TTLA: Đối chiếu cấu trúc thể loại diễn ngôn của bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt ngành kinh tế.

Thứ hai - 14/08/2023 02:56
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Tố Loan           2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/07/1984                                                   4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án từ “Đối chiếu cấu trúc bài báo khoa học tiếng Việt và tiếng Anh chuyên ngành kinh tế” thành “Đối chiếu cấu trúc thể loại diễn ngôn của bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt ngành kinh tế” theo quyết định số 3581/QĐ-XHNV ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Đối chiếu cấu trúc thể loại diễn ngôn của bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt ngành kinh tế.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu          9. Mã số: 9229020.03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thùy
                                                    2. PGS.TS Đào Thanh Lan
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu có mục đích khảo sát, so sánh, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ sự tương đồng và khác biệt về cấu trúc thể loại diễn ngôn trong các bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt trên tạp chí ngành kinh tế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đưa ra các gợi ý về giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ cho các sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh, các giảng viên trẻ mới bước vào sự nghiệp nghiên cứu, những nhà nghiên cứu hướng đến xuất bản quốc tế, các cơ sở giáo dục đại học và các tạp chí khoa học trong nước.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cấu trúc thể loại diễn ngôn trong các bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt trên các tạp chí ngành kinh tế trong nước và quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích thể loại (genre analysis)
+ Phương pháp đối chiếu
+ Phương pháp miêu tả
+ Thủ pháp thống kê
- Các kết quả chính và kết luận:
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng khối liệu tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng tương đối nhiều các hành động và các bước trong khung phân tích cấu trúc thể loại bài báo nhằm thực hiện các mục đích và chức năng của văn bản. Tuy nhiên, các hành động và các bước hiện diện trong khối liệu tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao trong khi cấu trúc bài báo tiếng Việt có xu hướng khiếm diện một số hành động và bước quan trọng, góp phần làm nên thành công của bài báo khoa học. Cụ thể, trong số 23 hành động và 45 bước trong khung phân tích cấu trúc thể loại bài báo khoa học, khối liệu tiếng Anh sử dụng 21 hành động và 30 bước trong khi đó khối liệu tiếng Việt sử dụng 17 hành động và 20 bước.
Những lý giải dưới góc độ giáo dục và kinh nghiệm xuất bản quốc tế đã được luận án trình bày nhằm đưa ra cái nhìn thấu suốt về những sự khác biệt trong cấu trúc thể loại diễn ngôn của bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt. Nhìn chung mức độ tuân thủ cấu trúc thể loại bài báo khoa học trong khối liệu tiếng Việt chưa được chú trọng đúng mức; vì vậy luận án đưa ra những gợi ý chính sách và khuyến nghị thực tiễn đối với sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học và tạp chí chuyên ngành trong nước. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần lồng ghép nội dung cấu trúc thể loại diễn ngôn của thể loại bài báo khoa học vào học phần viết học thuật nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuẩn mực về cấu trúc bài báo. Ngoài ra, công tác đào tạo kỹ năng viết học thuật dành cho giảng viên nhằm mục đích công bố bài báo trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước cần được chú trọng. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, để hướng đến những chuẩn mực trong nghiên cứu và trong bài báo khoa học, tư duy sáng tạo và phản biện cần được nuôi dưỡng và bồi đắp cho các thế hệ sinh viên. Cuối cùng, nghiên cứu này cũng đưa ra những khuyến nghị cho các tạp chí chuyên ngành kinh tế cũng như các chuyên ngành khác trong việc nâng cao các tiêu chuẩn, quy định, thể thức đối với cấu trúc thể loại diễn ngôn của bài báo, từ đó khẳng định uy tín và chất lượng của tạp chí trong và ngoài nước.
- Đóng góp mới của luận án:
Về mặt lí luận:
- Luận án là một trong số ít các công trình nghiên cứu tổng hợp về mặt lí luận cấu trúc thể loại của chỉnh thể bài báo bởi những nghiên cứu đi trước ở trong nước và trên thế giới chỉ mới đề cập cấu trúc thể loại của một hoặc một vài cấu phần trong chính văn bài báo.
- Luận án cũng bổ sung thêm luận cứ khoa học cho các trường đại học và học viện trong nước trong việc xây dựng cấu trúc trình bày diễn ngôn bài báo khoa học, bài báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn và luận án ngành kinh tế theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế; đồng thời cũng cung cấp luận cứ khoa học về cấu trúc thể loại chuẩn mực của bài báo nghiên cứu cho các tạp chí chuyên ngành trong nước.
Về mặt thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo có giá trị cho các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, và các giảng viên trẻ khối ngành kinh tế và các ngành học khác nhằm giúp họ tiếp cận với cấu trúc chuẩn mực của một bài báo khoa học để có định hướng viết bài và xuất bản trên những tạp chí uy tín trong nước và quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ cho các tạp chí chuyên ngành hoàn thiện yêu cầu về cấu trúc thể loại bài báo khoa học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng bài báo, từ đó gia tăng cơ hội được chỉ mục và xếp hạng trong các cơ sở dữ liệu uy tín thế giới như Scopus và Web of Science.
- Đây là nghiên cứu đầu tiên về so sánh đối chiếu cấu trúc thể loại các bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt ngành kinh tế trên bình diện diễn ngôn tại Việt Nam, vì vậy những đề xuất mang tính thực tiễn rút ra từ kết quả nghiên cứu có tính mới và đóng góp đáng kể vào tri thức diễn ngôn ở bối cảnh Việt Nam.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận án đưa ra một số gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Thứ nhất, việc ứng dụng cách tiếp cận phân tích thể loại diễn ngôn bài báo khoa học vào các lĩnh vực khác như Ngôn ngữ học, Văn học, Công nghệ thông tin, Giáo dục học, Toán học, Nông nghiệp, Tâm lý học, Luật học, v.v cần được tiếp tục mở rộng nghiên cứu trong bối cảnh các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đang đẩy mạnh công bố quốc tế ở tất cả các ngành đào tạo nhằm khẳng định vị thế đào tạo và nghiên cứu khoa học trong nước và trên trường quốc tế.
- Thứ hai, các nghiên cứu cũng có thể tập trung so sánh đối chiếu cấu trúc thể loại diễn ngôn trong bài báo khoa học liên ngành nhằm tìm hiểu những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngành đào tạo, từ đó đóng góp thêm tri thức về diễn ngôn khoa học một cách toàn diện và bao quát hơn.
- Thứ ba, luận án cũng khuyến nghị triển khai các nghiên cứu cấu trúc của các thể loại diễn ngôn khác trong văn phong viết học thuật như: bài luận, luận văn, luận án, giáo trình, sách, v.v nhằm cung cấp tri thức về cấu trúc diễn ngôn trong những kiểu loại văn bản này, phục vụ cho công tác giảng dạy các học phần viết học thuật ở bậc đại học và sau đại học cũng như cho công tác nghiên cứu diễn ngôn học thuật trong ngành Ngôn ngữ học. 
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Phạm Thị Tố Loan (2021), “Đối chiếu cấu trúc tạo mạch lạc của phần tóm tắt bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt ngành kinh tế”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, 7(3b), tr. 606-616.
2. Phạm Thị Tố Loan (2021), “Constrastive analysis of rhetorical structure in economics research article abstract in English and Vietnamese journals”, International Graduate Research Symposium, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp. 167-176.
3. Phạm Thị Tố Loan, Nguyễn Thị Phương Thùy (2022), “Rhetorical structure of introduction section in English and Vietnamese research articles in Economics field: A contrastive analysis”, Interdisciplinary research in linguistics and language education-VII international conference - Hue University, pp. 349-362.
4. Phạm Thị Tố Loan, Nguyễn Thị Phương Thùy (2022), “Đối chiếu cấu trúc mạch lạc của phần dẫn nhập trong bài báo khoa học tiếng Anh và tiếng Việt ngành kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, 38(4), tr. 63-75.
5. Phạm Thị Tố Loan, Nguyễn Thị Phương Thùy (2023), ”Nghiên cứu cấu trúc thể loại của phần Thảo luận trong khóa luận tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngữ”, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh-Khoa học và Xã hội, 18(1), tr. 48-55.
6. Thi To Loan Pham (2023), “Move structure of Results and Discussion chapter in undergraduate theses written by Vietnamese English major students”, In N. T. Vu, H. Dinh, K. Bui & H. Nguyen (Eds.), English Language Teaching in Vietnam: Reflections, Innovations, and Insights, Eliva Press, pp. 116-134. ISBN: 9994988808
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
1. Full name:   Pham Thi To Loan                                     2. Sex: Female
3. Date of birth: 22/07/1984                                               4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number 2775/2020/QĐ-XHNV dated 31/12/2020 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: Change in thesis title from “A contrastive analysis of structure in Vietnamese and English research articles in economics journals” to “A contrastive analysis of genre structure of research articles in English and Vietnamese economics journals” according to decision number 3581/QĐ-XHNV, dated 01 December, 2022 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Official thesis title: A contrastive analysis of genre structure of research articles in English and Vietnamese economics journals
8. Major: Contrastive - comparative Linguistics                                9. Code: 9229020.03
10. Supervisors: 1. Assoc. Prof. PhD. Nguyen Thi Phuong Thuy
                           2. Assoc. Prof. PhD. Dao Thanh Lan
11. Summary of the new findings of the thesis:
- Research Purposes:
The thesis aims to investigate and conduct contrastive analysis of the genre structure of English and Vietnamese research articles in national and international economics journals. From the findings, the study provides implications on pedagogy and linguistics research for undergraduate and post-graduate students, young lecturers, early-career researchers, researchers with international publication orientation, higher education institutions, and national academic journals.
- Research subject:
The subject of the thesis is the genre structure of English and Vietnamese research articles in national and international economics journals.
- Research methods:
+ Genre analysis method
+ Contrastive analysis method
+ Descriptive method
+ Descriptive statistics technique
- Major results and conclusion:
The results indicate that both English and Vietnamese corpora utilize a considerable number of moves and steps in the analytical framework of research article genre structure in order to perform communicative functions of the text. However, while there is high frequency of moves and steps in English corpus, Vietnamese corpus has the tendency to omit a certain number of important moves and steps which contribute to the success of the article. Specifically, in 23 moves and 45 steps in the analytical framework, English corpus makes use of 21 moves and 30 steps while the typical articles in Vietnamese counterpart adopt 17 moves and 20 steps. From these findings, interpretations from the perspectives of education and international publication experiences have been presented in order to give insights into the differences in the genre structure of English and Vietnamese research articles. In general, the degree of compliance with the research article genre structure in Vietnamese corpus has not been given adequate attention. Therefore, the thesis provides policy suggestions and practical recommendations for students, lecturers, researchers, higher education institutions and domestic academic journals. Accordingly, higher education institutions need to integrate genre structure of scientific research articles into academic writing courses to equip students with standard knowledge of article structure. In addition, writing training courses for international publications for lecturers should be conducted. Creative and critical thinking skills should also be nurtured and fostered for university students to promote benchmark in scientific research. Finally, the thesis offers recommendations for economics journal and other disciplines in enhancing the standards, regulations, and formats for genre structure of research articles to gradually establishing the prestige and quality of journals domestically and internationally.
- Thesis’s major contributions:
Theoretical contributions:
- The thesis is one of the few studies that synthesizes theoretically the genre structure of the whole research article as the previous domestic and international studies have merely addressed the genre structure of one or several components in the entire articles.
- The thesis also adds scientific evidence for higher education institutions in Vietnam in formulating the genre structure for presenting discourse organization of research articles, scientific research reports, theses and dissertations in economics field which conform to international standard; at the same time, it provides a scientific basis for establishing a benchmark for genre structure of research articles in domestic academic journals. 
Practical contributions:
- ­The results are valuable reference source for students, post-graduate studens, young lecturers in economics and other disciplines to approach the standard structure of research articles to write and publish articles in prestigious national and international journals.
- The thesis provides the basis for domestic academic journals to complete the requirements for the structure of research articles according to international standard in order to improve the quality of articles, thereby increasing the possibility to be indexed and ranked in world-renowned databases such as Scopus and Web of Science.
- This is the first study on contrasting genre structure of English and Vietnamese research articles in economics field in Vietnam; thus, the practical recommendations drawn from research results are novel and contribute significantly in discourse knowledge in the Vietnamese context.
12. Further research directions:
The thesis makes some suggestions for future research directions as follows:
- First, the application of genre analysis approach to research articles in other fields such as Linguistics, Literature, Information Technology, Education, Mathematics, Agriculture, and Psychology, Law, etc. should be further expanded in the context that higher education institutions in the country are promoting international publications in all disciplines in order to establish their prestige in education and research nationally and internationally.
- Second, other studies can be conducted to compare and contrast the structure of discourse genres in interdisciplinary research articles in order to explore the similarities and differences among disciplines, thereby contributing to knowledge about scientific discourse in a more comprehensive and inclusive manner.
- Third, the thesis also recommends implementing other research pertaining to different other discoure genres in academic writing such as essays, undergraduate graduation papers, post-graduate theses, coursebooks, books, etc. to generate more knowledge about genre structure of these types for the teaching of academic writing courses at undergraduate and post-graduate levels as well as for the study of discourse in academic texts in Linguistics.
13. Thesis-related publications:
1. Pham Thi To Loan (2021), “A contrastive analysis of genre structure in abstracts of English and Vietnamese research articles in economics field”, Journal of Social Sciences and Humanities, 7(3b), pp. 606-616.
2. Pham Thi To Loan (2021), “Constrastive analysis of rhetorical structure in economics research article Abstract in English and Vietnamese journals”, International Graduate Research Symposium, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp. 167-176.
3. Pham Thi To Loan, Nguyen Thi Phuong Thuy (2022), “Rhetorical structure of introduction section in English and Vietnamese research articles in Economics field: A contrastive analysis”, Interdisciplinary research in linguistics and language education-VII international conference - Hue University, pp. 349-362.
4. Pham Thi To Loan, Nguyen Thi Phuong Thuy (2022), “Constrastive analysis of genre structure in economics research article Introduction in English and Vietnamese journals”, VNU Journal of Foreign Studies, 38(4), pp. 63-75.
5. Pham Thi To Loan, Nguyen Thi Phuong Thuy (2023), ”Genre structure of Discussion section in undergraduate students’ theses”, Ho Chi Minh City Open University Journal of Science -Social Sciences, 18(1), pp. 48-55.
6. Thi To Loan Pham (2023), “Move structure of Results and Discussion chapter in undergraduate theses written by Vietnamese English major students”, In N. T. Vu, H. Dinh, K. Bui & H. Nguyen (Eds.), English Language Teaching in Vietnam: Reflections, Innovations, and Insights, Eliva Press, pp. 116-134. ISBN: 9994988808

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây