Trong những thập niên gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang có những chuyển biến, tác động sâu sắc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó, sự dịch chuyển quyền lực từ Tây sang Đông và sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với nhiều quốc gia phương Đông. Thế giới đang chứng kiến làn sóng xoay trục thương mại mạnh mẽ hơn về phía các nước phương Đông và xu hướng tăng cường quan hệ kinh tế nội khu của các khu vực. Do đó, có thể khẳng định phương Đông hay các nước châu Á hoàn toàn có thể tự hào về sự chuyển mình, trở thành một khu vực hòa bình và một động lực của tăng trưởng, liên kết kinh tế toàn cầu. Thậm chí thế kỷ 21 còn được xem là “thế kỷ của châu Á-Thái Bình Dương”.
Nhìn lại quá trình đào tạo và nghiên cứu Đông phương học trong những năm qua, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Khoa Đông phương học đã đóng góp tích cực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho cả nước nói riêng và quốc tế nói chung, góp phần đáng ghi nhận vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập toàn cầu.
1. Lý do và mục đích của Hội thảo:
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập và phát triển khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế: “30 năm Đông phương học Việt Nam: Nhìn lại và hướng tới”.
Hội thảo là diễn đàn học thuật thiết thực và bổ ích để các giảng viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy mới nhất, đồng thời thiết lập và tăng cường sự hợp tác trong nghiên cứu và giảng dạy Đông phương học ở tầm quốc gia và quốc tế. Sự thành công của Hội thảo sẽ góp phần khẳng định và phát huy những giá trị đã được tạo dựng, vun bồi; nhằm xác lập mạnh mẽ và vững chắc vị thế của Nhà trường và của ngành Đông phương học trên bản đồ giảng dạy, nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới.
2. Nội dung của Hội thảo:
Hội thảo tập trung trao đổi và thảo luận những nội dung chính bao gồm:
- Nhìn lại những thành tựu đã đạt được và thách thức trong nghiên cứu và đào tạo Đông phương học tại Việt Nam.
- Nghiên cứu và đào tạo Đông phương học trong thế kỷ 21: Biến đổi và thích ứng
- Định hướng phát triển đào tạo và nghiên cứu Đông phương học ở Việt Nam.
- Những vấn đề lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội…của các quốc gia phương Đông.
3. Quy cách và thời hạn nộp bài viết:
- Bài viết được đánh máy trên một mặt giấy khổ A4 (210 x 297 mm), font chữ Times New Roman (Unicode), cỡ chữ 13, lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên 2,5cm, lề dưới 2,5cm (kể cả hình vẽ), cách dòng 1.5lines.
- Tóm tắt tiếng Việt và tiếng Anh tối đa 300 chữ.
- Bài viết gửi về Ban Tổ chức viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (không quá 12 trang, kể cả phần Tài liệu tham khảo).
- Cuối bài viết ghi rõ họ và tên tác giả (hoặc các tác giả), học hàm, học vị, nơi công tác, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (email).
Thời hạn:
- Thời hạn nộp tóm tắt bài viết: trước ngày 15/2/2025
- Thời hạn nộp toàn văn bài viết: trước ngày 31/5/2025
Đối tượng tham gia viết bài:
Các nhà khoa học, nghiên cứu viên giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên có quan tâm đến chủ đề hội thảo.
4. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt, Tiếng Anh
5. Quy cách trích dẫn:
Tải Quy cách trích dẫn
tại đây
6. Công bố sau hội thảo:
Các bài báo sau khi phản biện sẽ được chọn đăng trong kỷ yếu hội thảo có chỉ số ISBN (tiếng Việt), dự kiến xuất bản quý I/2026.
7. Thời gian và địa điểm dự kiến tổ chức Hội thảo:
- Thời gian dự kiến: tháng 10/2025
- Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Thông tin liên hệ:
Trân trọng thông báo và kính mời Quý thầy cô, Quý học giả tham gia viết bài cho Hội thảo. Bài tóm tắt và toàn văn gửi về địa chỉ Email:
thuygiang@ussh.edu.vn
Thông tin về Hội thảo liên hệ: TS. Nguyễn Thuỷ Giang - Khoa Đông phương học, Trường ĐHKHXH&NV. Số điện thoại: 0989257554