Đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và lịch sử điện ảnh, truyền hình năm 2023

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:                 64 tín chỉ, trong đó:

-     Khối kiến thức chung (bắt buộc):                       08 tín chỉ

-     Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:             36 tín chỉ

      + Bắt buộc:                                                         16 tín chỉ

      + Tự chọn:                                                          20/40 tín chỉ

- Luận văn thạc sĩ:                                                     20 tín chỉ

2. Khung chương trình

STT

học phần

Tên học phần

(ghi bằng tiếng Việt và

tiếng Anh)

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số

các học phần

tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I

Khối kiến thức chung (General Courses)

8

 

 

 

 

1

PHI5002

Triết học

(Philosophy)

4

60

0

0

 

2

 

Ngoại ngữ cơ bản (Chọn 1 trong 5 thứ tiếng) *

 

ENG5001

Tiếng Anh cơ bản

(General English)

 

 

 

 

4

 

30

30

0

 

RUS5001

Tiếng Nga cơ bản

(General Russian)

30

30

0

 

CHI5001

Tiếng Trung cơ bản

(General Chinese)

30

30

0

 

FRE5001

Tiếng Pháp cơ bản

(General French)

30

30

0

 

GER5001

Tiếng Đức cơ bản

(General German)

30

30

0

 

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

36

 

 

 

 

II.1.

Khối kiến thức bắt buộc (Required Courses)

16

 

 

 

 

3

FIL6001

Ngôn ngữ điện ảnh (The Features of Film Language)

3

30

10

5

 

4

FIL6022

Xã hội học điện ảnh (Film Sociology)

3

30

10

5

FIL6024

5

FIL6023

Các thể loại truyền hình (Genres of Television)

2

20

5

5

FIL6024

6

FIL6024

Các thể loại phim (Main Film Genres)

2

20

5

5

FIL6001

7

FIL6025

Phân tích kịch bản (Script Analysis)

3

30

10

5

FIL6024

8

FIL6008

Thực hành phê bình và nghiên cứu điện ảnh (Writing about Film)

3

26

9

10

FIL6024

II.2.

Khối kiến thức tự chọn (Selective Courses)

20/40

 

 

 

 

9

LIT6024

Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật (Psychology of Creative Art)

2

 

20

5

5

 

10

LIT6085

Văn hóa học điện ảnh (Film from the Perspective of Culturology)

2

20

5

5

FIL6024

11

FIL6004

Trần thuật học điện ảnh (Film Narratology)

2

20

5

5

FIL6024

12

LIT6026

Những vấn đề lí luận về kịch Việt Nam hiện đại  (Vietnam Modern Drama:  Theorical Issues)

2

 

20

 

5

 

5

 

13

FIL6026

Ký hiệu học nghệ thuật (Semiotics of Art)

2

13

13

4

 

14

LIT6003           

Những vấn đề về thi pháp học (Issues of Poetics)

2

24

4

2

 

15

FIL6009

Điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác (Film and Other Arts)

2

12

10

8

FIL6001

16

FIL6010

Điện ảnh Hollywood: cổ điển và hiện đại (The Classical and New Hollywood’s Cinema)

2

20

5

5

FIL6024

17

FIL6011

Điện ảnh Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn(Issuses in the Theory and Practice of Vietnam Cinema)

2

20

5

5

 

FIL6001FIL6024

18

FIL6012

Các lý thuyết nghiên cứu điện ảnh đương đại  (Contemporary Theories in Film Studies)

2

20

5

5

FIL6001

FIL6024

19

FIL6013

Tổng quan phong cách điện ảnh (An Overview of Film Style)

2

11

11

8

FIL6024

20

FIL6014

Lý thuyết tác giả (Auteur Theory)

2

11

11

8

FIL6024

21

FIL6015

Lịch sử điện ảnh châu Âu (History of European Cinema)

2

8

17

5

FIL6001

FIL6024

22

FIL6016

Điện ảnh châu Á đương đại (Contemporary Asian Films)

2

6

20

4

FIL6001

FIL6024

23

FIL6017

Lịch sử điện ảnh thế giới so sánh (The History of World Cinema from a comparative perspective)

2

20

5

5

FIL6024

24

FIL6027

Những vấn đề lý luận chuyển thể điện ảnh (Issues in Theory of Film Adaptation)

2

20

5

5

FIL6001

FIL6024

25

FIL6019

Biên kịch điện ảnh: lý thuyết và thực hành (Screenwriting: Theory and Practice)

2

20

5

5

 

FIL6001

FIL6024

26

FIL6020

Sản xuất phim (Introduction to Filmmaking)

2

12

12

6

FIL6001

FIL6024

27

FIL6021

Thực hành dựng phim (Film Editing: Theory and Practice)

2

20

5

5

FIL6001FIL6024

28

JOU6071

Truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng (Mass Media and Mass Culture)

2

20

5

5

 

III

FIL7202

Luận văn thạc sĩ

20

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

64

 

 

 

 

Ghi chú: (*)Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 4 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.

1.   Một số thông tin về chương trình đào tạo

  • Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình

+ Tiếng Anh: Theory, History, and Criticism of Film and Television

  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 60210231
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 02 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Theory, History, and Criticism of Film and Television

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình hướng tới định hướng nghiên cứu; có mục tiêu chung là giúp người học nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình; góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực có chuyên môn trong nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh-truyền hình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Người học có khả năng hiểu biết bối cảnh văn hóa-xã hội và chính trị của hoạt động điện ảnh trong thế giới hiện đại;

- Người học có khả năng tiếp nhận, phân tích, thẩm định các tác phẩm điện ảnh;

- Người học có khả năng tạo dựng các tác phẩm điện ảnh.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Môn thi tuyển sinh

  • Môn thi Cơ bản: Đại cương văn hóa Việt Nam
  • Môn thi Cơ sở: Nhập môn nghệ thuật học
  • Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình phải đáp ứng đẩy đủ các điều kiện sau:

- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Có đủ sức khoẻ để học tập;

- Về văn bằng:

  • Người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc nhóm ngành phù hợp với chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình;
  • Người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc nhóm ngành gần với chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi;
  • Người có bằng đại học ngành khác có chứng chỉ tốt nghiệp Dự án điện ảnh (Quỹ Ford và trường ĐHKHXH&NV);

- Về kinh nghiệm công tác: Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc nhóm ngành phù hợp hoặc gần với chuyên ngành Lịch sử, lý luận phê bình điện ảnh - truyền hình được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Những đối tượng tốt nghiệp dưới bằng khá thuộc nhóm ngành phù hợp hoặc gần, những đối tượng thuộc nhóm ngành khác phải có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần

- Ngành phù hợp: Công nghệ điện ảnh – truyền hình, Đạo diễn điện ảnh –   truyền hình, Biên kịch điện ảnh – truyền hình, Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình, Quay phim điện ảnh, Diễn viên kịch – điện ảnh, Đạo diễn sân khấu, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Đồ họa, Thiết kế đồ họa, Văn học;

- Ngành gần (trong nước): Sư phạm Ngữ văn, Văn hóa học, Báo chí, Xã hội học, Tâm lý học, Lịch sử, lý luận và phê bình mỹ thuật), Thiết kế mỹ thuật sân khấu-điện ảnh, Nhiếp ảnh, Công nghệ điện ảnh – truyền hình, Thông tin học, Quan hệ công chúng, Quốc tế học, Đông phương học, Ngôn ngữ học, các ngành thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài (mã số: 522202).

3.4. Đối tượng và chính sách ưu tiên

  • Đối tượng ưu tiên

+ Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

+ Con liệt sĩ;

+ Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

+ Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;

+ Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt. Học tập do hậu quả của chất độc hóa học.

  • Mức ưu tiên

+ Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này  (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ theo quy định của Quy chế và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi không chủ chốt hoặc đánh giá năng lực quy định tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 9, Quy chế Đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN, do đơn vị đào tạo quy định

3.5. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức:

Số lượng học phần và nội dung bổ sung kiến thức sẽ được xác định cụ thể cho mỗi đối tượng, căn cứ vào văn bằng đại học của người đó.

+ Với đối tượng thuộc nhóm ngành gần: 19 TC

TT

Môn học

Số tín chỉ

Ghi chú

1.

Nhập môn nghệ thuật học

3

 

2.

Nhập môn điện ảnh học

4

 

3.

Tổng quan lịch sử điện ảnh thế giới

4

 

4.

Tổng quan lịch sử điện ảnh Việt Nam

3

 

5.

Truyền thông quan hệ công chúng

2

 

6.

 Lý luận truyền hình

3

 

 

Tổng cộng

19

 

+ Với đối tượng thuộc nhóm ngành khác: 25 TC

TT

Môn học

Số tín chỉ

Ghi chú

1.

Nhập môn nghệ thuật học

3

 

2.

Nhập môn điện ảnh học

4

 

3.

Tổng quan lịch sử điện ảnh thế giới

4

 

4.

Tổng quan lịch sử điện ảnh Việt Nam

3

 

5.

Lý luận truyền thông

4

 

6.

Truyền thông quan hệ công chúng

2

 

7.

Phương pháp nghiên cứu công chúng

2

 

8.

 Lý luận truyền hình

3

 

 

Tổng cộng

25

 

1. Tên ngành đào tạo: 
+ Tên tiếng Việt: Lý luận và lịch sử điện ảnh, truyền hình 
+ Tên tiếng Anh: Theory and History of Film and Television 
2. Mã số ngành đào tạo: 8210231 
3. Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt 
4. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ 
5. Thời gian đào tạo: 02 năm 
6. Tên văn bằng sau tốt nghiệp: 
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Lý luận và lịch sử điện ảnh, truyền hình 
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Theory and History of Film and Television

Quyết định số 2908/QĐ-XHNV ngày 10 tháng 8 năm 2023 về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Lý luận và lịch sử điện ảnh, truyền hình.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây