Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Hồng Vân
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/09/1978
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/QD-XHNV-SDH ngày 30/12/2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, qua khảo sát, hiện tượng ngắt lời trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt và tiếng Anh đều được phân thành ngắt lời thành công và ngắt lời không thành công. Ngắt lời thành công được phân thành hai tiểu nhóm là ngắt lời cạnh tranh và ngắt lời cộng tác. Ngắt lời không thành công được phân thành hai tiểu nhóm là ngắt lời có gối lời và ngắt lời không có gối lời. Hiện tượng ngắt lời được các chủ thể giao tiếp sử dụng trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt và tiếng Anh với các mục đích sau: (1) Ngắt lời nhằm phát triển chủ đề cuộc thoại; (2) Ngắt lời nhằm bày tỏ quan điểm ủng hộ; (3) Ngắt lời nhằm hoàn thành một phát ngôn; (4) Ngắt lời nhằm bày tỏ quan điểm bất đồng; (5) Ngắt lời nhằm mục đích thay đổi chủ đề cuộc thoại; (6) Ngắt lời nhằm phản đối sự thay đổi chủ đề cuộc thoại; (7) Ngắt lời nhằm mục đích xa rời chủ đề cuộc thoại; (8) Ngắt lời nhằm giành quyền kiểm soát cuộc thoại. Có ba cách thức ngắt lời xuất hiện trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt và tiếng Anh như sau: Cách thức 1: phát ngôn thứ hai xen ngang phát ngôn thứ nhất khi phát ngôn thứ nhất chưa đến điểm chuyển tiếp tương ứng; Cách thức 2: phát ngôn thứ hai xen ngang phát ngôn thứ nhất khi phát ngôn thứ nhất có thể đã đến điểm chuyển tiếp tương ứng; Cách thức 3: Trong phát ngôn thứ hai xuất hiện một từ hoặc một ngữ trong phát ngôn thứ nhất. Các phát ngôn mang mục đích ngắt lời trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt được diễn đạt đa dạng, phong phú hơn trong tiếng Anh.
- Thứ hai, kết quả khảo sát cho thấy có sự khác nhau trong mục đích sử dụng ngắt lời giữa hai giới nam và nữ trong giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt, nam giới có xu hướng sử dụng ngắt lời thành công nhiều hơn trong khi nữ giới lại có xu hướng sử dụng các ngắt lời không thành công trong giao tiếp. Đối chiếu với hiện tượng ngắt lời xuất hiện trong các đoạn thoại cùng giới và khác giới bằng tiếng Anh, kết quả khảo sát cho thấy nam giới trong các đoạn thoại bằng tiếng Anh thực hiện các ngắt lời cộng tác và ngắt lời không thành công nhiều hơn nữ giới; trong khi đó, nữ giới có xu hướng sử dụng ngắt lời cạnh tranh nhiều hơn nam giới. Về mức độ sử dụng các từ ngữ trong các phát ngôn mang mục đích ngắt lời, có thể thấy cách sử dụng từ, ngữ trong các đoạn thoại bằng tiếng Việt có chứa ngắt lời do nam giới và nữ giới thực hiện đa dạng và phong phú hơn so với các đoạn thoại do nam giới và nữ giới thực hiện trong các đoạn thoại bằng tiếng Anh.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả thu được của luận án sẽ giúp làm sáng tỏ bản chất cũng như chức năng của ngắt lời trong giao tiếp. Qua đó, giúp người tham gia giao tiếp có được sự nhận thức đúng đắn và sử dụng ngắt lời một cách hiệu quả tạo nên thành công trong giao tiếp. Bên cạnh đó, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của nhân tố giới. Thông qua hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp có thể thấy được những biến đổi về lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ của người Việt cũng như những thay đổi trong cách nhìn nhận về giới của người Việt.
12. Những nghiên cứu tiếp theo:
Luận án mới chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp bằng lời, và cũng chỉ dừng lại ở việc khảo sát tác động của nhân tố giới vào giao tiếp. Vì vậy, khảo sát hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp phi lời hay dưới sự tác động của các nhân tố khác như tuổi, địa vị… sẽ là những nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi sau luận án này.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Phạm Hồng Vân (2013), “Một số vấn đề về hiện tượng ngắt lời trong giao tiếp hội thoại”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (6), tr.8-11.
2. Phạm Hồng Vân (2016), “Hành động ngắt lời trong giao tiếp tiếng Việt xét từ góc độ giới”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (1), tr.29-31.
3. Phạm Hồng Vân (2016), “Chức năng diễn ngôn của ngắt lời trong hội thoại”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (9), tr.16-20.
4. Phạm Hồng Vân, Nguyễn Trần Vân Trang (2016), “Biểu hiện giới qua các hành vi ngắt lời trong giao tiếp tương tác”, Tạp chí Quản lý giáo dục (10), 47-53.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Pham Hong Van 2. Sex: female
3. Date of birth: 03/09/1978 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 2999/QD-XHNV-SDH, Dated 30/12/2013, by VNU President
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Interruptions in Vietnamese Interaction (in contrast with English equivalence)
8. Major: Linguistics Code: 62.22.02.40
9. Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Van Khang
10. Summary of the new findings of the thesis:
Firstly, for classification, interruptions in Vietnamese and English conversations are classified into successful interruptions and unsuccessful interruptions. Successful interruptions are sub-classified into competitive interruptions and cooperative interruptions. Unsuccessful interruptions are sub-classified into interruption with overlapping and interruption without overlapping. For functions, interruptions are used by participants in Vietnamese and English conversations to develop the topic of the conversation; to show one’s agreement; to finish one’s utterance; to show one’s disagreement; to shift the topic of the conversation; to resist to topic shift; to tangentialize the topic of the conversation; to take the conversation floor. There are three models of interruptions in conversations, namely: Model 1: the second utterance begins while the first utterance has not reached the TRP (Transition Relevance Place); Model 2: the second utterance continues the first utterance at the TRP; Model 3: the second utterance overlaps one part of the first utterance. In contrast with English equivalence, interruptions in Vietnamese interaction are more varied and plentiful.
Secondly, sex plays an important role in conversations. The results of the research show that there is a purposeful difference in using interruptions between men and women in Vietnamese and English interaction. In Vietnamese conversations, men tend to be more successful in interrupting others than women. Men also tend to be more interrupted than women in conversations. On the contrary, in English conversations, men tend to be not as successful in interrupting others as women. The result also shows that both men and women in Vietnamese and English interaction tend to use similar structures for interruptive utterances.
11. Practical applicability:
The findings help to clarify the nature as well as the functions of interruptions in interaction. In addition, the findings also help recognize the effect of sex on Vietnamese and English interaction, which reveals the changes in socio-lingual behaviors among Vietnamese and English men and women in interaction.
12. Further research directions:
Interruptions in nonverbal communication as well as the effects of other social factors such as age, status…on interruptions in communication are likely to be our further research directions.
13. Thesis related publications:
1. Phạm Hồng Vân (2013), “Some discussion on the act of interruptions in everyday conversations”, Language and Life (6), pp.8-11.
2. Phạm Hồng Vân (2016), “Gender effects on Vietnamese conversational interruption”, Language and Life (1), pp.29-31.
3. Phạm Hồng Vân (2016), “Discourse functions of interruptions in conversation”, Language and Life (9), pp.16-20.
4. Phạm Hồng Vân, Nguyễn Trần Vân Trang (2016), “Gender in interruptions at interactive conversations”, Journal of education management (10), pp.47-53.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn