Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Như Chính
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 12/03/1976
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận NCS số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội kí ngày 28 tháng 12 năm 2012.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Gia hạn thời gian học tập (7 tháng) theo quyết định số 113/QĐ-XHNV do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội kí ngày 15 tháng 01 năm 2016.
7. Tên đề tài luận án: Định kiến về người chấp hành xong án phạt tù.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội Mã số: 62.31.04.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, Hướng dẫn 2: PGS.TS Phan Thị Mai Hương
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án không những góp phần hệ thống hoá, cập nhật một số vấn đề lý luận có liên quan tới định kiến mà còn thiết kế khung lý thuyết và bộ công cụ đo lường định kiến đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua điều tra thực tiễn, luận án phát hiện một số mặt biểu hiện cụ thể của định kiến đối với người có tiền án, đó là: người chấp hành xong án phạt tù không phải là những người có tính cách tốt; người chấp hành xong án phạt tù là những người có tính cách xấu; người chấp hành xong án phạt tù không thể hoàn lương; người chấp hành xong án phạt tù không thể đảm đương các vai trò xã hội; người chấp hành xong án phạt tù là những người không có giá trị đối với xã hội. Đây là những yếu tố chưa được xác lập trong các nghiên cứu trước đây.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố Nhận định người chấp hành xong án phạt tù là mối đe doạ tác động mạnh nhất tới định kiến đối với người chấp hành xong án phạt tù so với hai yếu tố Hành vi của những người xung quanh và Phương tiện truyền thông. Định kiến đối với người chấp hành xong án phạt tù có mối tương quan chặt chẽ với mặt cảm xúc và xu hướng hành vi của người dân.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn tâm lý học tội phạm và tâm lý học quản lý, giáo dục người phạm tội trong các nhà trường thuộc lực lượng Công an nhân dân hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu nhằm phát hiện thêm các kiểu định kiến khác đối với người đi tù về trong thực tiễn; khảo sát một số yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì định kiến của xã hội đối với người đi tù về như: văn hoá, sự cố gắng của bản thân người đi tù về.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Như Chính (2012), “Bàn về khái niệm định kiến xã hội”, Kỉ yếu Hội thảo "Đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học trong bối cảnh hội nhập quốc tế", Khoa Tâm lý học - Trường Đại học KHXH và NV, NXB Đại học Quốc gia HN, tr. 620-626.
2. Nguyễn Như Chính (2016), “Một số yếu tố tác động đến định kiến của người dân Hà Nội đối với người chấp hành xong án phạt tù”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (61), tr. 84-88.
3. Nguyễn Như Chính (2016), “Điểm luận một số lý thuyết trong tâm lý học về định kiến xã hội”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (số đặc biệt), tr. 101-106.
4. Nguyễn Như Chính (2016), “Định kiến đối với người chấp hành xong án phạt tù”, Tạp chí Tâm lý học (10), tr. 76-88.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Nhu Chinh 2. Sex: Male
3. Date of birth: March 12th, 1976 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2798/QD-XHNV-SDH, dated 28/12/2012 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
- Extanding the studying time (7 months) according to the decision number: 113/QD-XHNV, dated 15/01/2016 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Official thesis titlle: “Prejudice against ex-offenders”
8. Major: Social psychology Code: 62.31.04.01
9. Supervisor: Assoc Prof., Dr. Truong Thi Khanh Ha, Assoc Prof., Dr. Phan Thi Mai Huong
10. Summary of the new findings of the thesis:
This thesis not only systematized theoretical issues related to social prejudice but also offered theoretical framework, and a set of tools for measuring prejudice against ex-offenders in Hanoi city.
The thesis found some specific types of prejudice against people with criminal records, for example, ex-offenders are not people who have good traits; ex-offenders are people who have bad traits; ex-offenders cannot be rehabilitated; ex-offenders could not fully implement their social roles; ex-offenders are useless people. These are factors that have not been raised in the previous research.
The result showed that "perceiving ex-offenders as a threat" was the strongest predictor of prejudice incomparison to other factors that were examined. Prejudice against ex-offenders had a significant correlation with the emotion behavioral tendencies.
11. Practical applicability, if any:
The findings of this thesis could be used as supplementary materials for teaching such subjects as criminal psychology and psychology of rehabilitation in universities and colleges of Ministry of People's Public Security.
12. Further research directions, if any:
Future research would focus on finding the other types of prejudice against people with criminal record in real life, and examine some important factors affecting prejudice against ex-offenders, such as culture, ex-convicts' effort.
13. Thesis- related publications:
1. Nguyen Nhu Chinh (2012), “Comments on the concept of social prejudice”, Proceedings of scientific conference "Training, research and application of psychology in international integration context", Department of psychology, University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University Publishing House, Hanoi.
2. Nguyen Nhu Chinh (2016), “Researching factors affecting Hanoian's prejudice agaisnt ex-offenders”, Journal of Education and Society (61), pp. 84-88.
3. Nguyen Nhu Chinh (2016), “Review psychological theories of social prejudice”, Journal of Education and Society (special edition), pp. 101-106.
4. Nguyen Nhu Chinh (2016), “Prejudice against ex-offenders”, Journal of psychology (10), pp. 76-88.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn