1. Giới thiệu chung
Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy Tài nguyên văn hoá (tên tiếng Anh: Center for Research and Promotion Cultural Resources; viết tắt là CRPCR) là tổ chức nghiên cứu, đào tạo, tư vấn và phản biện các lĩnh vực văn hoá trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 2008/XHNV-QĐ ngày 18/7/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Chứng nhận Đăng ký Hoạt động Khoa học và Công nghệ số A-22/2020/ĐK-KH&CN ngày 11/9/2020 của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội.
2. Chức năng và nhiệm vụ
Trung tâm có các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu đánh giá giá trị, lập hồ sơ khoa học; nghiên cứu đánh giá các nguồn nguồn lực văn hoá và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn nhằm khai thác và phát triển các nguồn lực văn hoá phục vụ phát triển văn hoá, kinh tế - xã hội;
- Đào tạo, tập huấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực văn hoá, di sản văn hoá, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn lực văn hoá;
- Tổ chức các hoạt động khoa học, hội thảo, hội nghị;
- Tư vấn các giải pháp quy hoạch, phục dựng, tu bổ tôn tạo và khai thác di tích;
- Tư vấn các giải pháp trưng bày, giới thiệu và quảng bá di sản văn hoá;
- Nghiên cứu và cung cấp các giải pháp nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đánh giá giá trị, bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể.
- Tư vấn, xây dựng chiến lược bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hoá.
3. Cơ cấu tổ chức
- Ban Giám đốc
TS Nguyễn Văn Anh (Phó Giám đốc phụ trách trung tâm)
- Hội đồng Khoa học
- Cộng tác viên
4. Công trình Dự án đã thực hiện
4.1. Tổ chức Nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học
Tham gia biên khảo bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam;
Biên soạn cuốn sách Cẩm Phả - Đất và Người;
Biên khảo cuốn sách “Hương ước Vĩnh Bảo”;
Biên khảo và dịch cuốn sách “Địa bạ Vĩnh Bảo”;
Xây dựng Hồ sơ khoa học Di tích và danh thắng Mũi Đôi - Hòn Đôi (Hòn Đầu), huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà (năm 2024).
Biên khảo cuốn sách “Sơn Tây - hội tụ và lan toả văn hoá xứ Đoài”
4.2. Tổ chức Hội thảo, hội nghị
Hội thảo khoa học Di sản Giáo dục và Khoa cử Việt Nam truyền thống 100 năm nhìn lại.
Hội thảo Khoa học Di tích Danh thắng Nhị - Tam thanh, núi Tô Thị, Thành nhà Mạc “Di sản văn hoá và tiềm năng du lịch.
Hội thảo Khoa học Nghề gốm cổ Ninh Bình: truyền thống và hiện đại.
Phối hợp với Trường Đại học Hạ Long, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh tổ chức Hội thảo khoa học “Vị trí, vai trò và giá trị của di tích Thiên Long Uyển trong chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
4.3. Tư vấn giải pháp tu bổ tôn tạo di tích
- Tham gia tư vấn, thiết kế và giám sát chuyên ngành Dự án Tu bổ tôn tạo Di tích am Ngoạ Vân (chùa Thượng), thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.
- Tư vấn thiết kế, giảm sát chuyên ngành công trình tu bổ, tôn tạo vườn tháp chùa Hồ Thiên, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.
4.4. Hoạch định chiến lược và tư vấn chính sách
- Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (thông qua năm 2022;
https://dichvucong.quangninh.gov.vn/Default.aspx?tabid=121&ctl=ndetail&mid=511&nid=83444)
- Xây dựng Đề án quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Hoành Bồ (cũ) đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
- Xây dựng Đề án quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
- Xây dựng đề án tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
- Xây dựng đề án tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn thị xã Đông Triều, đến năm 2030, tầm nhìn 2040.
- Phối hợp với Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện Đề tài nhánh thuộc đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng gắn với Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (Công viên địa chất).
- Phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam”.
5. Thông tin liên hệ