TTLA: Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình

Thứ sáu - 16/06/2017 04:59

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trương Quang Lâm             

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 02/03/1986                                                   

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận NCS số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội kí ngày 30 tháng 12 năm 2013.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                   Mã số: 62.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, PGS.TS Lê Văn Hảo

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Trên cơ sở tổng quan các công trình khoa học trong nước và trên thế giới, luận án đã xây dựng hệ thống khái niệm công cụ như: Định hướng; Giá trị; Giáo dục giá trị; Định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình.

Luận án đã chỉ ra cha mẹ hướng tới nhiều nhất là mục tiêu con trở thành người truyền thống, tuân thủ và an toàn, và ít hướng tới nhất là mẫu người quyền lực, quyền uy và thành đạt.

Khảo sát bảng trắc nghiệm giá trị của Schwartz về 19 nhóm giá trị đại diện, kết quả cho thấy, các giá trị mà cha mẹ lựa chọn nhiều nhất để giáo dục con là an toàn cá nhân, công bằng, bình đẳng; quan tâm chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên. Trong khi đó, các giá trị mà cha mẹ ít lựa chọn nhất là kích thích, quyền lực chi phối con người, và quyền lực kiểm soát vật chất.

Để con có được các giá trị như mục tiêu như đã đề ra, cha mẹ lựa chọn nhiều nhất là phương pháp làm gương, nêu gương, khen thưởng, phân tích giải thích và tổ chức hoạt động trải nghiệm; phương pháp giáo dục mà cha mẹ ít lựa chọn nhất để giáo dục con là trừng phạt.

Kết quả cũng chỉ ra rằng, định hướng giá trị của cha mẹ là yếu có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc định hướng giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia đình.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn Tâm lý học gia đình, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học phát triển, đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bậc phụ huynh, giáo viên, các nhà quản lý trong công tác định hướng giáo dục nhân cách cho trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu mở rộng trên một số địa bàn như miền núi, vùng ven đô. Nghiên cứu đối sánh nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt đặc trưng trong định hướng giáo dục giá trị của cha mẹ ở các vùng miền: thành thị, nông thôn, miền núi và vùng ven đô.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Trương Quang Lâm (2015), “Sự hình thành giá trị ở trẻ em”, Tạp chí Tâm lý học (8), tr.92 – 99.

2. Trương Quang Lâm (2016), “Việc đặt mục tiêu và lựa chọn giá trị cho con của cha mẹ ở huyện Mê Linh, Hà Nội”, Tạp chí Tâm lý học (8), tr.80 – 92.

3. Trương Quang Lâm (2016), “Đánh giá của con về phương pháp giáo dục giá trị của cha mẹ”, Tạp chí Tâm lý học (11), tr.79 – 88.

4. Trương Quang Lâm (2016), “Giáo dục giá trị cho trẻ em - những tương đồng và khác biệt giữa giá trị cha mẹ giáo dục và giá trị trẻ em hướng tới”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (6), tr.646 – 656.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Truong Quang Lam                       2. Sex: Male

3. Date of birth: March 2nd, 1986                       4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2999/2013/QD-XHNV-SDH, Dated: 30/12/2016 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: “Value education orientation for children in family”

8. Major: Psychology                                            Code: 62.31.04.01

9. Supervisors: Assoc Prof., Dr. Truong Thi Khanh Ha, Assoc Prof., Dr. Le Van Hao

10. Summary of the new findings of the thesis:

Based on the literature review of studies in Vietnam and other countries, the thesis developes a system of concepts, such as: orientation; values; value education; value education orientation for children in family.

The findings show that most parents aimed to educate their children to be tradition, obedient, and security. Not many parents focused on the values of power, authority, and success when they education orientate for their children.

Using Schwartz’s Value Survey which consists of 19 typical value groups, the findings show that, most parents chose values such as personal security, equity and equality, care and protection of natural. In contrast, the values such as stimulation, dominance over people, and power through control of material and social resources were rarely chosen by parents.

Besides, the study also shows that in order to reach their goals, parents chose methods such as modeling; giving exemplary examples; reward; commending, and organizing practical activities. The method that parents rarely used is punishment.

The study results also show that value orientaion of parents played the most significant influence on values education orientation for their children in family.

11. Practical applicability, if any:

The findings of this thesis could be used as references for teaching in different sub-areas of Psychology, such as Family Psychology, Education Psychology, Developmental Psychology. They also could be used as helpful references for parents, teachers, and educational managers for better personality orientation for children and adolescents. 

12. Further research direction, if any:

Expanding the study settings to rural and mountainous areas. Comparative study would be helpful to examine the similarities and differences in parents’ value education orientation for their children in different sites, including urban, rural, mountainous, and suburban areas.

13. Thesis–related publications:

1. Truong Quang Lam (2015), “Value formation in children”, Journal of Psychology (8), pp. 92-99.

2. Truong Quang Lam (2016), “Goal setting and value choices in educating children among parents in Melinh district, Hanoi”, Journal of Psychology (8), pp. 80-91.

3. Truong Quang Lam (2016), “Value education methods of parents as perceived by children”, Journal of Psychology (11), tr. 79 - 88.

4. Truong Quang Lam (2016), “Values education for children - similarities and differences between values education’ parents and values towards children”, VNU – Journal of Social Sciences and Humanities, (6), pp. 646-656.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây