khó khăn trong mối quan hệ cặp đôi, sự thay đổi tâm lý của khách hàng.
- Kĩ năng
- Xác lập mục tiêu tham vấn cặp đôi theo lý thuyết trần thuật, xác lập quy trình và thực hành các kỹ thuật tham vấn của liệu pháp.
- Thái độ
- Tôn trọng và nhạy cảm khía cạnh văn hoá của khách hàng khi vận dụng liệu pháp trần thuật trong tham vấn cặp đôi.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm/tiểu luận
- Tài liệu tham khảo
Micheal. Nichols (2009), Những vấn đề cơ bản của trị liệu gia đình, nhà xuất bản Pearson.
- Tóm tắt nội dung học phần
Học phần liệu pháp trần thuật trong tham vấn hôn nhân và gia đình gồm ba phần. Phần thứ nhất các quan điểm căn bản của lý trần thuật; phần thứ hai hướng dẫn người học xác định mục tiêu, tiến trình và thực hành liệu pháp; phần thứ ba thực hành đánh giá, xác lập mục tiêu, liệu pháp tham vấn trên một trường hợp điển cứu.
- Nội dung chi tiết
- Các luận điểm căn bản của lý thuyết trần thuật
- Sự ra đời và phát triển của lý thuyết
- Các luận điểm căn bản
- Vị thế hiện tại của lý thuyết
- Xác lập mục tiêu, quy trình và các liệu pháp
- Mục tiêu tham vấn theo lý thuyết trần thuật
- Xác lập quy trình tham vấn
- Các liệu pháp tham vấn
- Trần thuật lại câu chuyện của cá nhân, cặp đôi
- Xác lập ý nghĩa của câu chuyện
- Chỉnh sửa câu chuyện
- Quyết định và hành động dựa trên câu chuyện mới được kiến tạo
-
- Thực hành phân tích ca
- Trình bày ca
- Phân tích câu chuyện của khách hàng
- Xác lập mục tiêu, quy trình và thực hành liệu pháp tham vấn
- Bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị về thực hành
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
GIÁM SÁT THỰC HÀNH THAM VẤN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
- Số tín chỉ: 2
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
- Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Nguyễn Bá Đạt và Nguyễn Thị Anh Thư
- Chức danh: TS
- Đơn vị công tác: Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN
- Mục tiêu chung
Học phần giám sát thực hành tham vấn hôn nhân và gia đình hỗ trợ người học kết nối và ứng dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực hành tham vấn cặp đôi, từ đó, người học có khả năng tổ chức và cung cấp dịch vụ tham vấn hôn nhân và gia đình cho khách hàng trong bối cảnh văn hoá Việt Nam một cách phù hợp.
- Chuẩn đầu ra của học phần:
Sau khi kết thúc học phần, học viên có khả năng:
-
- Kiến thức:
- Trình bày và phân tích mong đợi của khách hàng khi đi tham vấn tâm lý, xây dựng khuôn khổ tham vấn cặp đôi cho từng trường hợp cụ thể; lựa chọn và tích hợp các kiến thức đã được học vào phân tích vấn đề của khách hàng.
- Kĩ năng
- Tích hợp các liệu pháp tham vấn cặp đôi vào các trường hợp tham vấn cụ thể khi cung cấp dịch vụ tham vấn cho khách hàng
- Thái độ
- Tôn trọng và chấp nhận khách hàng, các quy tắc đạo đức nghề tham vấn tâm lý trong cung cấp dịch vụ.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: trắc nghiệm
- Tài liệu tham khảo
Micheal. Nichols (2009), Những vấn đề cơ bản của trị liệu gia đình, nhà xuất bản Pearson.
- Tóm tắt nội dung học phần
Học phần giám sát tham vấn hôn nhân và gia đình gồm ba phần. Phần thứ nhất giám sát người học nhận diện mong đợi của khách hàng, xác định vấn đề và mục tiêu tham vấn thông qua các trường hợp cụ thể khi người học cung cấp dịch vụ tham vấn; phần thứ hai giám sát người học lựa chọn lý thuyết và tích hợp các kỹ năng tham vấn vào cung cấp dịch vụ cho khách hàng; phần thứ ba giám sát người học xử lý các vấn đề nhạy cảm liên quan đến quy điều đạo đức tham vấn tâm lý trong tham vấn cặp đôi.
- Nội dung chi tiết
- Giám sát nhận diện đánh giá vấn đề của khách hàng
- Trình bày ca tham vấn thực tế
- Lời phàn nàn
- Mong đợi của khách hàng khi đi tham vấn
- Vấn đề của khách hàng
- Lập kế hoạch tham vấn
- Giám sát quá trình tích hợp lý thuyết và liệu pháp trong tham vấn
- Trình bày ca tham vấn thực tế
- Tích hợp lý thuyết tham vấn trong đánh giá và phân tích vấn đề
- Tích hợp liệu pháp tham vấn cặp đôi
- Bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị
- Giám sát các vấn đề đạo đức trong tham vấn cặp đôi
- Trình bày ca tham vấn thực tế
- Nhận diện các vấn đề nhạy cảm liên quan đến nguyên tắc, quy điều đạo đức tham vấn
- Xử lý tình huống nhạy cảm đạo đức tham vấn
- Bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị về thực hành