Ngôn ngữ
Học ngành Lưu trữ học, bạn không chỉ được được trang bị các kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn mà còn được trang bị các kĩ năng mềm để thích ứng với công việc tại các môi trường làm việc khác nhau.
– Những người làm việc ở khu vực hoặc bộ phận văn phòng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp;
– Những người tổ chức, điều hành các nhân viên trong khu vực hoặc bộ phận văn phòng (Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Hành chính);
- Thư kí văn phòng, là trợ lí hành chính cho các cấp lãnh đạo và quản lí;
- Những người phụ trách, quản lí công tác văn thư – lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
- Cán bộ/ nhân viên văn thư – lưu trữ chuyên trách trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực hành chính, văn phòng, văn thư và lưu trữ.
Bạn muốn trở thành những người như vậy? Hãy trở thành sinh viên của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
Nếu theo học ngành Lưu trữ học, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kĩ năng về: quản trị văn phòng, quản trị nhân sự, thư kí văn phòng, văn hoá công sở, lễ tân văn phòng, kế toán văn phòng, tin học văn phòng, soạn thảo văn bản, quản lí văn bản, lập hồ sơ, lưu trữ và tra tìm hồ sơ, tài liệu… Bên cạnh đó, bạn còn được trang bị các kĩ năng mềm để thích ứng với công việc tại các môi trường làm việc khác nhau như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham mưu, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tổ chức sự kiện, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin…
Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp: >90%.
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Lưu trữ học
+ Tiếng Anh: Archivology
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Lưu trữ học
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Archivology
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo cung cấp cho người học những kiến thức về lí luận và thực tiễn cơ bản ở trình độ đại học; kiến thức chuyên môn và kiến thức bổ trợ về các lĩnh vực: văn thư, lưu trữ nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản; tham mưu và giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác văn thư, công tác lưu trữ; nghiên cứu và giảng dạy tại các trường có đào tạo về lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
3. Thông tin tuyển sinh
- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn