1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Thị Thắm 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/06/1978 4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4416/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Chỉnh sửa nhỏ tên đề tài luận án theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá tổng thể luận án ngày 16/8/2024
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội
8. Chuyên ngành: Du lịch 9. Mã số: 9810101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích nghiên cứu của luận án: Mục đích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch (NNLDL) trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng và cơ chế tác động của các yếu tố đối với sự phát triển NNLDL, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu của khách du lịch và mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến 2030 tầm nhìn 2050.
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội;
- Các yếu tố tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực trong các cơ sở lưu trú du lịch tại Hà Nội.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Những kết quả chính của luận án
Mô hình nghiên cứu của Luận án dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết hệ thống hợp tác trong tổ chức của Barnard (1938), lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực của Pfeffer và Salancik (1978), kết hợp tham khảo mô hình nghiên cứu của Atthakorn (2013) để đưa yếu tố thuộc cá nhân người lao động vào nghiên cứu với mục đích xem xét một cách toàn diện hơn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong, bên ngoài tổ chức và cá nhân người lao động đối với sự phát triển của nguồn nhân lực du lịch. Mô hình được nghiên cứu thực nghiệm tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Luận án đã cho thấy mức độ phát triển tổng thể của NNLDL trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội là khá cao nhưng có sự khác biệt giữa các khía cạnh trong đó đào tạo và phát triển bản thân của người lao động là những khía cạnh có mức độ phát triển cao, còn hỗ trợ người lao động học hỏi qua thực tế công việc và giáo dục nâng cao để người lao động phát triển nghề nghiệp lại đang ở mức thấp. Luận án đã làm sáng tỏ các yếu tố quan trọng tác động đến phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội. Kết quả nhấn mạnh động lực cá nhân của người lao động là yếu tố có tác động mạnh nhất và tích cực nhất. Động lực này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn đóng vai trò trung gian trong việc truyền tải tác động từ các yếu tố khác đến sự phát triển nguồn nhân lực. Khi động lực cá nhân được tăng cường, người lao động sẽ không chỉ chủ động và tự nguyện phát triển bản thân, mà còn khai thác tối đa và hiệu quả nhất chính sách đào tạo, phát triển NNL của tổ chức, tận dụng lợi thế của các hỗ trợ bên ngoài, nắm bắt xu hướng phát triển du lịch, thay đổi của công nghệ để phát triển nghề nghiệp, phát triển tổ chức và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. Do đó, để phát triển NNLDL một cách hiệu quả cần có các chính sách tạo động lực học tập và phát triển bản thân cho người lao động.
Bên cạnh đó, chính sách đào tạo và phát triển của tổ chức cũng được xác định là một yếu tố quan trọng, tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua động lực cá nhân. Tuy nhiên, chính sách này chưa nhận được sự đánh giá cao từ người lao động, cho thấy cần có sự cải thiện để tăng cường hiệu quả. Môi trường kinh doanh, sự hỗ trợ từ lãnh đạo và sự phát triển công nghệ cũng có ảnh hưởng tích cực nhưng chủ yếu thông qua cơ chế gián tiếp. Đặc biệt, công nghệ, mặc dù có vai trò quan trọng, nhưng chưa được nhân viên nhận thức đầy đủ về tầm ảnh hưởng của nó trong việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.
Mặt khác, văn hóa tổ chức được phát hiện không có tác động đáng kể, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đến sự phát triển nguồn nhân lực du lịch. Kết quả này khác biệt với các nghiên cứu trước đó và có thể được lý giải bởi đặc thù của ngành du lịch, nơi người lao động phải duy trì sự chuyên nghiệp trong môi trường làm việc áp lực cao và có yêu cầu khắt khe, tất cả ưu tiên tập trung phục vụ khách du lịch, chưa chú trọng nhiều đến phát triển NNL, một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh của tổ chức và phát triển bền vững của ngành du lịch.
Từ các kết quả trên, nghiên cứu đề xuất các cơ sở lưu trú cần ưu tiên cải thiện động lực cá nhân của người lao động thông qua việc tạo động lực để nhân viên tự nguyện học tập, phát triển, hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nhân lực, và tăng cường nhận thức về vai trò của công nghệ. Đồng thời, việc tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao sự hỗ trợ từ lãnh đạo sẽ giúp gián tiếp thúc đẩy động lực, từ đó cải thiện hiệu quả phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú.
Những đóng góp mới của Luận án
+ Đóng góp về mặt lý luận
(1) Luận án đã lựa chọn được cách tiếp cận xác định mức độ phát triển của nguồn nhân lực du lịch qua đánh giá, phân tích từ đơn vị là cá nhân người lao động phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và có ý nghĩa trong bối cảnh nghiên cứu của đề tài. Từ đây, kết quả phân tích đã cho thấy khám phá thú vị về mức độ phát triển NNLDL trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp thông qua biến trung gian là động lực cá nhân của người lao động đến sự phát triển NNLDL. Sự bổ sung, điều chỉnh các yếu tố như kết luận nêu trên có thể được xem là một đóng góp mới của Luận án bởi điều này chưa được nhắc đến trong các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, để có thể khẳng định chắc chắn khám phá này có thể cần có những nghiên cứu tiếp theo ở mức độ sâu hơn, phạm vi rộng hơn hoặc bối cảnh là những địa phương khác ngoài Hà Nội.
(2) Luận án đã phát triển được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực du lịch qua đánh giá của người lao động và các nhà quản lý doanh nghiệp. Việc phân định rõ các nhóm yếu tố ảnh hưởng mang tính trừu tượng đến các hoạt động cụ thể của phát triển nguồn nhân lực như đào tạo, giáo dục, học hỏi qua công việc và phát triển bản thân sẽ tạo ra sự hiểu biết đầy đủ hơn mức độ, tầm quan trọng của các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức. Kết quả này là phù hợp và cần thiết để giải thích sâu sắc mức độ hay nói cách khác là trình độ phát triển của nguồn nhân lực tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(3) Luận án đã xác định được chi tiết ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới phát triển NNL trong các cơ sở lưu trú. Kết quả phân tích cho thấy sự tác động của động lực học tập của chính người lao động là yếu tố quan trọng nhất, tác động tích cực và mạnh nhất đến phát triển NNLDL trong các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng tác động đến phát triển NNLDL trong các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội theo cả hai cơ chế là trực tiếp và gián tiếp qua biến trung gian “Động lực của bản thân” người lao động, trong đó ghi nhận vai trò quan trọng thuộc về các yếu tố như “Chính sách của tổ chức về đào tạo và phát triển”, “Môi trường kinh doanh” của tổ chức, “Sự hỗ trợ của lãnh đạo”, “Sự phát triển công nghệ”… Đóng góp này có thể là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách phát triển NNLDL xem xét thúc đẩy các yếu tố tạo động lực phát triển cho người lao động, hoàn thiện chính sách của tổ chức về đào tạo, phát triển NNL, cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ phát triển NNLDL, đặc biệt là cá nhân người lao động cũng có thể tự tạo động lực hoặc thậm chí là những áp lực công việc, áp lực cuộc sống nếu họ nhìn nhận một cách tích cực thì cũng là những yếu tố thúc đẩy để họ vươn lên, trưởng thành trong sự nghiệp.
(4) Luận án đã xác định được mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp với phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú là mối quan hệ qua lại. Kết quả này có thể là cơ sở để triển khai các nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt ở chiều ngược lại, để hỗ trợ tốt hơn cho lý luận về phát triển nguồn nhân lực.
+ Đóng góp về mặt thực tiễn
(1) Luận án đã đóng góp một kết quả nghiên cứu mới mẻ đối với sự phát triển thực tiễn của nguồn nhân lực du lịch trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội. Kết quả này là một nguồn dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch trong xây dựng chính sách, kế hoạch, định hướng phù hợp đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch.
(2) Luận án đã tổng hợp và xác định được các thuộc tính nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NNL tại các cơ cở lưu trú, phù hợp với bối cảnh của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Kết quả này cũng sẽ là một đóng góp có ý nghĩa thực tiễn rất lớn bởi lẽ đây là cơ sở để các nhà nghiên cứu phát triển NNL có thể sử dụng làm căn cứ cho các nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
(3) Luận án đã đề xuất được một hệ thống các hàm ý chính sách về tạo động lực để người lao động tự nguyện học tập, phát triển, hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển NNL của tổ chức và cải thiện môi trường kinh doanh. Hy vọng những hàm ý này cũng sẽ góp phần hữu ích để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người lao động tham khảo trong thực tiễn.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu khẳng định các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của phát triển NNLDL trong các cơ sở lưu trú tại Hà Nội, tuy nhiên tùy vào cơ chế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua “Động lực cá nhân cá nhân“ của người lao động mà mức độ tác động mạnh yếu khác nhau. Để phát triển hiệu quả NNLDL cần tạo động lực học tập cho người lao động, cải thiện chính sách phát triển NNL của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
+ Nghiên cứu so sánh mức độ tác động của các yếu tố đối với từng loại hình cơ sở lưu trú để tìm ra sự khác biệt và có những gợi ý chính sách phát triển, nâng cao chất lượng NNLDL đối với từng loại hình cơ sở lưu trú.
+ Nghiên cứu trình độ phát triển và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNLDL ở các phân ngành khác của lĩnh vực du lịch hoặc nghiên cứu ở vùng, miền, địa phương, điểm đến khác.
+ Đi sâu nghiên cứu phân tích tác động của những công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và phần mềm quản lý nhân sự đã và đang thay đổi cách quản lý nguồn nhân lực trong các cơ sở lưu trú lên các yếu tố như tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên trong các khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Đặc biệt, khả năng áp dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao trải nghiệm khách hàng, và tăng cường sự hài lòng của nhân viên trong môi trường lưu trú cần được nghiên cứu thêm.
+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đối với các nhóm nhân lực cụ thể như nhân lực quản lý, hoạch định chính sách, nhân lực quản trị cấp cao…
+ Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ phát triển nguồn nhân lực với sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp du lịch.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1- Doan Thi Tham (2022), “Strengthening the implementation of MRA-TP in tourism human resource development in ASEAN countries to adapt to the COVID-19 pandemic and prepare for the recovery of the tourism industry”, Times of Uncertainty: National Policies and International Relations under COVID-19 in Southeast Asia and Beyond, pp. 195-218.
2- Doan Thi Tham (2023), “Tourism human resource training and development under the impacts of COVID19 pandemic”, Proceedings of The 1st International Conference on Economics 2023, pp. 889-899.
3- Doan Thi Tham (2024), “Factors affecting the development of tourism human resources: Perspective from tourism accommodation businesses”, Proceedings of the International Conference on Smart Tourism and Sustainable Development: Potential Opportunities and Challenges, pp. 655-669.
4- Doan Thi Tham (2024), “Sustainable development of human resources for the tourism industry in Vietnam - Roles of stakeholders”, Proceedings of the International Conference on Enhancing Cooperation to Promote Sustainable Tourism in Response to Climate Change, the Fourth Industrial Revolution, and Artificial Intelligence, pp. 279-289.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
Full name: Doan Thi Tham
Sex: Female
Date of birth: 02/6/1978
Place of birth: Thai Binh
Admission decision number 4416/QĐ-XHNV dated 26/11/2019 by University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
Changes in academic process: Minor edits to the thesis title according to the Resolution of the Overall Thesis Evaluation Council dated August 16, 2024
Official thesis title: Research on factors affecting the development of tourism human resources in hospitalities in Hanoi
Major: Tourism
Code: 9810101.01
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Pham Hung
Summary of the new findings of the thesis
The purpose of studying the factors affecting the development of tourism human resources (HRD) in hospitalities in Hanoi is to find out the level of influence and the impact mechanism of the factors on the development of HRD, on that basis, propose policy implications to contribute to improving the quality of human resources, meeting the increasing needs of tourists and the goal of developing Hanoi tourism from now to 2030 with a vision to 2050.
The research objects of the thesis include:
- Development of tourism human resources in hospitalities in Hanoi;
- Factors affecting the development of tourism human resources in hospitalities in Hanoi.
Research methods: Qualitative and quantitative research methods.
Main results:
The thesis has shown that the overall level of development of human resources in accommodation establishments in Hanoi is quite high, but there are differences between aspects, in which training and self-development of employees are aspects with high levels of development, while supporting employees to learn through actual work and advanced education for employees to develop their careers are at a low level. The thesis has clarified the important factors affecting the development of tourism human resources in accommodation establishments in Hanoi. The results emphasize that personal motivation of employees is the factor with the strongest and most positive impact. This motivation not only has a direct impact but also plays an intermediary role in transmitting the impact of other factors on human resource development. When personal motivation is enhanced, employees will not only proactively and voluntarily develop themselves, but also exploit the organization's training and human resource development policies to the fullest and most effectively, take advantage of external support, grasp tourism development trends, and technological changes to develop their careers, develop the organization, and contribute to improving the quality of human resources in the tourism industry. Therefore, to effectively develop human resources, it is necessary to have policies that motivate employees to learn and develop themselves.
In addition, the organization's training and development policy was also identified as an important factor, affecting both directly and indirectly through personal motivation. However, this policy has not received high appreciation from employees, indicating that improvements are needed to increase efficiency. The business environment, support from leaders and technological development also have positive effects but mainly through indirect mechanisms. In particular, technology, although important, is not fully recognized by employees for its influence in promoting human resource development.
On the other hand, organizational culture was found to have no significant impact, either directly or indirectly, on tourism human resource development. This result is different from previous studies and can be explained by the characteristics of the tourism industry, where employees must maintain professionalism in a high-pressure and demanding working environment, all priorities focus on serving tourists, not paying much attention to human resource development, one of the important factors contributing to determining service quality, organizational competitiveness and sustainable development of the tourism industry.
From the above results, the study recommends that accommodation establishments should prioritize improving the personal motivation of employees by creating motivation for employees to voluntarily learn and develop, perfecting training policies, developing human resources, and increasing awareness of the role of technology. At the same time, creating a favorable working environment, improving the business environment and enhancing support from leaders will indirectly help promote motivation, thereby improving the effectiveness of tourism human resource development in accommodation establishments.
New contributions of the Thesis
+ Theoretical contributions
(1) The thesis has chosen an approach to determine the level of development of tourism human resources through assessment and analysis from the individual employee unit, which is suitable for the research objectives and meaningful in the research context of the topic. From here, the analysis results have shown interesting discoveries about the level of development of tourism human resources in hospitalities in Hanoi, determining the importance of direct and indirect factors through the intermediary variable of individual motivation of employees to the development of tourism human resources. The addition and adjustment of factors as concluded above can be considered a new contribution of the thesis because this has not been mentioned in previous studies. However, to be able to confirm this discovery, further studies may be needed at a deeper level, on a wider scale or in contexts other than Hanoi.
(2) The thesis has developed factors affecting the development of tourism human resources through the assessment of employees and business managers. Clearly defining groups of abstract factors affecting specific activities of human resource development such as training, education, learning through work and self-development will create a more complete understanding of the level and importance of internal and external factors of the organization. This result is appropriate and necessary to deeply explain the level or in other words, the level of development of human resources at hospitalities in Hanoi city.
(3) The thesis has identified in detail the direct and indirect impacts on the development of human resources in hospitalities. The analysis results show that the impact of the learning motivation of the employees themselves is the most important factor, with the strongest and most positive impact on the development of human resources in hospitalities in Hanoi. In addition, other factors also affect the development of human resources in accommodation establishments in Hanoi through both direct and indirect mechanisms through the intermediate variable "Self-motivation" of employees, in which the important role of factors such as "Organizational policies on training and development", "Business environment" of the organization, "Support of leaders", "Technology development" ... This contribution can be the basis for policy makers on human resources development to consider promoting factors that motivate employees, perfecting the organization's policies on training and development of human resources, improving the business environment to support the development of human resources, especially individual employees can also create their own motivation or even work pressure, life pressure if they see it positively, are also factors that motivate them to rise up and grow in their careers.
(4) The thesis has identified the relationship between internal and external factors of the enterprise and the development of tourism human resources in hospitalities as a reciprocal relationship. This result can be the basis for further research, especially in the opposite direction, to better support the theory of human resource development.
+ Practical contributions
(1) The thesis has contributed a new research result to the practical development of tourism human resources in hospitalities in Hanoi. This result is a necessary data source to support state management agencies and tourism accommodation businesses in developing appropriate policies, plans, and orientations for tourism human resource development.
(2) The thesis has synthesized and identified attributes to measure factors affecting the development of human resources in hospitalities, suitable for the context of Hanoi in particular and Vietnam in general. This result will also be a contribution of great practical significance because this is the basis for researchers to develop human resources to use as a basis for their research tasks.
(3) The thesis has proposed a system of policy implications on motivating employees to voluntarily study, develop, improve training policies, develop human resources of the organization and improve the business environment. Hopefully, these implications will also be useful for state management agencies, enterprises and employees to refer to in practice.
Conclusion: The research results confirm that internal and external factors of the organization affect all aspects of human resource development in accommodation establishments in Hanoi, however, depending on the direct or indirect impact mechanism through the "Personal motivation" of employees, the level of impact is different. To effectively develop human resource, it is necessary to create learning motivation for employees, improve the enterprise's human resource development policy and the business environment.
Further research directions
+ Research to compare the impact level of factors on each type of accommodation facility to find the differences and have policy suggestions for developing and improving the quality of human resources for each type of accommodation facility.
+ Research the level of development and the impact of factors affecting the development of tourism human resources in other sub-sectors of the tourism sector or research in other regions, localities, and destinations.
+ In-depth research and analysis of the impact of advanced technologies such as artificial intelligence (AI), automation, and human resource management software that have been changing the way human resources are managed in accommodation establishments on factors such as recruitment, training, and employee development in hotels and resorts. In particular, the ability to apply technology to optimize work processes, enhance customer experience, and increase employee satisfaction in the accommodation environment needs further research.
+ Research factors affecting the training and development of tourism human resources for specific groups of human resources such as management human resources, policy makers, senior management human resources, etc.
+ Research on the relationship between the level of human resource development with customer satisfaction and revenue growth of tourism businesses.
Thesis-related publications
1- Doan Thi Tham (2022), “Strengthening the implementation of MRA-TP in tourism human resource development in ASEAN countries to adapt to the COVID-19 pandemic and prepare for the recovery of the tourism industry”, Times of Uncertainty: National Policies and International Relations under COVID-19 in Southeast Asia and Beyond, pp. 195-218.
2- Doan Thi Tham (2023), “Tourism human resource training and development under the impacts of COVID19 pandemic”, Proceedings of The 1st International Conference on Economics 2023, pp. 889-899.
3- Doan Thi Tham (2024), “Factors affecting the development of tourism human resources: Perspective from tourism accommodation businesses”, Proceedings of the International Conference on Smart Tourism and Sustainable Development: Potential Opportunities and Challenges, pp. 655-669.
4- Doan Thi Tham (2024), “Sustainable development of human resources for the tourism industry in Vietnam - Roles of stakeholders”, Proceedings of the International Conference on Enhancing Cooperation to Promote Sustainable Tourism in Response to Climate Change, the Fourth Industrial Revolution, and Artificial Intelligence, pp. 279-289.
Tác giả: Tân, Phòng Đào tạo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn