TYLA: Báo chí về tội phạm và vấn đề tính nhân văn của báo chí

Thứ ba - 22/12/2020 03:22
Tên tác giả: Đặng Thị Huyền
Tên luận án: “ Báo chí về tội phạm và vấn đề tính nhân văn của báo chí”
Ngành khoa học của luận án:  Khoa học xã hội và nhân văn
Chuyên ngành: Báo chí học                   Mã số: 62320101
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án:
- Trên cơ sở đúc kết, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng báo chí viết về tội phạm trong mối quan hệ với tính nhân văn của báo chí, từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế của báo chí, và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng báo chí viết về tội phạm, đảm bảo các nguyên tắc nhân văn, nhằm đạt được mục tiêu báo chí vì sự phát triển bền vững con người.
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề báo chí viết về tội phạm và tính nhân văn của báo chí.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp luận:
 Luận án dựa trên cơ sở nhận thức luận lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin; Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò, chức năng của báo chí, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông về phòng chống tội phạm bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Luận án vận dụng một số lý thuyết truyền thông, cụ thể lý thuyết “Thiết lập chương trình nghị sự” của Maxwell McCombs và D.Shaw; lý thuyết “Đóng khung” của Robert Entman, lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” và lý thuyết “Sự phụ thuộc vào hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng” để làm rõ vấn đề báo chí viết về tội phạm và  hiệu quả tác động của thông tin về tội phạm trên báo chí tới công chúng.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
 - Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu. Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, phân tích các văn bản, các chỉ thị, nghị quyết và các công trình khoa học, sách, bài báo... nhằm hệ thống hóa một số vấn đề lý luận báo chí nói chung có liên quan đến nguyên tắc tính nhân văn trong thông tin báo chí và trong thông tin về tội phạm. Từ đó xây dựng khung lý thuyết cho đề tài cũng như kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân tích nội dung. Phương pháp này được sử dụng để phân tích nội dung và hình thức thông điệp về tội phạm trên các tờ báo chọn khảo sát. Từ đó làm rõ những thành công, hạn chế; nguyên nhân thành công, hạn chế của báo chí viết về tội phạm nhìn từ nguyên tắc tính nhân văn.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: NCS chọn một số loạt bài viết về một số vụ án có tính chất nghiêm trọng để phân tích việc đảm bảo nguyên tắc tính nhân văn, từ đó làm rõ hiệu quả tác động của nó tới công chúng
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: NCS phát 400 bảng hỏi đến một số địa phương của 3 miền Bắc – Trung – Nam để thăm dò ý kiến công chúng về thông tin tội phạm trên báo chí nói chung. Đây là một kênh cần thiết để đo hiệu quả tác động của báo chí viết về tội phạm với công chúng.
- Phương pháp phỏng vấn nhóm: NCS đã chọn ra 6 bài viết về 4 vụ án nghiêm trọng trên 2 tờ báo (nằm trong 4 tờ báo chọn khảo sát) và tiến hành phỏng vấn 2 nhóm, mỗi nhóm 5 người về việc đảm bảo nguyên tắc tính nhân văn trong các bài báo nói trên và nhu cầu, mức độ tổn thương của công chúng (nếu có) khi tiếp cận với thông tin về tội phạm trên báo chí
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng qua hình thức đặt câu hỏi với 13 người trả lời là lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, luật sư, lãnh đạo cơ quan báo chí, đội ngũ tổ chức nội dung của các Tòa soạn và những nhà báo trực tiếp sản xuất tin tức về tội phạm qua đó làm rõ thêm các vấn đề cần thiết mà ở bảng hỏi chưa giải quyết được
- Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp được dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân cùng những thách thức đối với đội ngũ nhà báo, các cơ quan báo chí trong việc đảm bảo nguyên tắc nhân văn trong thông tin về tội phạm.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về báo chí viết về tội phạm và tính nhân văn trong báo chí viết về tội phạm tại Việt Nam. Việc tiếp cận nghiên cứu báo chí viết về tội phạm trong mối quan hệ đảm bảo tính nhân văn là hướng đi mới có ý nghĩa đóng góp của luận án
Thứ hai, luận án làm rõ được lý luận về báo chí viết về tội phạm và tính nhân văn của báo chí, từ đó dựng nên một khung lý thuyết để làm cơ sở cho báo chí đảm bảo nguyên tắc nhân văn khi viết về tội phạm, đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng và tính nhân văn của báo chí viết về tội phạm.
Thứ ba, trên cơ sở lý thuyết và kết quả khảo sát cụ thể, luận án đã đánh giá được thành công, hạn chế của báo chí viết về tội phạm trong mối quan hệ với tính nhân văn của báo chí.
Thứ tư, luận án đã đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết giúp báo chí chuyển tải tới công chúng những thông tin khách quan, chân thực về những vấn đề liên quan đến tội phạm đồng thời, đảm bảo nguyên tắc tính nhân văn của báo chí.
Thứ năm, luận án đã đề xuất được Bộ quy tắc báo chí viết về tội phạm đảm bảo tính nhân văn gồm 8 điểm cần tuân thủ.
3.2. Kết luận
Các kết quả nghiên cứu cho thấy những nội dung chính về tội phạm được phản ánh trên báo in và báo mạng điện tử; những thành công cũng như hạn chế của báo chí viết về mảng đề tài này; những khó khăn, thách thức khi báo chí phải cân bằng giữa tính hấp dẫn và tính nhân văn; các phương pháp để thực thi tính nhân văn trong sáng tạo báo chí. Trên cơ sở đó luận án đã  đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm đảm bảo báo chí viết về tội phạm hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo nhân văn.
Kết quả nghiên cứu của luận án  có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, truyền thông có thêm cơ sở để xây dựng các chính sách về quản lý, đào tạo báo chí phù hợp với sự phát triển của truyền thông, báo chí hiện đại.
            Luận án có thể là tư liệu tham khảo như một bộ tiêu chí để các Tổng biên tập, đội ngũ tổ chức sản xuất tin tức và các nhà báo trong quá trình chỉ đạo, biên tập và thực hiện tác phẩm báo chí sao cho vừa đảm bảo khách quan, chân thật, hấp dẫn và nhân văn, củng cố niềm tin nơi công chúng trong môi trường truyền thông ngày một biến đổi như hiện nay.
Hy vọng, từ những nghiên cứu cụ thể về tính nhân văn trong báo chí viết về tội phạm, luận án sẽ góp phần giúp các nhà báo trong quá trình lao động sáng tạo tác phẩm, lao động lãnh đạo, lao động biên tập sẽ có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao chất lượng nội dung thông tin, gia tăng hàm lượng văn hóa và tính nhân văn trong tác phẩm, củng cố niềm tin của công chúng và góp phần thực hiện, giữ vững  mục tiêu cao cả của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Dang Thi Huyen
Thesis title: “Crime Journalism And The Humanity Of Press.”
Scientific branch of the thesis: Social Science and Humanities
Major: Journalism
Code: 62320101
The name of postgraduate training institution: University of Social Science and Humanities - Vietnam National University.
1. Goals and research objects:
-Through categorizing and systemizing theoretical points related to the topic, this thesis researches and evaluates the reality of crime journalism in relation to with the humanity of press and based on that, the thesis points out the success and the limitations of press, and suggests solutions to increase the quality of crime journalism and to guarantee the principles of humanity in order to achieve the goal of press which is human sustainable development.
-Research objects: crime journalism and the humanity of press.
2. Research methods
Methodology:
-This thesis is based on Principles of Marxist and Leninist, Dialectical Materialism, Historical Materialism, Ho Chi Minh Ideology, the standpoint of Vietnam Communist Party and the government of Vietnam, especially in the field of media against crimes and for the protection of security and safety.
-This thesis utilizes a number of media theories, particularly D. Shaw’s & Maxwell McCombs’s Agenda Setting Theory, Robert Entman’s Framing Theory, Bulmer’s and Brown’s Uses and Gratification Theory and the theory of The Dependence On Mass Media to clarify crime journalism and the effects that information on crimes on newspapers has on the public.
Research methods:
-Archival study: this method concentrates on surveying and analyzing documents, directives, resolutions and scientific researches, journals, books…in order to categorize a number of general theoretical issues that are relevant to the rule of humanities in press information and information about crimes. From that, the thesis aims to build a theoretical frame for its topic as well as inheriting results from previous researches and these will serve to compare, collate and clarify research problem.
-Document analysis/content analysis: this method is used to analyze the content and how messages on crimes are presented on selected newspapers. By doing so, the research clarifies successes and limitations, and reasons for said successes and limitations of crime journalism.
-Case study: the author picks out some new articles about serious criminal cases to analyze how principle of humanities had been followed and its effected the public.
-Anket: the author sent out 400 questionnaires to a number of locations in the northern, southern and the center of Vietnam to survey the public’s opinions on information about crimes on newspapers. This is a necessary channel to measure the effects that crime journalism has on the public.
-Group interview: the author chose 6 articles on 4 serious criminal cases published on 2 newspapers belong to 4 newspapers that were picked to conduct survey on, then interviewed 2 groups with 5 members in each on the issue of guaranteeing the principle of humanities in the aforementioned articles, along with the demand as well as the level of trauma of the public (if there was any) when approaching information about crimes on newspapers.
-Depth interview: the author interviewed 13 people who were leaders of Vietnam Journalists Association, lawyers, heads of newspapers, production crews of newspapers, journalists who directly produced news on crimes to answer questions that questionnaires could not solve.
-Analyzing, comparing, compiling: used to analyze, evaluate and compile research’s results to point out limitations, successes and their reasons, the challenges for journalists and newspapers when it comes to following the principle of humanities.
3. Major results and conclusion
3.1 Major results:
Firstly, the thesis is a systematic and in-depth study the journalism about crime and the humanity in the journalism writing about crime in Vietnam. The approach to journalistic research and writing about crime in a relationship ensuring humanity is a meaningful new direction to contribute to the thesis.
Second, the thesis clarifies the theory of journalism about crime and the humanity of the press, thereby building a theoretical framework to serve as the basis for the press to ensure the humanism principle when writing about crimes, giving a set of criteria to evaluate the quality and humanity of the journalism written about crime.
Thirdly, on the basis of the theory and specific survey results, the thesis has evaluated the success and limitations of the journalism writing about crime in relation to the humanity of the press.
Fourthly, the thesis has proposed solutions to help the press convey to the public objective and truthful information on crime-related issues at the same time, ensuring the principle of humanity of newspapers.
Finally, the dissertation has proposed the Press Code of Crime with 8 points to comply with.
3.2 Conclusion:
-Results from the thesis points out the main content of crimes that is presented on newspapers (both printed and electronic), successes as well as limitations of this genre, challenges and difficulties for press when it comes to balancing between attracting readers and maintaining humanities. On this foundation, the thesis has suggested some solutions and recommendations for crime journalism to assure both attractiveness and humanities.
-This thesis’s result of research can help leaders, journalism managers, media managers…gain a foundation to build press management policies that are compatible with the development of media and modern journalism.
-The thesis can be used as reference as a set of criteria for editors-in-chief, news production teams, and journalists in the process of commanding, editing and conducting press works that will guarantee objectivity, truthfulness, attractiveness, and will strengthen the public’s belief in the ever-changing media environment.
-The set of criteria suggested in the thesis can become the foundation for mouthpieces in providing information that can ensure both its content and the protection of human rights.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây