Ngoài nhiệm vụ đào tạo, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông còn là một trong những trung tâm nghiên cứu báo chí truyền thông hàng đầu của cả nước. Viện là trung tâm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai kết quả nghiên cứu phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu báo chí và truyền thông của Đại học KHXH & NV; biên soạn tài liệu, thông tin khoa học về lĩnh vực báo chí - truyền thông phục vụ đào tạo, tư vấn cho các cơ quan Bộ - Ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội.
Các hướng nghiên cứu trọng tâm
- Nghiên cứu cơ bản về những vấn đề lý luận và thực tiễn của lĩnh vực báo chí - truyền thông trong nước và thế giới
- Nghiên cứu chiến lược, góp phần cung cấp các luận cứ, cơ sở khoa học cho việc xây dựng, hoạch định các đường lối chính sách của Đảng, phát triển của nhà nước.
- Các hướng nghiên cứu chuyên sâu: Báo chí truyền thông số, Văn hóa truyền thông đại chúng, Kinh tế báo chí truyền thông, Báo chí với vấn đề biển đảo, Quan hệ Công chúng và Quảng cáo, Truyền thông xã hội, Truyền thông mới (new media)…
- Nghiên cứu trọng điểm và theo đặt hàng.
Đề tài nghiên cứu khoa học
- Nghiệm thu 12 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN (đạt kết quả tốt và xuất sắc); 20 đề tài nghiên cứu cấp trường (đạt kết quả tốt và xuất sắc); 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước .
- Đang triển khai 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 6 đề tài cấp ĐHQG HN và nhiều đề tài cấp trường cùng các đề tài khoa học phối hợp với các cơ quan bộ ngành trong nước.
- Hơn 300 bài báo khoa học của cán bộ giảng viên, nhiều bài báo thuộc hệ thống WoS/Scopus và sách, chương sách do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín xuất bản; đăng tải trên các tạp chí khoa học, lý luận, chuyên ngành hoặc được báo cáo tại các hội thảo trong và ngoài nước.
Hội thảo khoa học
Nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế do Viện tổ chức trong những năm qua đã thu hút được sự quan tâm và tham gia của hàng trăm nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài. Nhiều hội thảo gây được tiếng vang trong giới nghiên cứu, đồng thời đưa ra được nhiều khuyến nghị, giải pháp đóng góp cho các cơ quan hữu quan nhằm quản lý và thúc đẩy nâng cao chất lượng báo chí, truyền thông ở Việt Nam hiện nay:
- “Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập”.
- “Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số”.
- “Mô hình báo chí kinh tế Việt Nam và Đức”.
- “Truyền thông xã hội, truyền thông cổ điển và dư luận xã hội”.
- “Quản trị truyền thông và nhà cung cấp thông tin trong kỷ nguyên kỹ thuật số”.
- “Vai trò, tác động của văn hóa truyền thông đại chúng đối với công chúng và xã hội VN trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”.
- “Kỹ năng tác nghiệp cho các tờ báo ngành”.
- “Thảo luận tham gia - Khi khán giả là một phần của chương trình truyền hình”.
- “Những vấn đề luật định trong hoạt động Quan hệ công chúng”.
- “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
- “Nhà báo với vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em”
- “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi Luật Báo chí 2016”
- Kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển kinh tế số
Giáo trình, sách chuyên khảo
Cán bộ giảng viên của Viện đã biên soạn hơn 23 giáo trình và 30 bài giảng chuyên ngành, gần 30 đầu sách chuyên khảo, biên dịch hơn 15 tài liệu về báo chí nước ngoài. Các cuốn sách xuất bản của khoa đã tạo dựng một cách hệ thống và bài bản các vấn đề căn cốt trong nghiên cứu và thực tiễn báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay, phục vụ đắc lực cho việc đào tạo và nghiên cứu báo chí, ví dụ như Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (9 tập), Thời gian và Nhân chứng (3 tập), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (tái bản 4 lần), Các thể loại báo chí thông tấn, Các thể loại báo chí chính luận, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Ngôn ngữ báo chí, Mác - Ănghen - Lênin bàn về văn học và báo chí, Sự nghiệp văn học và báo chí của Hồ Chí Minh, Báo chí truyền thông: những vấn đề trọng yếu, Chuyển đổi số báo chí Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Văn hoá truyền thông đại chúng trong bối cảnh toàn cầu hoá, Quan hệ công chúng: Lý luận và thực tiễn…