TTLA: Báo chí với vấn đề tác hại của rượu bia

Thứ tư - 08/11/2023 23:22
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Hồng Thúy    2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/07/1979             4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3618 /QĐ - XHNV- SĐH, ngày 04 tháng 12 năm 2018.
    6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): gia hạn thời gian đào tạo từ 12/2021- 12/2023
    7. Tên đề tài luận án: Báo chí với vấn đề tác hại của rượu bia
8. Chuyên ngành:     Chuyên ngành: Báo chí học     
9. Mã số: Mã số: 9320101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1-PGS.TS.Đặng Thị Thu Hương. Cơ quan công tác: Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
    2-TS. Phạm Hải Chung. Cơ quan công tác: Viện Đào tạo Báo chí-Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 
+. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
1. Mục đích: Trên cơ sở đúc kết, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng báo chí viết về tác hại của rượu, bia dưới góc nhìn truyền thông chính sách, từ đó, chỉ ra những thành công và hạn chế của báo chí; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông chính sách về tác hại của rượu, bia trên báo chí. 
2. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề báo chí với vấn đề tác hại của rượu, bia
+. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Phương pháp luận: Luận án dựa trên cơ sở nhận thức lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò, chức năng của báo chí trong truyền thông chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông chính sách về tác hại của rượu, bia. 
Luận án vận dụng một số lý thuyết truyền thông, cụ thể là lý thuyết Mũi kim tiêm; lý thuyết Thiết lập Chương trình nghị sự, Lý thuyết Sử dụng và Hài lòng để làm rõ vấn đề báo chí viết về tác hại của rượu, bia và tác động của thông tin về tác hại của rượu, bia trên báo chí tới công chúng. 
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 
Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, phân tích các văn bản, các chỉ thị, nghị quyết và các công trình khoa học, sách, bài báo, nhằm hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận báo chí nói chung có liên quan đến truyền thông chính sách, đặc biệt là truyền thông chính sách về tác hại của rượu, bia. Đồng thời, NCS thừa kế những kết quả nghiên cứu trước, phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu trong luận án. 
Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này được sử dụng để phân tích nội dung và hình thức thông điệp về tội phạm trên các tờ báo trong diện khảo sát, từ đó làm rõ những thành công, hạn chế; nguyên nhân thành công, hạn chế của báo chí khi truyền thông về vấn đề tác hại của rượu, bia. 
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: NCS chọn các tuyến bài viết về một số  cao điểm truyền thông, chủ đề truyền thông có tính chất nổi bật trong quá trình thảo luận về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia; Nghị định 100 của Chính phủ để phân tích, làm rõ hiệu quả của quá trình truyền thông chính sách tới công chúng. 
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: NCS phát 500 bảng hỏi đến một số địa phương của 3 miền Bắc – Trung – Nam để thăm dò ý kiến công chúng về thông tin về tác hại của rượu, bia trên báo chí nói chung. Đây là một kênh cần thiết để đo hiệu quả tác động của báo chí viết về vấn đề tác hại của rượu, bia với công chúng. 
Phương pháp phỏng vấn nhóm: NCS chọn 03 tuyến bài gồm các bài viết về   nội dung gây nhiều tranh cãi tại dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nghị định 100 (trong số 06 Báo được khảo sát) và tiến hành phỏng vấn 03 nhóm, mỗi nhóm 5 người về việc đảm bảo các nguyên tắc của truyền thông chính sách trên báo chí cũng như đánh giá của công chúng về truyền thông chính sách đối với vấn đề tác hại của rượu, bia trên báo chí ở Việt Nam hiện nay. 
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng qua hình thức đặt câu hỏi với 13 người là lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, các Ủy ban của Quốc hội; Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo cơ quan báo chí, luật sư, đội ngũ tổ chức nội dung của các Tòa soạn và những nhà báo trực tiếp sản xuất tin tức về vấn đề tác hại của rượu, bia trên một số báo để làm rõ thêm các vấn đề cần thiết mà ở bảng hỏi chưa giải quyết được. 
Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: được dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân cùng những thách thức đối với đội ngũ nhà báo, các cơ quan báo chí trong việc đảm bảo hiệu quả của truyền thông chính sách về vấn đề tác hại của rượu, bia.
+. Các kết quả chính và kết luận
 Các kết quả chính
-  Qua các kết quả khảo sát, nghiên cứu, NCS chứng minh được rằng:  báo chí Việt Nam tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Phòng chống tác hại của rượu, bia; Phản ánh việc thực thi chính sách về phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nêu gương, cổ vũ những người thực hiện tốt chính sách về phòng, chống tác hại của rượu, bia; Thông tin về tác hại của rượu, bia (bao gồm tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe; tác hại của rượu, bia đối với trật tự an toàn giao thông; tác hại của rượu, bia đối với trật tự an toàn xã hội); Phê phán hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia và Xây dựng văn hoá “Nói không với rượu, bia”. 
- Trong các nội dung về tác hại của rượu, bia, các thông tin về tác hại của rượu, bia đối với trật tự an toàn giao thông chiếm tỷ lệ lớn nhất so trong tổng số các tin, bài về tác hại của rượu, bia trên báo chí. 
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhận thức của người dân đã thay đổi rất lớn khi tiếp nhận các thông tin về tác hại của rượu, bia qua báo chí. Từ đó, công chúng đã điều chỉnh hành vi như: không còn uống rượu, bia trước khi tham gia giao thông; vận động người thân hạn chế sử dụng rượu, bia; không còn coi sử dụng rượu, bia như là một nghi thức ngoại giao cần thiết trong mọi sinh hoạt cộng đồng. 
Đóng góp mới của luận án: Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách đối với vấn đề tác hại của rượu, bia nói riêng và đề xuất một khung nguyên tắc đối với việc nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 
Kết luận:  Số lượng các bài viết về tác hại của rượu, bia trên báo chí là rất lớn. Tuy nhiên, điều này mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của công chúng. Bên cạnh đó, báo chí thông tin về tác hại của rượu, bia còn mang tính “thời vụ”. Báo chí còn có thể làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình khi truyền thông chính sách về tác hại của rượu, bia nếu có giải pháp đổi mới nội dung và hình thức thông tin. 
Dư địa để báo chí truyền thông chính sách về tác hại của rượu, bia rất lớn, nhu cầu của công chúng đối với đề tài này rất phong phú. Hơn nữa, việc sử dụng rượu, bia cũng như các chính sách của Nhà nước đối với phòng, chống tác hại của rượu, bia là một vấn đề thường trực, thiết thực. Do đó, báo chí hoàn toàn có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông về tác hại của rượu, bia. 
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Sau nghiên cứu của NCS, có thể mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo đối với hiệu quả truyền thông về tác hại của rượu, bia trên các loại hình báo chí khác là báo nói, báo hình và các cơ quan báo chí khác với những đặc thù khác. 
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
Vu Hong Thuy (2022), “Vietnamese media with changing people’s alcohol use habit”, 2nd International antalya scientific research and innovative studies congress held on March 17-21,  Antalya, Turkey, pp. 465-474, iSBN: 978-625-8377-14-9. 
 Vu Hong Thuy (2022), “Media message about the hazards of alcoholic beverages in the Vietnamese media”, ATLAS 9th International social sciences congress held, July 09-10, Barcelona, Spain, pp.318-328, ISBN: 978-625-8323-77-1. 
Vu Hong Thuy (2022), “Issues of harmful effects of alcohol and beer in some newspapers in vietnam”, Internationa science conference the first confrenece on social science and humanity matters, Ha Noi, pp.226-246. 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Vũ Hồng Thúy    
2. Sex: Female
3. Date of birth: 15/07/1979             
4. Place of birth: Ninh Bình Province.
5. Amission decision number 3618 /QĐ - XHNV- SĐH, dated 4, December, 2018.
    6. Changes in academic prcess: extended the time of training programeme from 12/2021 to 12/2023
    7. Officical thesis title: Press on the harms of liquor and beer.
8. Major: Journalism.    
9. Code: 9320101.01
10. Supervisors:
1- Assoc.Prof.Dr. Đặng Thị Thu Hương. Working institution: Vice Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
    2- Dr. Phạm Hải Chung. Working institution: School of Journalism and Communication Training, University of Social Sciences and Humanities.
11. Summary of the new findings of the thesis: 
+. Thesis purpose and objectives
1. Purpose: On the basis of summarizing and systematizing theoretical issues related to the research topic, thesis, and assessment of the current state of journalism written on the harmful effects of alcohol and beer from the perspective of policy communication, from there, point out the successes and limitations of journalism; Propose solutions to improve the quality of policy communication on the harmful effects of alcohol and beer in the press.
2. Thesis objectives: The research object of the thesis is the issue of journalism with the problem of harmful effects of alcohol and beer.
+. Research methods
The methodology: The thesis is based on theoretical awareness of of Marxism - Leninism; Dialectical materialism and Historical materialism; Ho Chi Minh’s ideology and the Party and State’s views on the role and function of the press in policy communication, especially in the field of policy communication on the harmful effects of alcohol and beer. 
The thesis applies a number of communication theories, specifically the Hypodermic needle model, the Agenda Setting Theory, Uses & Gratification to clarify the issue of journalism writing about the harmful effects of alcohol and beer and the impact of information about the harmful effects of alcohol in the press on the public. 
Specific research methods: 
Document research and analysis method: This method is used to survey and analyze documents, directives, resolutions and scientific works, books, articles, aims to systematize a number of issues of general journalism theory related to policy communication, especially policy communication on the harmful effects of alcohol. At the same time, the PhD student inherits previous research results, serving to compare, contrast and clarify the research problem in the thesis.. 
Content analysis method: This method is used to analyze the content and form of crime messages in the surveyed newspapers, thereby clarifying the successes and limitations; successful causes and limitations of the press when communicating about the harmful effects of alcohol and beer.
Case study method: The PhD student selected articles about some media highlights and prominent media topics during the discussion on the Bill for the prevention and control of alcohol-related harm; Decree 100 of the Government to analyze and clarify the effectiveness of the policy communication process to the public. 
Questionnaire survey method: The PhD student distributed 500 questionnaires to a number of localities in the North, Central and South to survey public opinion on information about the harmful effects of alcohol in the press in general. This is a necessary channel to measure the effectiveness of the press writing about the harmful effects of alcohol and beer on the public. 
Group interview method: The PhD student selected 03 groups of articles including articles about controversial content in the Bill for the prevention and control of alcohol-related harm; Decree 100 (out of 06 Newspapers surveyed) and conducted interviews with 03 groups, each group of 5 people about ensuring the principles of policy communication in the press as well as public assessment of political communication policy on the issue of harmful effects of alcohol and beer in the press in Vietnam today.
In-depth interview method: This method is used in the form of questioning 13 people who are leaders of the National Traffic Safety Committee, National Assembly Committees, Ministry of Information and Communications, Ministry of Public Security, Ministry of Justice, Ministry of Health, Vietnam Journalists Association, leaders of press agencies, lawyers, the content organization team of press agencies and the journalists who directly produce articles on the harmful effects of alcohol and beer in some newspapers to clarify more necessary issues that have not been resolved in the questionnaire.  
Methods of analysis, comparison, synthesis: Used to analyze, evaluate and synthesize research results to point out successes, limitations, causes and challenges for journalists. , press agencies in ensuring the effectiveness of policy communication on the harmful effects of alcohol and beer.
+. Major results and conclusion:
Major results:
-  Through the survey and research results, the PhD student the researcher has proven that: Vietnamese press focuses on propagating and disseminating the legal provisions on prevention of harmful effects of alcohol and beer; reflecting the implementation of policies on prevention and control of harmful effects of alcohol and beer; setting example and encourage those who well implement policies on prevention and control of harmful effects of alcohol and beer; informing on harmful effects of alcohol and beer (including harmful effects of alcohol and beer on health; harmful effects of alcohol and beer on traffic order and safety; harmful effects of alcohol on safety and order society); criticizing violations of the law on prevention of harmful effects of alcohol and beer and building a culture of "Say no to alcohol". 
- Among the contents about the harmful effects of alcohol and beer, information about the harmful effects of alcohol and beer on traffic order and safety accounts for the largest proportion of the total news and articles about the harmful effects of alcohol and beer in the press. 
- Research results also show that people's awareness has changed greatly when receiving information about the harmful effects of alcohol and beer through the press. Since then, the public has adjusted their behavior such as no longer drinking alcohol or beer before participating in traffic; encourage relatives to limit alcohol and beer use; no longer consider the use of alcohol and beer as a necessary diplomatic ritual in all community activities.
New contribution of the thesis: The thesis proposes solutions to improve the effectiveness of policy communication on the issue of harmful effects of alcohol and beer in particular and proposes a principle framework for improving the effectiveness of policy communication in Vietnam in the current period.
 Conclusion: The number of articles on the harmful effects of alcohol and beer in the press is very large. However, it only partially meets the information needs of the public. In addition, press information about the harmful effects of alcohol and beer is also “seasonal”. The press can also better perform its functions and tasks when communicating policies about the harmful effects of alcohol if they have solutions to innovate the content and form of information.
The space for the press to communicate policies on the harmful effects of alcohol and beer is very large, the public's demand for this topic is very rich. Moreover, the use of alcohol and beer as well as the State's policies for the prevention and control of harmful effects of alcohol and beer is a permanent and practical issue. Therefore, the press can completely improve the effectiveness of communication about the harmful effects of alcohol and beer. 
12. Futher research directions: After the research of the PhD student, it is possible to open up further research directions on the effectiveness of communication about the harmful effects of alcohol and beer on other types of press, including audio press, video press and other press agencies with different types of media with other specialties. 
13. Published works related to the thesis:    
Vu Hong Thuy(2022), “Vietnamese media with changing people’s alcohol use habit”,2nd International antalyascientific research and innovative studies congress held on March 17-21, Antalya, Turkey, pp. 465-474, iSBN: 978-625-8377-14-9. 
Vu Hong Thuy (2022),“Media message about the hazards of alcoholic beverages in the Vietnamese media”, ATLAS 9th International social sciences congress held, July 09-10, Barcelona, Spain, pp.318-328,ISBN: 978-625-8323-77-1. 
Vu Hong Thuy(2022), “Issues of harmful effects of alcohol and beer in some newspapers in vietnam”, International science conference the first confrenece on social science and humanity matters, Ha Noi, pp.226-246. 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây