Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Hường
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30 – 05 – 1979
4. Nơi sinh: Hà Nội, Việt Nam
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1218/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận án: Ba tiểu loại động từ tiếng Hàn qua một phương diện phân loại (có đối chiếu với tiếng Việt)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62.22.01.10
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Văn Đức
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Luận án đã trình bày cơ sở lí luận, vấn đề lịch sử phân loại, lí thuyết phân loại ĐT trong các ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Hàn và tiếng Việt nói riêng. Nhận diện, xác lập danh sách ba tiểu loại ĐT tiêu biểu là động từ nói năng, động từ tình thái, động từ chuyển động, làm rõ các đặc trưng về mặt ngữ pháp – ngữ nghĩa của ĐT tiếng Hàn. Luận án đã tiến hành khảo sát một cách khá toàn diện bức tranh chung về phân loại ĐT tiếng Hàn, theo các tiêu chuẩn hình thức ngữ pháp – ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trình bày quan điểm của luận án về tiêu chí, lí thuyết phân loại, đưa ra cấu trúc cú pháp cơ bản của 3 tiểu loại ĐT tiếng Hàn, phân tích các thành tố liên quan theo ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Luận án đã phân định các tiểu loại này thành các nhóm nhỏ. Lựa chọn các ĐT điển hình để miêu tả, phân tích sâu các đặc trưng về mặt ngữ nghĩa – ngữ dụng của chúng thông qua các ví dụ từ ngữ liệu thực tế. Phần đối chiếu với tiếng Việt, luận án đã nêu được một số điểm tương đồng và khác biệt trong nghiên cứu phân loại tiểu loại ĐT giữa hai ngôn ngữ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu về ngữ pháp động từ, phân loại động từ vào việc dạy học, nghiên cứu tiếng Hàn và tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ cũng như ứng dụng vào thực tế đối dịch tiếng Hàn - Việt. Kết quả nghiên cứu còn là tư liệu tham khảo cho công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo cho các chương trình giảng dạy tiếng Hàn cho người Việt cũng như dạy tiếng Việt cho người Hàn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về đối chiếu các tiểu loại động từ tiếng Hàn và tiếng Việt. Tiến tới biên soạn một cuốn sách chuyên khảo về ngữ pháp động từ và các tiểu loại động từ tiếng Hàn.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án
- Trần Thị Hường (2012), “Nghiên cứu phân loại động từ trong tiếng Hàn”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (12-206), tr.10-18.
- Trần Thị Hường (2012), “Khảo sát các nghiên cứu về nội động từ và ngoại động từ tiếng Hàn đối chiếu với tiếng Việt”, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế "Ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam 20 năm giảng dạy và nghiên cứu", Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, tr. 1-14.
- Trần Thị Hường (2014), “Nhận diện và phân loại động từ nói năng tiếng Hàn”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa Thư (1 - 27), tr.96-103.
- Trần Thị Hường (2014), “Về động từ Gada và Oda trong tiếng Hàn (liên hệ với tiếng Việt)”, Tạp chí Ngôn ngữ (4 - 299), tr. 72-80.
- Trần Thị Hường (2014), “ Nhận diện và phân định tiểu loại động từ tình thái tiếng Hàn (có liên hệ với tiếng Việt)”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu Nước ngoài (30-3), tr.37-47.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Tran Thi Huong 2. Sex: Female
3. Date of birth: May 30th, 1979 4. Place of birth: Ha Noi, Viet Nam
5. Admission of decision number: 1218/QD-SDH, date September 28th, 2009, issued by the President of Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: none
7. Official thesis title: Three primary types of Korean verbs and their subgroups (contrast with Vietnamese)
8. Major: Contrastive – Comparative Linguistics 9. Code: 62.22.01.10
10. Supervisors: Prof.Dr. Dinh Van Duc
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis presents the theoretical background, rationale, classification history, verb-classification theory in languages in general, in Korean and Vietnamese in particular; indentify and make the list of three subtypes of verbs: verbal verbs, modal verbs and modal verbs. It also classifies grammatical- syntactic characteristics of Korean verbs. The thesis’ points are built on the base of classification criteria and classification theory, provides basic syntactic structures of the three primary types of Korean verbs. It also classifiles this types of verbs in details. Focusing on typical verbs and described, studied deeply about their semantics and pragmatics characteristics through illustrative examples from practical linguistic material. In the section of comparison with the Vietnamese, the thesis outlined several similarities and differences in study of classification modal verb subtype between two languages.
12. Practical applicability
This research results of grammar of verbs, verb classification can be applied to teaching, research Korean and Vietnamese as a foreign language as well as the real situation of the Korean – Vietnamese translation. In addition, the results are used as a reference for the compiling of textbooks and Korean curriculum for Vietnamese people as well as Vietnamese curriculum for Korean people.
13. Further research direction:
Continue to study comprehensively and intensively about Korean-Vietnamese’s verbs and their subgroup comparison towards compiling a text book about Korean and Vietnames verbs grammar and Korean subgroups.
14. Thesis-related publications
- Tran Thi Huong (2012), “Survey on researches about transitive verbs and intransitive verbs in Korean language, contrast with Vietnames”, International conference " Korea Study in Viet Nam - 20 year for education and researches", VNU- University of Sosial Sciences and Humanities, pp. 1-14.
- Tran Thi Huong (2012), “A survey on verb categorization researches in Korean language”, Language and life (12-206), pp. 10- 18.
- Tran Thi Huong (2014), “Identifying and classifying the Korean performative verb”, Lexicography & Encyclopedia (1 - 27), pp.96-103.
- Tran Thi Huong (2014), “About Gada and Oda in Korean (related to Vietnamese)”, Linguistics Journal (4 - 299), pp. 72-80.
- Tran Thi Huong (2014), “ Indentifying and Categorizing Korean Modal Verbs (in Comparison with Vietnames)”, VNU Journal of Sciencei, Foreign Studies (30-3), pp.37-47.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn