Ngôn ngữ
Giới thiệu chung
Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương và Các vấn đề quốc tế (Center for Asian-Pacific Area Studies and International Relations - CAPASIR) được thành lập năm 2012, trên cơ sở sát nhập Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương (vốn là một trung tâm nghiên cứu khu vực học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập từ cách đây trên 30 năm (1985)) và Trung tâm Nghiên cứu WTO và Các vấn đề quốc tế của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Mục tiêu hàng đầu của Trung tâm là tập hợp và xây dựng một đội ngũ các nhà khoa học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước có quan tâm về khu vực và các vấn đề quốc tế nhằm tiến hành các chương trình nghiên cứu, sản xuất ra kiến thức mới và phổ biến kiến thức về khu vực. Các hoạt động nghiên cứu được định hướng để khám phá tính đa dạng và phong phú của lịch sử, ngôn ngữ và văn hoá của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, đồng thời phân tích những vấn đề đương đại như: ổn định và an ninh của khu vực, phát triển kinh tế và đổi thay chính trị - xã hội ở các nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Trọng tâm của các mối quan tâm khoa học của Trung tâm là các vấn đề lịch sử, văn hoá và xã hội, các khuynh hướng và chính sách phát triển, và mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và ASEAN, trong đó tiếp cận liên ngành trên cơ sở quan điểm lịch sử và so sánh là hướng nghiên cứu được ưu tiên.
Bên cạnh việc khuyến khích đổi mới nghiên cứu và tranh luận học thuật, Trung tâm cũng đặc biệt quan tâm đến việc phổ biến kiến thức chung về khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quốc tế. Trung tâm luôn mong muốn tìm kiếm và thiết lập các quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các các nhân và cơ quan nghiên cứu, đào tạo và xuất bản về các vấn đề và những thách thức mà các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối diện. Bằng việc nỗ lực tổ chức các dự án nghiên cứu, hội thảo khoa học, chương trình bồi dưỡng kiến thức, Trung tâm đang phấn đấu để trở thành một điểm hẹn lý tưởng cho các học giả và sinh viên trong và ngoài nước về khu vực.
Hội đồng Tư vấn Khoa học
Bao gồm các học giả uy tín trong và ngoài nước và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc.
Các chương trình nghiên cứu chính
Trung tâm được tổ chức trên cơ sở các chương trình cụ thể nhằm đảm bảo tiến hành các hoạt động một cách năng động và linh hoạt nhất. Các chương trình của Trung tâm bao gồm:
Đội ngũ cán bộ
Do đặc thù tổ chức của một trung tâm nghiên cứu thuộc Trường, ngoài các nhân viên văn phòng và trợ lý khoa học, Trung tâm không có cán bộ nghiên cứu cơ hữu. Thành viên Ban Giám đốc, Hội đồng Tư vấn Khoa học và các nhà nghiên cứu đều làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, bán thời gian hoặc ngắn hạn. Hiện tại, Trung tâm có khoảng 20 nhà khoa học làm việc theo chế độ cộng tác viên bán thời gian.
Hoạt động tiêu biểu
Hoạt động đào tạo
Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm là tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về khu vực. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua và sắp tới, Trung tâm vẫn kiên trì theo đuổi chương trình bổ túc kiến thức ngắn hạn về khu vực cho các nhà khoa học, các nhà quản lý và doanh nhân trong nước, đồng thời tham gia mạng lưới trao đổi học thuật về khu vực với nhiều trường đại học và cơ quan nghiên cứu nước ngoài để thông qua đó, gửi cán bộ trẻ và sinh viên đi bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ về châu Á học. Trong khuôn khổ của Chương trình này, nhiều cán bộ của nhà trường và các cơ quan liên quan đã được Trung tâm giới thiệu để tham gia các khoá đào tạo và trao đổi khoa học ở nhiều trường đại học nước ngoài. Trung tâm cũng đã tiếp nhận nhiều đợt công tác và học tập của các nhà khoa học và sinh viên nước ngoài đến Việt Nam nghiên cứu và nâng cao trình độ.
Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Phần lớn các chương trình nghiên cứu về khu vực do Trung tâm thực hiện (chủ trì, tham gia điều phối) trong những năm qua đều là những dự án nghiên cứu xuyên quốc gia, có sự hợp tác quốc tế và liên kết nhiều trường đại học, cá nhân và cơ quan nghiên cứu trong khu vực.
Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương có hợp tác đào tạo ngắn hạn thường xuyên với các đối tác:
Thông tin liên hệ
Tầng 5, nhà M, khu Thượng Đình, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
Số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại và Fax: (+84 4) 558 6588
Email: vanchinh1028@gmail.com;
Website http://www.ussh.edu.v
Tác giả: ussh