Ngôn ngữ
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
+ Tiếng Việt: Báo chí học
+ Tiếng Anh: Journalism
+ Tiếng Việt: Báo chí
+ Tiếng Anh: Journalism
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Báo chí
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Journalism
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo các Thạc sĩ Báo chí có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng nghề nghiệp, có tư duy phản biện, có đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng để hoạt động hiệu quả trong ngành công nghiệp truyền thông Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trang bị cho học viên kiến thức tương ứng với bậc đào tạo thạc sĩ về chuyên ngành báo chí học, vừa đảm bảo tính cơ bản và hiện đại, vừa mở rộng và nâng cao so với bậc cử nhân, phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí truyền thông trong điều kiện mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa;
Chương trình sẽ giúp người học có nhận thức đúng đắn và chuyên sâu về ngành báo chí truyền thông. Sau khoá học học viên có đủ năng lực làm việc về chuyên môn báo chí truyền thông và có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, hoặc tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Môn thi tuyển sinh
+ Môn cơ bản: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông
+ Môn cơ sở: Lý luận báo chí truyền thông
+ Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ sau: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức.
3.2. Đối tượng tuyển sinh:
3.2.1. Về văn bằng: Đáp ứng một trong các điều kiện sau
- Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành Báo chí, hoặc ngành phù hợp (Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế);
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Báo chí và đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Báo chí.
3.2.2. Về kinh nghiệm công tác
- Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành Báo chí;
- Những người có bằng tốt nghiệp đại học loại trung bình khá ngành đúng hoặc phù hợp với ngành Báo chí, hoặc tốt nghiệp ngành gần với ngành Báo chí, phải có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn Báo chí truyền thông (tính từ ngày kí Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi).
3.3.. Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với ngành Báo chí
3.4. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức
TT |
Học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Báo chí truyền thông đại cương |
3 |
2 |
Lý luận báo chí truyền thông |
3 |
3 |
Kỹ năng viết cho báo in – báo điện tử |
3 |
4 |
Kỹ năng viết cho phát thanh – truyền hình |
3 |
5 |
Quan hệ công chúng đại cương |
3 |
6 |
Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông |
3 |
7 |
Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông |
3 |
8 |
Tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí truyền thông |
2 |
Tổng số: |
23 |
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn