Đào tạo

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Mai Thu Quỳnh: Nghiên cứu văn bia Hậu tộc khu vực Bắc Bộ Việt Nam

Thứ năm - 15/05/2025 00:42

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Mai Thu Quỳnh

 

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Mai Thu Quỳnh                    2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/08/1981                                                   4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 và số 6645/QĐ-XHNV ngày 05/12/2024 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănĐại học Quốc gia Hà Nội 

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): văn bản gia hạn số 5109/QĐ-XHNV ngày 04 tháng 12 năm 2023, số 6645/QĐ-XHNV ngày 05/12/2024 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu văn bia hậu tộc khu vực Bắc Bộ Việt Nam

8. Chuyên ngành: Hán Nôm                                                           9. Mã số: 9220104.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 

Nghiên cứu văn bia hậu tộc khu vực Bắc Bộ Việt Nam là đề tài nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu nghiên cứu phong tục bầu hậu tộc, tín ngưỡng thờ hậu tộc trong các dòng họ của người Việt khu vực Bắc Bộ; từ đó góp phần nghiên cứu đời sống văn hóa – xã hội – kinh tế - tâm linh của gia tộc người Việt. Để đạt đến mục tiêu đó, đề tài lựa chọn khảo cứu khối tư liệu văn bia hậu tộc khu vực Bắc Bộ với tư cách là tư liệu gốc phản ánh đời sống gia tộc. Đồng thời đề tài cũng sử dụng thêm một số tư liệu của dòng họ có liên quan. Đây là những tư liệu gốc chưa từng được hệ thống hóa và khảo sát riêng biệt. Từ mục đích và đối tượng nghiên cứu như vậy, đề tài sử dụng các phương pháp chính gồm Bi kí học, Văn bản học, Ngữ văn học, Sử học xã hội và Liên ngành. Cụ thể hơn, đề tài dựa trên phương pháp Văn bản học nhằm xác định các thông tin liên quan đến các văn bia hậu tộc như niên đại, tác giả,… từ đó có thể xác minh các thông tin liên quan đến thời đại và con người sản sinh ra văn bia đó. Sau khâu xử lí văn bản, đề tài sẽ dùng các phương pháp của ngành Ngữ văn học và Sử học để phân tích tục bầu hậu tộc và các nội dung về đời sống văn hóa gia tộc được phản ánh trong các văn bia hậu tộc. Đồng thời, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu Liên ngành để khai thác các thông tin mà văn bia hậu tộc cung cấp, hướng đến góp phần làm rõ một số vấn đề về đời sống văn hóa, phong tục tập quán trong gia tộc chủ thể của bia hậu tộc, của các địa phương và của người Việt trong lịch sử.

Các kết quả mà đề tài đã đạt được có thể kể gồm: tìm tòi, thống kê và hệ thống hóa được khối tư liệu văn bia hậu tộc khu vực Bắc Bộ Việt Nam; phân tích và trình bày những nhận xét khái quát về đặc điểm của khối tư liệu này; phân tích cụ thể, tổng hợp và đưa ra những nhận xét xác đáng về phong tục bầu hậu tộc và tín ngưỡng thờ hậu tộc của người Việt khu vực Bắc Bộ; khảo cứu một số vấn đề lớn của văn hóa gia tộc đã được thể hiện trong văn bia hậu tộc như đời sống tế tự của dòng họ, lịch sử xây sửa và bài trí của từ đường dòng họ, vai trò của ông Tộc trưởng trong đời sống dòng họ. 

Như vậy với đề tài này, lần đầu tiên hệ thống văn bia hậu tộc khu vực Bắc Bộ Việt Nam được hệ thống hóa và khảo sát kĩ lưỡng. Đồng thời đây cũng là lần đầu tiên phong tục bầu hậu tộc và tín ngưỡng thờ hậu tộc của người Việt được nghiên cứu rõ ràng, tường tận. Ngoài ra, một số vấn đề cơ bản của đời sống văn hóa dòng họ cũng được làm rõ. Những nhận xét và kết luận của đề tài được rút ra sau thao tác thống kê và phân tích các số liệu có trong 173 tư liệu gốc của chính các dòng họ nên tính khả tín rất cao. 

Các kết quả phân tích và nhận xét của luận án đã giúp chúng ta hiểu rằng phong tục bầu hậu tộc và tín ngưỡng thờ hậu tộc từng xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVI, phát triển rực rỡ ở cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, đặc biệt là nó vẫn tồn tại đến tận ngày nay. Vì vậy việc hoạch định các chính sách liên quan đến văn hóa truyền thống và đương đại cần chú ý đến các yếu tố văn hóa dòng họ như thế này.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ đề tài này, các nghiên cứu tiếp theo có thể triển khai gồm: nghiên cứu văn bia hậu tộc của người Việt nói chung để thấy những đặc điểm về phong tục bầu hậu tộc và tín ngưỡng thờ hậu tộc; nghiên cứu tổng thể về phong tục bầu hậu và tín ngưỡng thờ hậu nói chung gồm cả các loại hậu trong làng xã và trong dòng họ để thấy rõ văn hóa cung tiến và báo đáp của người Việt; nghiên cứu các vấn đề chuyên biệt của đời sống dòng họ người Việt như đời sống kinh tế, đời sống tâm linh, văn hóa tế lễ, văn hóa đền ơn đáp nghĩa,...

13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

1. Mai Thu Quỳnh (2019), “Hoạt động gửi giỗ trong dòng họ: Khảo sát qua tư liệu tộc ước”, Tạp chí Hán Nôm (5), tr.47-62.

2. Mai Thu Quỳnh (2021), “Tổng quan tư liệu văn bia hậu tộc, gửi giỗ tại thành phố Hà Nội”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021, NXB. Thế Giới, Hà Nội, tr.183-198. 

3. Mai Thu Quỳnh (2022), “Tổng quan về tư liệu văn bia hậu tộc tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm (2), tr.54-65.

4. Mai Thu Quỳnh (2023), “Huệ nghĩa điền/Bản tộc kí/Nam giáp kí: Văn bia bầu Hậu tộc sớm nhất ở Hải Dương thế kỉ XVII”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2023, NXB. Thế giới, ISBN 978-604-77-6513-3, tr.925 – 934. 

5. Mai Thu Quynh (2023), “The customs of establishing Hậu tộc in Việt Nam: From the survey of Hậu tộc epitaphs”, The First International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities), Vietnam National University Press, Ha Noi, ISBN 978-604-9990-98-4, pp.851 – 870. 

6. Mai Thu Quynh (2024), “The Hậu tộc election culture of the Vietnamese people: the Process and the titles”, Second International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities), Vietnam National University Press, Ha Noi, ISBN 978-604-9990-98-4, pp.820 – 844.

7. マイ・トゥ・クイン (2024), “族のハウ碑文から見たベトナム家族”, 東アジアの儒教資料とベトナム碑文: 学際的アプローチ, 東アジア・ジェンダー科研事務局, ISBN: 978-4-9913903-0-2, tr.111-121.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: Mai Thu Quynh

  2. Sex: female

  3. Date of birth: 05/08/1981

  4. Place of birth: Nam Dinh province

  5. Amission decision number 2775/2020/QĐ-XHNV dated 31/12/2020 by University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

  6. Changes in academic process: extension decision number 5109/QĐ-XHNV dated 04/12/2023 and No. 6645/QĐ-XHNV dated 05/12/2024 by University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

  7. Officical thesis title: Research on hậu tộc epitaphs in the Northern region of Vietnam

  8. Major: Sino Nôm studies

  9. Code: 9220104.01

  10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Kim Son

  11. Summary of the new findings of the thesis:

“Research on hậu tộc epitaphs in the Northern region of Vietnam” is a research topic aiming to study the custom of hậu electing and the belief of hậu tộc worshipping in the clans of Vietnamese people in the Northern region, thereby contributing to the study of the cultural - social - economic - spiritual life of Vietnamese families. To achieve that goal, the topic chooses to research the collection of hậu tộc epitaphs in the Northern region as original documents reflecting family life. At the same time, the topic also uses some additional documents of related families. These are original documents that have never been systematized and surveyed separately. From the above purpose and research object, the topic uses the main methods including Epigraphy, Textology, Philology, Social History and Interdisciplinary. More specifically, the topic is based on the Textology method to determine information related to the hậu tộc epitaphs such as chronology, author, etc., from which it is possible to verify information related to the era and the people who produced that epitaph. After processing the text, the topic will use methods from the fields of Literature and History to analyze the custom of hậu tộc electing and the contents of family cultural life reflected in the hậu tộc epitaphs. At the same time, the topic also uses interdisciplinary research methods to exploit the information provided by the hậu tộc epitaphs, aiming to contribute to clarifying some issues about cultural life, customs and common practices in the family who is subject of the hậu tộc epitaphs, in the localities and in the Vietnamese people in history.

The results achieved by the project include: researching, collecting statistics and systematizing the collection of documents on hậu tộc epitaphs of the Northern region of Vietnam; analyze and present general comments on the characteristics of these documents; specifically analyze, synthesize and give accurate comments on the custom of hậu tộc electing and the belief in hậu tộc worshiping  of the Vietnamese people in the Northern region; research some major issues of family culture that have been expressed in the hậu tộc epitaphs such as the family's sacrificial life, the history of construction and decoration of the family's ancestral temple, and the role of the Patriarch in family life.

Thus, with this topic, for the first time, the system of hậu tộc epitaphs of the Northern Vietnam region has been systematized and thoroughly surveyed. At the same time, this is also the first time that the custom of hậu tộc electing and the belief in hậu tộc worshiping of the Vietnamese people have been clearly and thoroughly researched. In addition, some basic issues of family cultural life are also clarified. The comments and conclusions of the topic are drawn after statistical operations and analysis of data in 173 original documents of the families themselves, so their reliability is very high.

The analysis results and comments of the thesis have helped us understand that the custom of hậu tộc electing and the belief in hậu tộc worshipping appeared around the 16th century, developed brilliantly in the late 19th and early 20th centuries, and especially it still exists until now. Therefore, planning policies related to traditional and contemporary culture needs to pay attention to such family cultural factors.

 

  1. Futher research directions:

From this topic, further studies can be carried out including: studying the hậu tộc epitaphs of the Vietnamese people in general to see the characteristics of the custom of hậu tộc electing and the belief of hậu tộc worshipping; overall research of custom of hậu tộc electing and the belief of hậu tộc worshipping in general, including the types of hậu in villages and in families, to clearly know the culture of offering and repaying of Vietnamese people; studying specialized issues of Vietnamese family life such as economic life, spiritual life, ritual culture, culture of gratitude repayment, etc.

  1. Thesis-related publications:

  2. Mai Thu Quỳnh (2019), “Hoạt động gửi giỗ trong dòng họ: Khảo sát qua tư liệu tộc ước”, Tạp chí Hán Nôm (5), tr.47-62. 

  3. Mai Thu Quỳnh (2021), “Tổng quan tư liệu văn bia hậu tộc, gửi giỗ tại thành phố Hà Nội”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021, NXB. Thế Giới, Hà Nội, tr.183-198. 

  4. Mai Thu Quỳnh (2022), “Tổng quan về tư liệu văn bia hậu tộc tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm (2), tr.54-65. 

  5. Mai Thu Quỳnh (2023), “Huệ nghĩa điền/Bản tộc kí/Nam giáp kí: Văn bia bầu Hậu tộc sớm nhất ở Hải Dương thế kỉ XVII”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2023, NXB. Thế giới, ISBN 978-604-77-6513-3, tr.925 – 934. 

  6. Mai Thu Quynh (2023), “The customs of establishing Hậu tộc in Việt Nam: From the survey of Hậu tộc epitaphs”, The First International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities), Vietnam National University Press, Ha Noi, ISBN 978-604-9990-98-4, pp.851 – 870. 

  7. Mai Thu Quynh (2024), “The Hậu tộc election culture of the Vietnamese people: the Process and the titles”, Second International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities), Vietnam National University Press, Ha Noi, ISBN 978-604-9990-98-4, pp.820 – 844.

  8. マイ・トゥ・クイン (2024), “族のハウ碑文から見たベトナム家族”, 東アジアの儒教資料とベトナム碑文: 学際的アプローチ, 東アジア・ジェンダー科研事務局,  東京, ISBN: 978-4-9913903-0-2, pp.111-121. 

 

Tác giả: Tân

 Tags: Mai Thu Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây