Đào tạo

Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Trần Tuyên: Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng công nghệ thực tế ảo của du khách và doanh nghiệp du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ sáu - 18/04/2025 04:29

 

                                                         THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ 

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Tuyên           2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 28/06/1997                                       4. Nơi sinh: Tiền Giang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 

Quyết định số 2949/2021/QĐ-XHNV-ĐT ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): 

Quyết định thay đổi tên đề tài số 2757/QĐ-XHNV ngày 28/9/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quyết định thay đổi tên đề tài số 3930/QĐ-XHNV ngày 06/08/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng công nghệ thực tế ảo của du khách và doanh nghiệp du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Chuyên ngành: Du lịch                  9. Mã số: 9810101.01 

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 

  1. PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

  2. TS. Nguyễn Thu Thuỷ - Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 

Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá các yếu tố tác động đến ý định sử dụng công nghệ thực tế ảo của du khách và doanh nghiệp du lịch nhằm cung cấp cơ sở khoa học để định hướng việc sử dụng công nghệ thực tế ảo vào hoạt động du lịch trong bối cảnh công nghệ này đang bắt đầu phát triển tại Việt Nam.

Các phương pháp nghiên cứu định tính đã sử dụng: tổng quan bán hệ thống, phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm với các khách thể. 

Đối với nghiên cứu định lượng, phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) dựa trên cách tiếp cận bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) được lựa chọn làm phương pháp tiếp cận đối với mô hình đo lường kết quả (reflective). Dữ liệu được nhập liệu và phân tích thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) dựa trên cách tiếp cận PLS-SEM bằng phần mềm SmartPLS 4.0.

Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với 450 du khách nội địa và đại diện 260 các doanh nghiệp lữ hành tại TP. HCM được lựa chọn thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau khi đánh giá mô hình đo lường kết quả, 13 giả thuyết của thang đo dành cho du khách và 09 giả thuyết của thang đo dành cho doanh nghiệp được kiểm định bằng phương pháp bootstrap với dung lượng 10.000 quan sát. 

Đối với du khách, có 09 giả thuyết được ủng hộ bởi dữ liệu với mức ý nghĩa 1% hoặc 5% và 04 giả thuyết bị bác bỏ (H10, H11, H12, H13) với mức ý nghĩa 5%. Các kết quả chính như sau:

  • Nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức tính hữu ích đối với công nghệ thực tế ảo của du khách bị tác động tích cực bởi sự lạc quan và tính đổi mới của người dùng.

  • Sự không thoải mái, sự bất an không tác động một cách có ý nghĩa thống kê đến việc du khách nhận thức về tính dễ sử dụng và tính hữu ích của công nghệ thực tế ảo. 

  • Sự lạc quan và tính đổi mới của du khách có những tác động tích cực đến nhận thức của họ về công nghệ thực tế ảo. Do đó, cần lựa chọn khách hàng tiềm năng và xác định đối tượng cung cấp công nghệ thực tế ảo nên được quan tâm vì đây không phải sản phẩm du lịch đại chúng mà là loại hình du lịch đặc thù. 

Đối với doanh nghiệp du lịch, có 08 giả thuyết được ủng hộ bởi dữ liệu với mức ý nghĩa 1% hoặc 5% và 01 giả thuyết bị bác bỏ (H3) với mức ý nghĩa 5%. Các kết quả chính như sau:

  • Nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức tính hữu ích có tác động tích cực đến ý định sử dụng công nghệ thực tế ảo của đại diện các doanh nghiệp lữ hành một cách khá tương đương.

  • Các nhận thức này bị tác động tích cực bởi sự cải thiện công nghệ, sự sẵn sàng của doanh nghiệp và sự thúc đẩy từ môi trường bên ngoài (chính phủ, chính sách, môi trường kinh doanh du lịch, …).

  • Sự cải thiện công nghệ có tác động nổi bật nhất đến nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng, tiếp đến là sự sẵn sàng của doanh nghiệp và sự thúc đẩy từ môi trường bên ngoài.

Các kết quả nghiên cứu trên đây góp phần vào quá trình thiết kế và thực thi chính sách quản lý du lịch, quản trị doanh nghiệp và định hướng cung cấp sản phẩm cho du khách để tiếp tục phát triển công nghệ thực tế ảo phù hợp trong bối cảnh tăng cường ứng dụng công nghệ trong du lịch, đổi mới sáng tạo và phát triển du lịch thông minh, du lịch bền vững. 

Bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, có những hạn chế nhất định trong nghiên cứu này đã được chỉ ra để việc đánh giá các kết quả nghiên cứu được khách quan và phù hợp. Đề tài cũng gợi ý một số hướng nghiên cứu tiếp theo đối với chủ đề công nghệ thực tế ảo trong du lịch tại Việt Nam. 

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Một số hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được gợi ý như: Cần tiếp tục khám phá các trải nghiệm cụ thể của người dùng sau khi sử dụng công nghệ thực tế ảo như tính thực, tính dòng chảy, tính cảm xúc, hạnh phúc khoái lạc (hedonic), … trong thế giới ảo; Các nghiên cứu về công nghệ thực tế ảo nên nghiên cứu riêng biệt đối với từng loại công nghệ và các ứng dụng của chúng; Nên thiết kế một nghiên cứu theo thời gian đối với ý định và hành vi sử dụng công nghệ thực tế ảo tại các thời điểm khác nhau, …

13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

  1. Tran Tuyen, Nguyen Thi Van Hanh  (2021), “Virtual tourism – a new kind of tourism: A literature review”, Proceedings of The 2nd International conference on Innovations in the Social sciences and Humanities, pp. 592-601.

  2. Tran Tuyen, Nguyen Thi Van Hanh (2022), “Technology acceptance model application in tourism research – A preliminary review”, Proceedings of  The first international conference on the issues of social sciences and humanities, pp. 758-776.

  3. Tran Tuyen (2022), “Virtual tourism in digital transformation of Vietnam tourism sector”, Journal of Tourism (11), pp. 46-49. 

  4. Tran Tuyen, Nguyen Thi Van Hanh (2022), “Analysis of Ho Chi Minh City’s readiness in developing virtual tourism”, Proceedings of the 2022 International Conference on Social Sciences and Humanities (USSH-ICSSH 2022), pp. 49 – 59.

  5. Tuyen, Tran, & Hanh, Nguyen (2022), “Virtual tourism: A literature review”, VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities 6 (4), pp. 1767-1776. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v6i4.784

  6. Tran Tuyen, Nguyen Thi Van Hanh (2023), “Assessing the Adoption of Virtual Tourism in Ho Chi Minh City: A Study on Tourist Evaluation”, Proceedings of  The international conference on Opportunities and challenges for the task of human resource training in Dak Nong province, pp 397 - 407. 

  7. Tran Tuyen, Nguyen Thi Van Hanh (2023), “Virtual Tourism: An Investigation of Tourist Experience and Intention of Use”, Proceedings of  The international conference on Sustainable tourism development in the Southern region in the new context, pp. 935 – 948.

  8. Tran, Tuyen & Nguyen, Thi Van Hanh (2023), “The Implementation Of Virtual Tourism: A Bibliometric And Visualization Analysis”,  Journal of Event, Tourism and Hospitality Studies (3), pp. 36–56. https://doi.org/10.32890/jeth2023.3.3

  9. Van Hanh, Nguyen Thi & Tuyen, Tran (2023), “Virtual Tourism as an Alternative to Sustainable Tourism”, Tučková, Z., Dey, S.K., Thai, H.H. and Hoang, S.D. (Ed.) Impact of Industry 4.0 on Sustainable Tourism, Emerald Publishing Limited, Leeds, pp. 81-94. https://doi.org/10.1108/978-1-80455-157-820231005

  10. Tuyen, Tran & Van Hanh, Nguyen Thi (2024), “Unveiling the Influence of Perceived Limitations: Exploring Tourist Acceptance and Usage Intentions Towards Virtual Tourism in Ho Chi Minh City”, In: Nghia, P.T., Thai, V.D., Thuy, N.T., Son, L.H., Huynh, VN. (eds), Advances in Information and Communication Technology ICTA 2023, Lecture Notes in Networks and Systems vol 848, Springer, Cham, pp. 448 – 455.  https://doi.org/10.1007/978-3-031-50818-9_48

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: Tran Tuyen

  2. Sex: Male

  3. Date of birth: June 28, 1997

  4. Place of birth: Tien Giang province

  5. Amission decision number 2949/2021/QĐ-XHNV-ĐT dated 28/12/2021 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi city.

  6. Changes in academic process:

Thesis title change decision number 2757/QĐ-XHNV dated 28/9/2022 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi city.

Thesis title change decision number 3930/QĐ-XHNV dated 06/08/2024 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi city.

  1. Officical thesis title: Factors affecting the intention to adopt virtual reality of tourists and tourism businesses in Ho Chi Minh City.

  2. Major: Tourism

  3. Code: 9810101.01 

  4. Supervisors

1. Associate Professor, Dr. Nguyen Thi Van Hanh - University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ho Chi Minh city

2. Dr. Nguyen Thu Thuy - School of Interdisciplinary Sciences and Arts, Vietnam National University, Hanoi city.

  1. Summary of the new findings of the thesis

The main aim of the research is to assess the factors affecting the intention to utilize virtual reality technology among tourists and tourism enterprises. This assessment seeks to establish a scientific basis for the incorporation of virtual reality technology into tourism activities, particularly as this technology begins to advance in Vietnam. 

The qualitative research methodologies utilized comprise a semi-systematic literature review, expert interviews, and focus group discussions. 

The research used structural equation modeling (SEM) for quantitative analysis, utilizing the partial least squares methodology (PLS-SEM) to develop the measurement model. The reflecting outcomes are examined utilizing descriptive statistics via SPSS program. The SEM analysis is performed utilizing SmartPLS 4.0 software, adhering to the PLS-SEM methodology. 
The formal quantitative research encompassed 450 domestic tourists and 260 representatives from tourism enterprises in Ho Chi Minh City, chosen by the convenience sample technique. Following the assessment of the measurement models, 13 hypotheses related to the tourist scale and 9 hypotheses pertaining to the business scale were examined utilizing the bootstrap approach with a capacity of 10,000 observations. 

The findings corroborated 09 hypotheses at the 1% or 5% significance level, whilst 04 hypotheses (H10, H11, H12, H13) were dismissed at the 5% significance level. The principal conclusions are as follows: 

- Perceived ease of use, perceived usefulness, and perceived prospects favorably affect tourists' intention to utilize virtual reality in tourism. Perceived usefulness, and perceived prospects have the greatest influence on the intention to utilize. 
- Tourists' optimism and innovativeness favorably influence perceived ease of use and perceived usefulness. 

- Discomfort and insecurity do not have a statistically significant effect on tourists' perceptions of virtual reality in tourism. 

-The optimism of tourists and innovation significantly influence the acceptance of virtual reality in tourism. Consequently, it is essential to target prospective tourists and find virtual reality suppliers, as this constitutes a niche tourism product rather than mass tourism. 

For enterprises, the results corroborated eight hypotheses at the 1% or 5% significance level, whereas one hypothesis (H3) was rejected at the 5% significance level. The principal conclusions encompass: 

- The perceived ease of use and perceived usefulness positively affect tourism organizations' intention to embrace virtual reality. Perceived usefulness and perceived ease of use had a comparably equivalent influence on enterprises’ intention to adopt virtual reality. 

-These opinions are favorably affected by technical improvements, organization readiness, and external motivators (including government backing, policies, and the tourism industry). 

- Technological developments exert the greatest influence on perceived usefulness and perceived ease of use, succeeded by organization readiness, and external motivators.

The research findings provide governmental policy-making and product development strategies to promote the growth of suitable virtual reality in the realms of technology breakthroughs, innovation, smart tourism, and sustainable development in Vietnam. Notwithstanding its theoretical and practical contributions, the study recognizes several limitations that necessitate attention for an objective and suitable assessment. The paper also proposes prospective directions for further research regarding virtual reality in Vietnam. 

  1. Futher research directions

Additional study avenues are proposed, including the necessity to further investigate unique user experiences following the utilization of virtual reality technology, including aspects such as realism, flow, emotion, and hedonic satisfaction within the virtual world. Research on virtual reality in tourism must be undertaken independently for each category of technology and its respective applications; A longitudinal research should be established to examine the intentions and behaviors associated with the utilization of virtual reality in tourism over various time intervals.

  1. Thesis-related publications

  2. Tran Tuyen, Nguyen Thi Van Hanh  (2021), “Virtual tourism – a new kind of tourism: A literature review”, Proceedings of The 2nd International conference on Innovations in the Social sciences and Humanities, pp. 592-601.

  3. Tran Tuyen, Nguyen Thi Van Hanh (2022), “Technology acceptance model application in tourism research – A preliminary review”, Proceedings of  The first international conference on the issues of social sciences and humanities, pp. 758-776.

  4. Trần Tuyên (2022), “Du lịch thực tế ảo trong chuyển đổi số du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch (11), tr. 46-49.

  5. Trần Tuyên, Nguyễn Thị Vân Hạnh (2022), “Phân tích sự sẵn sàng của Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển du lịch thực tế ảo”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2022 (USSH-ICSSH 2022), tr. 49 – 59.

  6. Tuyen, Tran, & Hanh, Nguyen (2022), “Virtual tourism: A literature review”, VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities 6 (4), pp. 1767-1776. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjssh.v6i4.784

  7. Tran Tuyen, Nguyen Thi Van Hanh (2023), “Assessing the Adoption of Virtual Tourism in Ho Chi Minh City: A Study on Tourist Evaluation”, Proceedings of  The international conference on Opportunities and challenges for the task of human resource training in Dak Nong province, pp 397 - 407. 

  8. Tran Tuyen, Nguyen Thi Van Hanh (2023), “Virtual Tourism: An Investigation of Tourist Experience and Intention of Use”, Proceedings of  The international conference on Sustainable tourism development in the Southern region in the new context, pp. 935 – 948.

  9. Tran, Tuyen & Nguyen, Thi Van Hanh (2023), “The Implementation Of Virtual Tourism: A Bibliometric And Visualization Analysis”,  Journal of Event, Tourism and Hospitality Studies (3), pp. 36–56. https://doi.org/10.32890/jeth2023.3.3

  10. Van Hanh, Nguyen Thi & Tuyen, Tran (2023), “Virtual Tourism as an Alternative to Sustainable Tourism”, Tučková, Z., Dey, S.K., Thai, H.H. and Hoang, S.D. (Ed.) Impact of Industry 4.0 on Sustainable Tourism, Emerald Publishing Limited, Leeds, pp. 81-94. https://doi.org/10.1108/978-1-80455-157-820231005

  11. Tuyen, Tran & Van Hanh, Nguyen Thi (2024), “Unveiling the Influence of Perceived Limitations: Exploring Tourist Acceptance and Usage Intentions Towards Virtual Tourism in Ho Chi Minh City”, In: Nghia, P.T., Thai, V.D., Thuy, N.T., Son, L.H., Huynh, VN. (eds), Advances in Information and Communication Technology ICTA 2023, Lecture Notes in Networks and Systems vol 848, Springer, Cham, pp. 448 – 455.  https://doi.org/10.1007/978-3-031-50818-9_48

 

Tác giả: Tân

 Tags: Trần Tuyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây