TTLA: Số hóa và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu số hóa tại các Lưu trữ lịch sử đáp ứng yêu cầu phát triển Nhân văn số ở Việt Nam

Thứ bảy - 28/10/2023 04:17
1.Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thu Hiền                     2. Giới tính: Nữ
3.Ngày sinh: 08/6/1989                                                  4. Nơi sinh: Hà Nội
5.Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6.Các thay đổi trong quá trình đào tạo: trả về cơ quan công tác
7. Tên đề tài Luận án: Số hóa và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu số hóa tại các Lưu trữ lịch sử đáp ứng yêu cầu phát triển Nhân văn số ở Việt Nam
8.Chuyên ngành: Lưu trữ học                                             9.Mã số: 62 32 24 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng và TS. Nguyễn Liên Hương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về số hóa và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ số hóa đáp ứng yêu cầu phát triển Nhân văn số; Đánh giá thực trạng hoạt động liên quan đến số hóa và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ số hóa tại các Lưu trữ lịch sử đáp ứng yêu cầu phát triển Nhân văn số Việt Nam; Đề xuất các giải pháp số hóa và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ số hóa tại các Lưu trữ lịch sử đáp ứng yêu cầu phát triển Nhân văn số ở Việt Nam
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được áp dụng nhằm nâng cao hoạt động số hóa, tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ số hóa. Các Lưu trữ lịch sử có thể xây dựng các dự án Nhân văn số nhằm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ đối với xã hội.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Những hướng nghiên cứu tiếp theo bao gồm: các vấn đề chuyên sâu như bản quyền, an ninh, rủi ro, phát triển dịch vụ người dùng…; nghiên cứu xây dựng các dự án NVS áp dụng trong các Lưu trữ lịch sử theo chủ đề hoặc loại hình tài liệu; nghiên cứu tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử dưới góc độ quản lý vòng đời của tài liệu. Cụ thể là các yêu cầu đặt ra với việc quản lý đối tượng tài liệu lưu trữ điện tử được sản sinh từ giai đoạn văn thư (born-digital) sẽ được thu thập vào Lưu trữ lịch sử trong tương lai, yêu cầu đối với Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án
Đỗ Thu Hiền (2015), “Những ưu thế của phòng đọc trực tuyến trong tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ ở Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam (9), tr.16-20;
Đỗ Thu Hiền (2020), “Lưu trữ số, thư viện số: Nền tảng xây dựng Nhân văn số thức”, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển mô hình trung tâm tri thức số cho các thư viện ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.422-428;
Do Thu Hien (2022), “Integrating archive database to provide access to digital archives”, The first International conference on Social science and Humanities Issues, University of Social sciences and humanites, Vietnam National university press, pp. 821-832;
Do Thu Hien (2022), “Digital humanities projects for providing access to the digital archival documents of Vietnamese history”, International Conference on Archival documents about Vietnam in modern and contemporary history – Values and accessible, Vietnam National university press, pp. 261-268.
                                                                       -----------------------------------------------------------------------
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Do Thu Hien                         2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/06/1989                        4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 3684/2015/QĐ-XHNV dated 31/12/2015 of USSH, VNU
6. Changes in academic process: return to the office
7. Official thesis title: Digitizing and providing access to digitized archival records at Historical Archives to meet the requirements of Digital Humanities development in Vietnam
8. Major: Archival Science                                                    9. Code: 62 32 24 01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr.  Nguyen Huu Hung and Dr. Nguyen Lien Huong
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis has systematized the theoretical basis for digitizing and providing access to digitized archival records to meet the requirements of Digital Humanities development; evaluated the actual status of digitizing, providing access to digitized archival records at Historical Archives to meet the requirements of Digital Humanities development in Vietnam; proposed solutions to digitize and provide access to digitized archival records at Historical Archives to meet the requirements of Digital Humanities development in Vietnam.
12. Practical applicability:
 The research results of the thesis can be applied to improve digitization activities and organize the exploitation and use of digital archives. Historical Archives can implement Digital Humanities projects to promote the value of archival documents to society.
13. Further research directions, if any:
 The further research directions include: specific issues such as copyright, security, risk, user service, etc; implementing digital Humanities projects applied in the Archives. These projects can be studied at a general or specific level for thematic archival documents or for types of document; providing access to e-archival records from the perspective of life-cycle management of e-records. Specifically, the requirements of e-records management produced from the birth-digital stage will be collected into the Historical Archives in the future, the requirements for the e-archival records Management System.
14. Thesis-related publications:
Do Thu Hien (2015), “The advantages of online reading rooms in organizing the exploitation and use of archival documents in Vietnam”, Vietnam Archives Magazine (9), pp.16-20;
Do Thu Hien (2020), “Digital archives and libraries: Foundation for building digital humanities”, Proceedings of the Conference on Developing a digital knowledge center model for libraries in Vietnam, Vietnam National university press, pp.422-428;
Do Thu Hien (2022), “Integrating archive database to provide access to digital archives”, The first International conference on Social science and Humanities Issues, University of Social sciences and humanites, Vietnam National university press, pp. 821-832;
Do Thu Hien (2022), “Digital humanities projects for providing access to the digital archival documents of Vietnamese history”, International Conference on Archival documents about Vietnam in modern and contemporary history – Values and accessible, Vietnam National university press, pp. 261-268.
                                                                                           
 

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây