TTLV: Truyền thông chính sách trong hoạch định chính sách công và một số gợi ý cho Việt Nam.

Chủ nhật - 10/12/2023 10:22
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Trang        2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 19/05/1988                                                   4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời hạn từ ngày 31/12 /2020 đến ngày 31/12/2023.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
7. Tên đề tài luận án: Truyền thông chính sách trong hoạch định chính sách công và một số gợi ý cho Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Chính trị học        9. Mã số: 9310201.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Lợi và TS. Nguyễn Duy Quỳnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
            Trên cơ sở những vấn đề lý luận căn bản về truyền thông chính sách, luận án đưa ra các trường hợp cụ thể trong thực tế ở một số quốc gia và phân tích thực trạng truyền thông chính sách đối với việc hoạch định chính sách tại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách trong việc hoạch định chính sách công ở Việt Nam trong thời gian tới.
            Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là truyền thông chính sách trong hoạch định chính sách công.
11. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
•           Phương pháp phân tích nội dung
            Mục đích sử dụng phương pháp phân tích nội dung của luận văn này chủ yếu nhằm để thu thập và phân tích nội dung các tài liệu tham khảo. Từ việc làm rõ các khái niệm công cụ đến việc nghiên cứu về những trường hợp cụ thể của các nước và tham chiếu với thực tế ở Việt Nam đều cần sử dụng đến phương pháp nghiên cứu này. Luận án sẽ sử dụng song song cả tài liệu trong nước và ngoài nước, đặc biệt tài liệu ngoài nước sẽ được trích dẫn từ những nguồn có uy tín.
•           Phương pháp phỏng vấn sâu
            Để tìm hiểu rõ hơn về cách thức truyền thông chính sách tại Việt Nam, luận án sẽ tiến hành phỏng vấn một vài chuyên gia tại cơ quan Nhà nước và một vài cơ quan truyền thông để từ đó có cách nhìn cụ thể về thực trạng của hoạt động này ở nước ta.
           Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
            Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập ý kiến của người dân mà cụ thể trường hợp được chọn là người dân trên địa bàn Hà Nội, ngoài việc tăng cường tính đa dạng trong việc thu thập tư liệu tham khảo ra, còn nhằm để hiểu rõ suy nghĩ và thái độ đối với vấn đề của người được thăm dò.
•           Phương pháp so sánh
            Phương pháp này được sử dụng trong quá trình so sánh các trường hợp cụ thể tại một số quốc gia và tại Việt Nam, đồng thời đối chiếu chúng với khung phân tích.
•           Phương pháp phân tích trường hợp
sẽ được sử dụng trong việc phân tích các ví dụ thực tế tại các nước và tại Việt Nam.

11.3. Các kết quả chính và kết luận
11.3.1. Các kết quả chính
- Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về truyền thông chính sách
- Xây dựng khung phân tích về truyền thông chính sách trong hoạch định chính sách công
- Giới thiệu kinh nghiệm truyền thông chính sách tại một số quốc gia trên thế giới
- Đề ra một mô hình phù hợp với đặc điểm của hoạt động này tại Việt Nam.
11.3.2. Kết luận
- Truyền thông chính sách đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách công
- Truyền thông chính sách cần phải tiến hành từ sớm, ngay từ các bước đầu của quá trình hoạch định chính sách
- Truyền thông chính sách muốn thành công thì nên tuân theo các bước mà khung phân tích đã đề ra.
11.4. Đóng góp mới của luận án
- Luận án “Truyền thông chính sách trong hoạch định chính sách công và một số gợi ý cho Việt Nam” được xem như nguồn bổ khuyết cho khoảng trống khoa học hiện nay.
- Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về truyền thông chính sách.
- Điểm mới chính trong luận án này là phân tích các ví dụ cụ thể tại một số quốc gia trên thế giới để rút ra kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam, đồng thời xây dựng khung phân tích cho truyền thông chính sách nói chung và mô hình cho truyền thông chính sách Việt Nam.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và học tập về truyền thông chính sách tại các cơ sở đào tạo và là nguồn tham khảo cho các hoạt động này tại nước ta.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: NCS dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề do hiện nay nó đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước cũng như của chính phủ các nước. Vì vậy, việc cập nhật thông tin và kiến thức mới có liên quan là điều cần thiết.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thu Trang (2020), “Kinh nghiệm truyền thông chính trị ở một số Quốc gia và gợi ý tham khảo đối với Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản (956), tr. 105-111.
- Nguyễn Thu Trang (2021), “Truyền thông chính trị trong thời đại công nghệ số tại các nước trên thế giới”, Tạp chí Giáo dục lý luận (319-320), tr. 109-114.
- Nguyen Thu Trang (2022), “The role of political communication in the fight against COVID-19 in Vietnam”, International Journal of Social Science and Human Research, Vol 5 (4), pp. 1315-1324.
- Nguyen Duy Quynh, Nguyen Thu Trang, & Tran Truong Gia Bao (2022), “The Uniqueness of Ho Chi Minh in Political Communication”, International Journal of Social Science and Human Research, Vol 5 (9), pp. 1315-1324.
- Tran Truong Gia Bao & Nguyen Thu Trang (2022), “Impact of the mass media on political education for undergraduate students (case study of a public university in the Mekong Delta)”, Proceedings of the first International Conference on the Issue of Social Sciences and Humanities, VNU University of Social Sciences and Humanities, Hanoi.
 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
  1. Full name: Nguyen Thu Trang
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: May 19th, 1988
  4. Place of birth: Hanoi
  5. Amission decision number 775/2020/QĐ-XHNV dated 31/12/2020 by the President of VNU University of Social Sciences and Humanities.
  6. Changes in academic prcess: No
  7. Officical thesis title: Policy communication in public policy making process and some suggestions for Vietnam.
  8. Major: Political Science
  9. Code: 9310201.01
  10. Supervisors: Assoc. Prof Nguyen Thanh Loi and Dr. Nguyen Duy Quynh
  11. Summary of the new findings of the thesis:
11.1. Thesis purpose and objectives
The thesis provides the core knowledge of policy communication; introduces specific practical cases in some countries and presents the current situation of this activity in Vietnam. Hence, proposing some solutions to improve the effectiveness of policy communication in public policy making process in Vietnam.
The thesis identifies the research object as policy communication in public policy making process.
11.2. Research methods
  • Content analysis
To collect and analyze the content of the references.
It is necessary to use this research method in clarification of core concepts, the study of specific cases in some countries and comparing with reality in Vietnam, etc. The thesis will use both domestic and foreign materials. They will be cited from reputable sources.
  • Interview
To learn more about policy communication in Vietnam, the thesis will interview some experts at state agencies and some media agencies to have a better view on the current situation of the activity.
  • Survey
The purpose of this method is to collect the opinions of people in general. It is not only to promote the diversity of references but also to understand the thoughts and attitudes of people toward the policies selected in the thesis.
11.3. Major results and conclusions
11.3.1. The major results
- The thesis contributes to clarify some core theoretical concepts about policy             communication
- Developing an analytical framework for policy communication in public policy   making process
- Introducing the experiences in some countries in the world
- Proposing a framework that promote effectiveness of policy communication in     Vietnam
11.3.2. Conclusions
- Policy communication plays an important role in public policy making process.
- Policy communication needs to be carried out early, at the very beginning of the policy-            making process
- Effective policy communication should follow the steps in the analytical           framework presented in the thesis.
11.4. New contribution of the thesis
- The thesis " Policy communication in public policy making process and some suggestions for Vietnam" could be a source to fill the current scientific gap.
- The thesis contributes to clarifying a number of theoretical knowledge about policy             communication.
- The main new finding in this thesis is to analyze specific examples in some countries to bring out some suggestions for Vietnam, and at the same time build an analytical   framework for policy communication in general as well as in Vietnam.
- The thesis can serve as a reference for research and study on policy communication at institutions and a reference source for these activities in Vietnam.
  1. Futher research directions: PhD candidate plans to keep focusing on the topic as it has gained more attention recently by scholars and by the governments all over the world; thus, updating information and knowledge related is always necessary.
  2. Thesis-related publications:
- Nguyen Thu Trang (2020), “Policy Communication in some nations and suggestions for Vietnam” Communist Review (956), p. 105-111.
- Nguyen Thu Trang (2021), “Political Communication in the digital age”, Journal of theoretical education (319-320), p. 109-114.
- Nguyen Thu Trang (2022), “The role of political communication in the fight against COVID-19 in Vietnam”, International Journal of Social Science and Human Research, Vol 5 (4), pp. 1315-1324.
- Nguyen Duy Quynh, Nguyen Thu Trang, & Tran Truong Gia Bao (2022), “The Uniqueness of Ho Chi Minh in Political Communication”, International Journal of Social Science and Human Research, Vol 5 (9), pp. 1315-1324.
- Tran Truong Gia Bao & Nguyen Thu Trang (2022), “Impact of the mass media on political education for undergraduate students (case study of a public university in the Mekong Delta)”, Proceedings of the first International Conference on the Issue of Social Sciences and Humanities, VNU University of Social Sciences and Humanities, Hanoi.

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây