- Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Giang 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01 tháng 01 năm 1984 4. Nơi sinh: Hưng Yê
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:
4416/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian đào tạo từ tháng 11/2022 đến 11/2024
7. Tên đề tài luận án: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9. Mã số:
9229020.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương, TS. Đỗ Hồng Dương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Qua thực tế khảo sát về “Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bản Hà Nội)” luận án đã thu được những kết quả như sau:
Thứ nhất, về đặc điểm vốn từ của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi
Về số lượng từ: Khi 3 tuổi, tất cả 15 trẻ tự kỉ chúng tôi khảo sát đều đã có ngôn ngữ nói và số lượng từ của trẻ đều tăng lên sau mỗi năm. Số lượng từ ở trẻ tự kỉ phụ thuộc vào mức độ tự kỉ ở từng trẻ, phụ thuộc vào môi trường can thiệp cũng như sự hợp tác của gia đình trong quá trình can thiệp. Số lượng từ ở trẻ tuy có tăng lên sau mỗi năm nhưng so với trẻ bình thường thì số lượng từ ở trẻ tự kỉ còn thấp hơn nhiều.
Về từ loại: Đặc điểm về việc phân bố các từ loại ở những trẻ có mức độ tự kỉ khác nhau thì khác nhau và có sự khác nhau qua từng giai đoạn phát triển. Trẻ tự kỉ cũng có khả năng nắm bắt khá đầy đủ các từ loại giống như trẻ bình thường nhưng chậm và không đa dạng, phong phú như trẻ bình thường.
Về các nhân tố ảnh hưởng đến vốn từ của trẻ tự kỉ:Vốn từ của trẻ tự kỉ phụ thuộc vào mức độ tự kỉ; mức độ can thiệp (liên tục hay bị gián đoạn) cũng như sự hợp tác của gia đình trong quá trình trẻ được can thiệp.
Thứ hai, về đặc điểm phát ngôn ở trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi
Đặc điểm cấu trúc phát ngôn: Tổng số phát ngôn ở mỗi trẻ tự kỉ có sự khác nhau và đều tăng lên sau mỗi năm can thiệp. Sự phát triển về cấu trúc phát ngôn trong ngôn ngữ của trẻ tự kỉ phụ thuộc vào mức độ tự kỉ của từng trẻ cũng như có sự khác nhau qua từng giai đoạn phát triển của trẻ. Quá trình phát triển các loại phát ngôn phân theo cấu trúc ở trẻ tự kỉ cũng giống như trẻ bình thường nhưng chậm hơn.
Đặc điểm mục đích phát ngôn: Xét về mục đích phát ngôn ở trẻ tự kỉ cũng có sự chênh lệch giữa những trẻ có mức độ tự kỉ khác nhau và có sự khác nhau qua từng giai đoạn. Ở trẻ tự kỉ có sự khác biệt rất lớn so với trẻ bình thường về mặt số lượng và tỉ lệ các phát ngôn phân theo mục đích đó là: phát ngôn nghi vấn trong ngôn ngữ của trẻ tự kỉ là loại phát ngôn có số lượng và tỉ lệ thấp nhất trong tổng số các phát ngôn phân theo mục đích.
Đặc điểm về mức độ chủ động trong việc sử dụng phát ngôn trong giao tiếp của trẻ tự kỉ cũng có sự khác biệt về số lượng và tỉ lệ các loại phát ngôn phân theo mức độ chủ động ở trẻ tự kỉ và có sự khác biệt giữa các giai đoạn khác nhau ở trẻ. Ở trẻ tự kỉ thường sẽ trải qua các giai đoạn phát triển về mức độ chủ động trong việc sử dụng ngôn ngữ đó là: phát ngôn nói theo, phát ngôn cần nhắc nhở và phát ngôn chủ động.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo
- Nghiên cứu về ngữ âm (đặc điểm phát âm của trẻ tự kỉ)
- Độ dài phát ngôn của trẻ tự kỉ trong tương quan so sánh với trẻ bình thường
- Các lỗi sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp của trẻ tự kỉ
- Bảng đánh giá về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, sử dụng ngôn ngữ… cho trẻ tự kỉ ở Việt Nam.
13.
Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Giang (2020), “Characteristics of utterance structures of 4 – 5 – year – old children with autism”, Proceedings of the international conference on language, literature and culture education, Vietnam education publishing house, pp. 213 – 219, ISBN: 978 – 604 – 0 – 24664 – 6.
- Nguyễn Thị Giang (2020), “Speech intention characteristics of four to five years old autistic children”, Tạp chí khoa học trường ĐHSPHN 2 (12), tr. 74 – 88.
- Nguyễn Thị Giang – Phạm Hiển – Nguyễn Đông Hưng (2020), “Đặc điểm từ loại trong vốn từ của trẻ tự kỉ 4 – 5 tuổi”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội (10), tr. 125 – 132.
- Phạm Hiển – Nguyễn Thị Giang (2020), “Formulatic language of Vietnamese children with autism spectrum disorders: Acorpus linguistic Analysis”, Proceedings of the 34th Pacific Asia conference on language, information and computation, pp. 575 – 581, ISSN 2619 – 7782.
- Nguyễn Thị Giang (2021), “Vocabulary characteristics of 5 to 6 years old autistic children”, Tạp chí khoa học trường ĐHSPHN 2 (75), tr. 42 – 53.
- Nguyễn Thị Giang (2021), “Kết quả của việc ứng dụng các phương pháp nhằm phát triển về cấu trúc phát ngôn cho trẻ tự kỉ (5 – 6 tuổi)”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Can thiệp rối loạn phát triển dựa trên bằng chứng khoa học, Nxb Khoa học xã hội, tr. 420 – 431, ISBN: 978 – 604 – 342 – 943 -5.
- Nguyễn Thị Giang – Phạm Hiển – Nguyễn Đông Hưng (2021), “Speech characteristics in communication of 5 – 6 years old autistic children”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (11b), tr.23 – 30.
- Nguyễn Thị Giang – Phạm Hiển (2022), “Đặc điểm về mức độ chủ động trong việc sử dụng các phát ngôn của trẻ tự kỉ 4 – 5 tuổi”, Tạp chí Ngôn ngữ (2), tr.46 – 56.
- Nguyễn Thị Giang (2022), “So sánh đặc điểm mục đích phát ngôn của trẻ tự kỉ 3 – 4 tuổi với trẻ 5 – 6 tuổi”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Những Vấn đề Ngôn ngữ học năm 2022, Nxb Khoa học xã hội, tr.98 – 107, ISBN: 978 – 604 – 364 – 280 - 3
- Nguyễn Thị Giang (2022), “Word – class characteristic of 5 to 6 years old autistic children”, The first international conference on the issues of Social Sciences and Humannities, pp.1042 – 1064, ISBN: 978-606-9990-98-4.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Nguyễn Thị Giang 2. Gender: female
3. Date of birth: 01/01/1984 4. Place of birth: Hưng Yen
5. Admission decision number: 4416/2019/QĐ-XHNV dated 26/11/2019 by the Rector of University of Social Sciences and Humanity, Hanoi National University
6. Changes in academic process: Extend training from 11/2022 to 11/2024
7. Official thesis title: Characteristics of vocabulary and speech of autistic children from 3 to 6 years old (Cases of autistic children in Hanoi)
8. Major: Linguistics
9. Code: 9229020.01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Vu Thi Thanh Huong, Dr. Do Hong Duong
11. Summary of the new findings of the thesis:
By surveying characteristics of vocabulary and speech of some autistic children from 3 to 6 years old in Hanoi, this thesis comes to the following results:
Firstly, regarding to the characteristics of the vocabulary of some autistic children from 3 to 6 years old.
On the amount of words: All 15 autistic children at 3 years old we have surveyed have their own spoken language. Their vocabularies grow yearly. The amouth of words of each child depends on degree of their autism, interverntional environment as well as the co-operation of their family in the process of the therapy. This amouth is much lower than that of normal children despite of the increases of their vocabulary.
On the word classes: The chacteristics of the word classes’s distribution in children at different degrees of autism and at different periods of development are different. Autistic children are able to archive all word classes but at a lower speed and not diversified compared to normal children.
On the factors affecting the vocabulary of children with autism: The vocabulary of children with autism depends on the degree of autism; the level of intervention (continuous or interrupted) as well as the family's cooperation during the child's intervention.
Secondly, on the characteristics of autistic children from 3 to 6 years old
Characteristic of the speech structure: The number of speeches are differ among autistic children and increased after every intervened year. The development of speech structure in language of autistic children depends on the level of autism of each child as well as different stages in each child's development. The development of structural speech types in children with autism is similar to that of normal children, but slower.
Characteristic of the speech’s purpose: In terms of the purpose of speech in children with autism, there are also differences between children with different levels of autism and differences in each stage. In autistic children, there is a great difference compared with normal children in terms of the number and proportion of utterances classified by purposes. That is interrogative utterances in the language of autistic children accounts for lowest number and proportion of total utterances classified by purposes.
The characteristics of the level of initiative in using utterances in communication of autistic children also differ in the number and proportion of types of utterances classified by the level of initiative in autistic children and there are differences between different stages in children. Children with autism often go through developmental stages in terms of the level which are spontaneous speech, follow-up speech, prompting speech and active speech.
12. Further research direction, if any:
- Study on phonetics (speech characteristics of children with austism)
- Mean lenght utterance of children with austism in comparison with that of normal children.
- The language errors in the communication of children with austism
- The speech-language communication assessments on pronunciation, vocabulary, grammar and language use for children with austism
13. Thesis-related publications:
1. Nguyễn Thị Giang (2020), “Characteristics of utterance structures of 4 – 5 – year – old children with autism”, Proceedings of the international conference on language, literature and culture education, Vietnam education publishing house, pp. 213 – 219, ISBN: 978 – 604 – 0 – 24664 – 6.
2. Nguyễn Thị Giang (2020), “Speech intention characteristics of four to five years old autistic children”, Tạp chí khoa học trường ĐHSPHN 2 (12), pp. 74 – 88.
3. Nguyễn Thị Giang – Phạm Hiển – Nguyễn Đông Hưng (2020), “Vocabulary of autistic children aged 4 to 5 years old”, The Journal of Human Resources on Social Sciences, (10), pp. 125 – 132.
4. Phạm Hiển – Nguyễn Thị Giang (2020), “Formulatic language of Vietnamese children with autism spectrum disorders: Acorpus linguistic Analysis”, Proceedings of the 34th Pacific Asia conference on language, information and computation, pp. 575 – 581, ISSN 2619 – 7782.
5. Nguyễn Thị Giang (2021), “Vocabulary characteristics of 5 to 6 years old autistic children”, HPU2 Journal of Science: Natural Sciences and Technology (75), pp. 42 – 53.
6. Nguyễn Thị Giang (2021), “The results of the application of methods to develop the utterance structures for children with autism (aged 5 to 6 years old)”, Proceedings of the National Conference: Treatment and Intervention Services for development disorders based on scientific evidences, Social Science Publishing House, pp. 420 – 431, ISBN: 978 – 604 – 342 – 943 -5.
7. Nguyễn Thị Giang – Phạm Hiển – Nguyễn Đông Hưng (2021), “Speech characteristics in communication of 5 – 6 years old autistic children”, Language and Life Journal (11b), pp.23 – 30.
8. Nguyễn Thị Giang – Phạm Hiển (2022), “Characteristics of proactiveness in the usages of utterances of autistic children from 4 to 5 years old”, Language Journal (2), pp.46 – 56.
9. Nguyễn Thị Giang (2022), “Comparing the speech intention characteristics of children with autism aged 3 – 4 years old to that of children with autism aged 5 – 6 years old”, Proceedings of the National Conference: The linguistic issues, 2022, Social Science Publishing House, pp.98 – 107, ISBN: 978 – 604 – 364 – 280 - 3
10. Nguyễn Thị Giang (2022), “Word – class characteristic of 5 to 6 years old autistic children”, The first international conference on the issues of Social Sciences and Humannities, pp.1042 – 1064, ISBN: 978-606-9990-98-4.