Nhóm nghiên cứu lịch sử và quan hệ thương mại Châu Á

Thứ ba - 04/12/2018 23:52

1. GIỚI THIỆU NHÓM NGHIÊN CỨU
- Tên nhóm: NHÓM NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CHÂU Á
- Trực thuộc đơn vị: Trường Đại học KHXH và NV, ĐHQG HN
- Trưởng nhóm: GS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Kim

GS.TS Nguyễn Văn Kim

1.1.  Danh sách thành viên chủ chốt
 
STT Họ và tên Năm sinh Học hàm/
Học vị
Đơn vị
công tác
  1.  
Hoàng Anh Tuấn 1976 PGS.TS Trường Đại học KHXH&NV
  1.  
Nguyễn Mạnh Dũng 1980 PGS.TS Trường Đại học KHXH&NV
  1.  
Dương Văn Huy 1981 PGS.TS Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
  1.  
Đinh Đức Tiến 1977 TS Trường Đại học KHXH&NV
  1.  
Đinh Tiến Hiếu 1978 TS Trường Đại học KHXH&NV
  1.  
Phạm Văn Thủy 1982 TS Trường Đại học KHXH&NV
  1.  
Bùi Hữu Tiến 1983 TS Trường Đại học KHXH&NV
  1.  
Lê Thị Khánh Ly 1981 TS Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
  1.  
Nguyễn Nhật Linh 1985 TS Trường Đại học KHXH&NV
  1.  
Nguyễn Tiến Dũng 1985 TS Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
  1.  
Lê Thế Lâm 1981 ThS.NCS Học viện Chính trị Quốc gia HCM
  1.  
Trần Xuân Thanh 1975 ThS.NCS Trường Đại học KHXH&NV
  1.  
Vũ Thị Xuyến 1988 ThS.NCS Trường Đại học KHXH&NV
  1.  
Đỗ Trường Giang 1984 NCS Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
  1.  
Trần Văn Mạnh 1995 HVCH Trường Đại học KHXH&NV

1.2. Thời gian hoạt động
Thành lập năm 1999, “Nhóm Nghiên cứu thương mại châu Á” (Group of Asian Commercial Studies, USSH, VNU) là sự phát triển tiếp nối từ truyền thống và nền tảng học thuật của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhóm thành lập trên cơ sở một số thành viên của Bộ môn Lịch sử thế giới, Khoa Lịch sử. Trong quá trình phát triển, thành viên của Nhóm luôn có sự mở rộng nhưng chủ yếu vẫn là các sinh viên tốt nghiệp từ Bộ môn và Khoa Lịch sử.

“Nhóm nghiên cứu Lịch sử và quan hệ thương mại châu Á” (Nhóm NCLS & QHTMCA) được công nhận là một trong 16 Nhóm nghiên cứu Mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội đợt 1 năm 2014. Trên cơ sở quá trình hoạt động và thành tựu nghiên cứu của Nhóm, Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm biển và hải đảo (CSIS) vào tháng 7-2016 với nòng cốt là các thành viên của Nhóm nghiên cứu Lịch sử và quan hệ thương mại châu Á*. Đến nay, trải qua 20 năm xây dựng, phát triển, Nhóm đã đạt được một số thành tựu nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và hợp tác quốc tế.

1.3. Định hướng nghiên cứu
Từ năm 1990, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi. Trước những điều kiện lịch sử mới và yêu cầu đặt ra đối với giới nghiên cứu, vì sự phát triển của đất nước và yêu cầu tự thân của các ngành học, nhiều nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong đó có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu về Lịch sử thế giới nhận thấy phải đổi mới trong tư duy và hành động. Trong nhận thức, chúng tôi cho rằng, phải mau chóng thích ứng, hội nhập với môi trường học thuật khu vực, quốc tế đồng thời phải mạnh dạn đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu mới, góp phần làm sáng tỏ những đặc tính tiêu biểu và vị thế của Việt Nam với tư cách là một thành viên của cộng đồng thế giới.

Thực hiện phương châm: Nghiên cứu Lịch sử thế giới phải xuất phát từ vị thế của Việt Nam, đặt trong mối quan hệ và vì lợi ích của Việt Nam, Nhóm NCLS & QHTMCA đã xác định hướng nghiên cứu căn bản, chuyên sâu về thương mại đặc biệt là giao thương trên biển của Việt Nam với các quốc gia Đông Á và thế giới. Định hướng nghiên cứu đó không chỉ góp phần làm rõ truyền thống khai thác biển, phát triển kinh tế biển, các mối giao thương trên biển trong lịch sử Việt Nam mà còn góp phần hướng đến một cái nhìn toàn diện về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Từ việc tập trung nghiên cứu thương mại biển, Nhóm cũng quan tâm nghiên cứu quá trình khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Trong quá trình đào tạo, nghiên cứu, Nhóm luôn coi trọng việc tiếp thu, phát triển hệ thống lý thuyết, phương pháp và luôn gắn lý thuyết, lý luận, phương pháp nghiên cứu với thực tiễn để xây dựng, củng cố những nền tảng căn bản nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài của Nhóm và của một lĩnh vực nghiên cứu mới.   

Trong thời gian qua, các thành viên Bộ môn Lịch sử thế giới và Nhóm NCLS&QHTMCA thuộc Khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH & NV đã có nhiều cố gắng trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.

Về nghiên cứu, Nhóm đặt trọng tâm vào các vấn đề sau: 1. Truyền thống khai thác biển của Việt Nam và các cộng đồng cư dân khu vực; 2. Tâm thức và tư duy hướng biển của người Việt và các cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam; 3. Các nền văn hóa, không gian văn hóa biển, đặc trưng và vai trò của các không gian văn hóa biển; 4. Sự hình thành, hoạt động và vai trò của các cảng thị, cảng đảo và mối liên hệ của nó với các cảng sông, các trung tâm kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế; 5. Các Thể chể biển và mối liên hệ với các Thể chế nông nghiệp, Thể chế lâm nghiệp; 6. Mối quan hệ giữa biển với lục địa, sự hình thành các tuyến giao thương, các nguồn thương phẩm; 7. Hoạt động giao thương trên biển của người Việt và mối liên hệ giữa người Việt với các cộng đồng thương nhân Á - Âu; 8. Quá trình tiếp giao, truyền bá và ứng đối xã hội, văn hóa; 9. Xác lập, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử; 10. Xây dựng nguồn tư liệu, thông tin về biển đảo và các hoạt động kinh tế ngoại thương của Việt Nam cũng như các quốc gia khu vực, các nước có mối quan hệ truyền thống với Việt Nam...

Những định hướng nghiên cứu trên đây góp phần hướng đến một nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về lịch sử Việt Nam cũng như vị thế, vai trò của Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế. Các định hướng nghiên cứu đó cũng sẽ làm rõ hơn tiềm năng của kinh tế biển Việt Nam, chuẩn bị những luận cứ, cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển, khai thác, phát huy các nguồn tài nguyên biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo và việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam.

1.4. Hướng nghiên cứu trọng tâm
Châu Á là một thế giới rộng lớn, do vậy trong 20 năm qua định hướng nghiên cứu chủ yếu của Nhóm tập trung vào khu vực Đông Á, với trọng tâm là làm rõ truyền thống hướng biển, khả năng khai thác biển và quan hệ thương mại biển của Việt Nam cũng như các quốc gia khu vực. Đến nay, các thành viên trong Nhóm đã có nhiều công trình nghiên cứu về vùng Bắc Bộ, miền Trung, Nam Bộ Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều thành viên trong Nhóm đã có những công trình nghiên cứu mang tính liên ngành và nhìn nhận truyền thống, quan hệ thương mại của Việt Nam trong hệ thống giao thương khu vực.

Trong những năm qua, Nhóm NCLS&QHTMCA đã được Đại học Quốc gia Hà Nội quan tâm, đầu tư cho nghiên cứu về Thương cảng Vân Đồn và hệ thống cảng biển vùng đông bắc. Trong thời gian tới, Nhóm sẽ tập trung nghiên cứu về các thương cảng vùng Trung Bộ, với mục tiêu làm rõ cơ tầng văn hóa, sự phát triển tiếp nối và chuyển hóa từ cảng Champa sang cảng Đại Việt đồng thời làm rõ mối liên hệ giữa các cảng biển, cửa sông với các vùng/ trung tâm cung cấp nguyên liệu, sản phẩm hàng hóa nằm sâu trong lục địa, mối liên hệ giữa các cảng biển và chính thể cầm quyền với các thủ lĩnh vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, với các quốc gia láng giềng khu vực, sự hình thành các tuyến giao thương trong nước, quốc tế cũng như vai trò của các cộng đồng thương nhân (đặc biệt là Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á, phương Tây...) trong các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu về miền Trung, nhóm sẽ triển khai kế hoạch nghiên cứu về Nam Bộ với các thương cảng tiêu biểu như Óc Eo, Đồng Nai, Sài Gòn, Hà Tiên...
Trong 03 năm gần đây, Nhóm nghiên cứu đã biên soạn, xuất bản một số công trình khảo cứu, có thể kể đến:
  1. Vân Đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2014, 2016)
  2. Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam  (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2016)
  3. Quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đễn giữa thế kỷ XIX-Nguyên nhân và hệ quả (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2016)
  4. Lịch sử và văn hóa: Tiếp cận đa chiều, liên ngành (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2017)
  5. Biển với lục địa - Vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2018)
  6. Beyond Political Skin: Colonial to National Economies in Indonesia and Vietnam, 1910s-1960s (Springer Singapore, 2019)
  7. Biển Việt Nam và các mối giao thương biển (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2019)
  8. Lịch sử và văn hóa Việt Nam. Một cách nhìn. (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2019)
  9. Việt Nam trong các mối quan hệ khu vực và quốc tế (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2019).
1.5. Kế hoạch thực hiện
- Tiếp tục nghiên cứu và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, các đề tài, chương trình nghiên cứu, dự án liên kết; mở rộng và tăng cường hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học trong nước, quốc tế trong lĩnh vực biển và hải đảo.
- Công bố những vấn đề cơ bản về biển đảo trong lịch sử; tổ chức, tham gia, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu và xuất bản, chuyển giao kết quả nghiên cứu và đào tạo.
- Bên cạnh nhân lực nòng cốt, Nhóm đẩy mạnh sự tham gia của những nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ các ngành, lĩnh vực khác nhau liên quan đến nghiên cứu và đào tạo biển và hải đảo.
- Đẩy mạnh chuyển giao tri thức, tư vấn, hợp tác trong nước và quốc tế về biển và hải đảo thông qua đào tạo ngắn hạn, tư vấn chính sáchnhững vấn đề liêu quan đến biển đảo, trong đó có chiến lược phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII vừa qua.
- Nhóm tiếp tục ươm tạo một số sinh viên, HVCH và NCS có chí hướng, đam mê khoa học, tập trung đào tạo để có thể trở thành các chuyên gia về biển đảo.
- Khuyến khích các thành viên trong Nhóm tham dự các hội thảo trong nước, quốc tế và tu nghiệp ở nước ngoài bằng các nguồn học bổng, quỹ tài trợ.Tham gia vào các chương trình trao đổi khoa học, nghiên cứu, hội thảo… qua đó tiếp cận, khai thác các kho lưu trữ, thư viện lớn trên thế giới có các nguồn tư liệu gốc, giá trị về biển đảo Việt Nam và thế giới.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu, tinh thần học thuật; gia tăng “vốn xã hội” cho các thành viên; tạo diễn đàn chia sẻ về những mối quan tâm chung về biển đảo, cùng tập trung viết các công trình nghiên cứu.
1.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện liên quan
Phần lớn thành viên trong Nhóm hiện nay là giảng viên của Trường ĐH KHXH&NV. Trong hoạt động, Nhóm luôn được Nhà trường tạo nhiều điều kiện thuận lợi. Nhóm đã sử dụng cơ sở học liệu số hóa, tổ chức các buổi seminar, hội thảo, tọa đàm… tại phòng đa phương tiện; được tiếp cận các hiện vật của Bảo tàng Nhân học, các nguồn tư liệu lưu trữ tại Khoa Lịch sử, Thư viện ĐHQG HN và thường xuyên có điều kiện giao tiếp với các nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế. Trong những năm qua, 100% thành viên trong Nhóm có điều kiện đi học tập, trao đổi, nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế. Do các hoạt động khoa học nghiêm túc, Nhóm đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều nhà khoa học quốc tế trong việc tìm kiếm học bổng (ThS, TS, thực tập...), giới thiệu tham gia các khóa tập huấn và hội thảo, tọa đàm  khoa học và ủng hộ trong các dự án nghiên cứu quốc tế.

2. CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY
Trong hơn 20 năm qua, nhiều thành viên trong Nhóm đã thực sự trưởng thành. Nhiều anh chị em đã có những tiến bộ vượt bậc. Cho đến nay, tất cả các thành viên chính thức của Nhóm (tuổi đời từ 30 đến 45) đã có học hàm PGS, học vị TS và ThS và nhiều người trong số đó đang làm nghiên cứu sinh. Trong 10 năm qua và những năm tới, hầu hết các thành viên sẽ có học vị Tiến sĩ và một số sẽ đạt học hàm PGS. Một số thành viên trong Nhóm đã và sẽ nhận học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ ở nước ngoài.

Trong quá trình đào tạo và tự đào tạo, nhiều thành viên của Nhóm có thể sử dụng 2 hoặc 3 ngoại ngữ trong giao tiếp, nghiên cứu. Tất cả các thành viên chủ chốt đều đã có điều kiện đi học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) hay trao đổi khoa học, nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài: Hà Lan, Đức, Pháp, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan v.v...

Trong phối hợp và được sự giúp đỡ của Nhà trường và Khoa Lịch sử, Nhóm đã tổ chức, tham gia nhiều Hội thảo, tọa đàm khoa học. Trong số đó tiêu biểu là Hội thảo: Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á, Thương cảng Vân Đồn - Lịch sử, tiềm năng kinh tế và các mối giao lưu văn hóa, và Bốn thế kỷ quan hệ Việt Nam - Hà Lan... Kết quả nghiên cứu, hội thảo khoa học đều có tính xã hội hóa cao và được trích dẫn trong nhiều công trình nghiên cứu, quản lý khoa học, xây dựng chính sách. 

 Cho đến đầu năm 2019, các thành viên chủ chốt của Nhóm đã xuất bản được trên 500 công trình bao gồm sách và bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, quốc tế. Một số thành viên trong Nhóm hiện là giảng viên, cán bộ nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu. Trong quá trình hoạt động, tất cả các thành viên của Nhóm đều thường xuyên có điều kiện tham gia các hoạt động khoa học trong nước, quốc tế. Nhiều thành viên hiện đã tốt nghiệp và theo học chương trình NCS tại Đại học Leiden (Hà Lan), Đại học Đài Bắc (Đài Loan), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Sư phạm Hồ Nam (Trung Quốc), Đại học Inha (Hàn Quốc)... Trong 10 năm qua, có 7 NCS đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ, 3 thành viên của Nhóm được phong Phó Giáo sư, (01 năm 2012 và 02 năm 2017).

Trong những năm qua, 100% thành viên của Nhóm đều có cơ hội tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Tất cả các thành viên đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu của Nhóm và một số nhà khoa học khác làm chủ nhiệm. Khuynh hướng đào tạo chuyên sâu, thể hiện tính chuyên nghiệp để tiến tới có thể trở thành chuyên gia trên các lĩnh vực học thuật là mục tiêu đào tạo, gắn với nghiên cứu của Nhóm.

Với sự hỗ trợ, động viện của Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều chuyên gia trong nước, quốc tế... Nhóm Nghiên cứu lịch sử và quan hệ thương mại châu Á đang nỗ lực học tập, nghiên cứu, giảng dạy và hội nhập quốc tế nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của đất nước và ngành học.
Về lĩnh vực đào tạo: Nhóm đã tham gia hướng dẫn thành công 8 NCS (6 hướng dẫn chính, 2 HD phụ); đang đào tạo 8 NCS; Số lượng thạc sĩ đã đào tạo: 40; Số lượng thạc sĩ đang đào tạo: 05.
           
3. CÁC ĐỀ TÀI NHÓM THAM GIA VỚI TƯ CÁCH CHỦ NHIỆM, THÀNH VIÊN (trong 3 năm qua)
3.1. Chủ nhiệm đề tài[1]
- Sự tranh giành thuộc địa giữa Hà Lan và Anh ở Đông Nam Á: Nghiên cứu trường hợp Sumatra (Indonesia), 1824-1914. Đề tài khoa học thuộc Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu châu Á – ĐHQG HN, Quyết định số 65/QĐ-NCCA, Hợp đồng số 13/2014/HĐĐT. (2014-2016).
- The Role of Vietnam and Indonesia in Japan’s Greater East Asia Co-Prosperity Sphere: A Comparative Study of the Japanese Economic Policies in Vietnam and Indonesia during the World War II. Đề tài do Quỹ Sumitomo tài trợ (2015-2016).
- Các mô hình kinh tế ở Đông Nam Á thời thuộc địa: nghiên cứu so sánh trường hợp Việt Nam và Indonesia. Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QG.16. 38 (2016-2018).
- Thực trạng nguồn nhân lực Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay. Đề tài khoa học Nhóm A (Đề tài trọng điểm), ĐHQG HN. Mã số: QGTĐ 13.18, ĐHQG HN, 2013-2015.
- Quảng Ninh với việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Đề tài khoa học thuộc Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu châu Á - ĐHQG HN. Quyết định số 66/QĐ-NCCA, Hợp đồng số 14/2014/HĐĐT (Chủ nhiệm, đã nghiệm thu).
- Lịch sử Việt Nam, Tập 3 (179-905). Đề tài khoa học thuộc Đề án cấp Quốc gia “Nghiên cứu, biên soạn Bộ Lịch sử Việt Nam” (Chủ nhiệm, đồng Chủ biên), Bộ Khoa học Công nghệ, 2015-2018. Quyết định số 197/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 6/11/2015 của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
- Ensnared in War: The Koreans and Vietnamese in World War II. Quỹ nghiên cứu học thuật Hàn Quốc (2017-2018).
- Quá trình truyền bá Đạo Hồi vào Đông Nam Á, thế kỷ XIII-XVII. Đề tài cấp Trường ĐHKHXH&NV (2018-2019).
- Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của trường ca Đăm San. Đề tài khoa học công nghệ cấp ĐHQG HN năm 2017. Mã số: QG 17.58, ĐHQG HN, 2017-2019.
- Vấn đề hiệu ứng đám đông trong quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay. Thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” (mã số KX.01/16-20) (2019-2020).
3.2. Tham gia, thành viên đề tài[2]:
- Lịch sử Việt Nam (Đàng Ngoài, 1593-1771), tập X. Đề tài cấp Nhà nước KHXH-LSVN.10/14-18 (2014-2018).
- Lịch sử Việt Nam (Đàng Ngoài, 1593-1771), tập XII. Đề tài cấp Nhà nước KHXH-LSVN.12/14-18 (2014-2018).
- Lịch sử Việt Nam (1802-1858), tập XIII. Đề tài cấp Nhà nước KHXH-LSVN.13/14-18 (2014-2018).
- Bách khoa toàn thư Việt Nam: Lịch sử Việt Nam - Quyển 21. Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam (do Thủ tướng Chính phủ thành lập) - Hội đồng chỉ đạo biên soạn BKTT Việt Nam (2016-2023).
- Địa chí Quốc gia Việt Nam - Lĩnh vực Cương vực. Nhiệm vụ đặc biệt cấp Quốc gia (2019-2022).
- Địa chí Quốc gia Việt Nam - Lĩnh vực Hành chính. Nhiệm vụ đặc biệt cấp Quốc gia (2019-2022).

Xem các thành tích của Nhóm tại đây

V. GIẢI THƯỞNG

- Giải thưởng Công trình khoa học và Công nghệ tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 cho công trình: “Vân Đồn - Thương cảng quốc tế của Việt Nam”. Quyết định số 4675QĐ-ĐHQG HN ngày 11-12-2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Giải thưởng Sách hay của Hội xuất bản Việt Nam năm 2015.
- Giải thưởng Khoa học Trần Văn Giàu cho Tập thể tác giả công trình “Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển”, (GS.NGND Phan Huy Lê Cb.); 2 Tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2016; Quyết định số 07-17/GTTVG Ủy ban Giải thưởng Khoa học Trần Văn Giàu, lần thứ VIII, 2017.                                                                                                              
 

* Trung tâm biển và hải đảo là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Trung tâm gồm 4 cán bộ kiêm nhiệm gồm 1 Giáo sư (Nguyễn Văn Kim), 1 PGS (Nguyễn Mạnh Dũng), 02 TS (Đinh Tiến Hiếu, Phạm Văn Thủy), 02 NCV chính nhiệm. Hiện Trung tâm có 01 phòng tại P.205 nhà B vừa là phòng làm việc của Giám đốc, phòng chuyên môn, hội thảo, phòng đọc, văn phòng. Phòng đọc có gần 1.000 đầu tài liệu do Giám đốc đóng góp. Trung tâm tự chủ xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn. Trung tâm tự chịu trách nhiệm trong việc ký kết, đầu tư trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển và thực hiện các hoạt động khoa học. Trung tâm chủ động trong quan hệ đối nội, đối ngoại, ký kết các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong nước, quốc tế trong phạm vi lĩnh vực hoạt động của Trung tâm và theo quy định của pháp luật.
[1] Cùng với các đề tài nêu trên, Trưởng Nhóm và các thành viên trong Nhóm còn chủ trì, tham gia các đề tài: Quan hệ thương mại của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á thế kỷ XVI-XVII. Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia. Mã số T.2001.05, 2002; Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV-XVII. Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia. Mã số CB.01.41, 2005; Quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVI-XVII. Đề tài được thực hiện do Quỹ Sumitomo tài trợ, 2006; Sự hình thành, phát triển của các quốc gia cổ Đông Nam Á và các mối quan hệ khu vực. Đề tài khoa học trọng điểm ĐHQG HN. Mã số QGTĐ. 04.09. ĐHQG HN, 2006; Thăng Long - Hà Nội - Việt Nam trong nhìn nhận của người nước ngoài. Chủ nhiệm đề tài nhánh thuộc Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Bài học kinh nghiệm đối ngoại của Thăng Long - Hà Nội”. Mã số KX 09-03 (PGS.TS. Phạm Xuân Hằng, Chủ nhiệm), 2007.
[2] Trưởng Nhóm từng tham gia các đề tài: Đông Dương: Cội nguồn và các vấn đề lịch sử. Đề tài khoa học cấp Bộ, (GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ nhiệm). Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1987-1988; Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Đề tài khoa học cấp Nhà nước. Mã số KX 07-02 (GS. Phan Huy Lê, Chủ nhiệm), 1995-1997; Thiết chế chính trị - xã hội nông thôn. Đề tài khoa học cấp Nhà nước. Mã số KX 08-09 (GS. Phan Đại Doãn, Chủ nhiệm), 1995-1997; Hệ thống cảng biển vùng Đông Bắc thế kỷ XI-XIX - Lịch sử và hiện trạng. Đề tài khoa học trọng điểm ĐHQG HN. Mã số QGTĐ.04.10 (GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Chủ nhiệm). ĐHQG HN, 2006-2007; Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á - Giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đề tài khoa học đặc biệt ĐHQG HN. Mã số QG.04.17 (GS. Vũ Dương Ninh, Chủ nhiệm). ĐHQG HN, 2006-2007.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây