Ngôn ngữ
Các hướng nghiên cứu chính
• Nghiên cứu lịch sử tư tưởng, văn hóa, xã hội, và con người Việt Nam; làm rõ đặc thù, đặc trưng văn hóa, xã hội, tôn giáo - tín ngưỡng, thiết chế chính trị, mô hình nhà nước Việt Nam.
• Làm sáng tỏ mô hình, con đường phát triển đặc thù của Việt Nam; những điều kiện thuận lợi, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam trrên đường phát triển; qua đó đề xuất triết lý, chủ thuyết, mô hình phát triển Việt Nam trong sự liên hệ, so sánh với các quốc gia khác. Đi đầu thực hiện tốt chức năng của Triết học là: “Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới”.
• Nghiên cứu những đặc trưng của xã hội Việt Nam hiện nay; quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hóa; những biến chuyển trong cấu trúc xã hội, sự xuất hiện của những nhóm và lực lượng xã hội mới.
• Nghiên cứu sự thay đổi trong quan niệm, giá trị đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa truyền thống và sự hình thành các giá trị mới cũng như nhu cầu xây dựng, định hướng cho các giá trị mới phát triển làm nền tảng cho tư duy và hành động của toàn xã hội.
• Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, tín ngưỡng các tộc người sinh sống ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Các đề tài, dự án tiêu biểu đang thực hiện
• Tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống cá nhân: Phát huy vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách và lối sống người Việt Nam hiện nay, của Nafosted, Bộ Khoa học Công nghệ PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng chủ trì.
• Sinh thái nhân văn dưới góc nhìn triết học Mác, Đề tài Cấp đại học quốc gia. TS. Phạm Thanh Hà chủ trì.
• Vai trò của đạo đức trong việc ngăn chặn sự tha hoá của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp Đại học quốc gia. TS. Nguyễn Thị Thu Hường chủ trì.
Những tin mới hơn